【kểt quả bóng đá】Thêm những “điểm chạm” văn hóa đọc
Sách điện tử lên ngôi
Tham gia với vai trò là khách mời tại buổi tọa đàm với chủ đề “Sách nói với phát triển văn hóa cộng đồng”,ữngldquođiểmchạmrdquovănhoacuteađọkểt quả bóng đá khi được hỏi “Công nghệ sẽ tạo ra lực đẩy hay rào cản cho văn hóa đọc? Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, đây là một vấn đề rất thú vị. Theo ông Nguyên, chuyển đổi số khiến mọi giá trị được triển khai, tạo giá trị mới là nền tảng chuyển đổi số. Theo đó, văn hóa đọc với chuyển đổi số là vấn đề mới.
Hiện nay, trong xu thế hội nhập, việc bắt gặp hình ảnh cụ già đọc tin tức bằng smartphone là hết sức phổ biến. Sách giấy truyền thống đã tạo thói quen trong văn hóa đọc, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu độc giả đặt ra cần có thêm những “điểm chạm” cho văn hóa đọc ngoài “điểm chạm” trực tiếp là thư viện. Và phát triển sách nói hay ebook là cách làm mới thói quen của người đọc với sự kết hợp của công nghệ.
Khách mời giao lưu với sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh
Ông Lê Hoàng Thạch, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ WeWe (TP. Hồ Chí Minh) cho biết: Khi ứng dụng công nghệ trong văn hóa đọc ở lĩnh vực sách nói, ban đầu chúng tôi chỉ làm theo bản năng vì thấy bản thân có nhu cầu nên phát triển. Từ thích nghe sách nói nhưng thấy chất lượng sách nói ngoài thị trường chưa cao nên tôi nghĩ cần phải có một tổ chức sản xuất sách nói một cách chuyên nghiệp. Với sản phẩm sách nói Voiz FM, văn hóa đọc luôn gắn với nhu cầu người sử dụng. Phương châm của Voiz FM là “Nếu bạn không có thời gian thì hãy để người khác đọc cho bạn”.
Voiz FM đã thành công sau hơn 3 năm hình thành và phát triển với số lượng hiện tại là 10.000 user. Lý giải kết quả này, bạn đọc Hồ Như Ý (TP. Đồng Xoài) cho biết: Thường thì độc giả tìm đọc với 3 mục tiêu: Tìm đọc để làm nghề, sách hướng nghiệp đối tượng chủ yếu là sinh viên; đọc để làm người, sách trang bị kiến thức nền tảng như lịch sử…; đọc để hạnh phúc như các loại sách phật giáo, ngôn tình… Voiz FM đã đáp ứng tốt 3 mục tiêu đó.
Thư viện cũng chuyển mình
Theo ông Trần Đại Chính, Chủ tịch Hội liên hiệp Thư viện khu vực miền Đông Nam Bộ, Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Phước, việc độc giả chuyển sang nghe sách nói và sách nói là một phần không thể thiếu của văn hóa đọc là hoàn toàn phù hợp thực tiễn, thậm chí ngày càng có nhiều người cho rằng sách nói sẽ là “điểm chạm” phổ biến của văn hóa đọc thời nay. Vì vậy, thư viện cũng phải chuyển mình phát triển các loại hình sách khác, bên cạnh sách truyền thống. Chủ trương của Đảng là phát triển song hành giữa sách truyền thống và sách nói. Với hệ sinh thái phát triển văn hóa đọc, chính sách chuyển đổi số quốc gia thì thư viện sẽ tồn tại với những sứ mệnh mới. Đồng thời, các không gian sách sẽ tiếp tục được mở ra với những kho sách nói, ebook để cung ứng nhu cầu của người dân.
Các khách mời trong buổi tọa đàm với chủ đề “Sách nói với phát triển văn hóa cộng đồng” tại TP. Hồ Chí Minh trong khuôn khổ hưởng ứng Tuần lễ Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất năm 2022
Bày tỏ những khó khăn của hệ thống thư viện hiện nay trong quá trình chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu độc giả, ông Trần Đại Chính cho biết thêm: Một trong những vấn đề hiện nay là làm thế nào để áp dụng công nghệ, đặc biệt là sách nói, góp phần xây dựng văn hóa đọc. Bởi hiện nay vấn đề này còn nhiều rào cản về nhân lực, nguồn lực, hành lang pháp lý, cụ thể là bảo vệ bản quyền. Vì vậy, vấn đề quan trọng đầu tiên là cần thay đổi nhận thức, bắt đầu từ việc các bạn trẻ phải xây dựng cho mình thói quen đọc sách. Từ những người yêu sách sẽ dần tạo ra nguồn nhân lực để thay đổi diện mạo ngày hôm nay.
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi tại buổi tọa đàm
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết thêm: Sách nói trên thế giới đang phát triển rất mạnh. Bắt đầu rầm rộ sau năm 2010, đến năm 2017-2018 thì dừng lại nhưng sau Covid-19 lại “lên ngôi”. Thế nhưng theo thống kê thì năm 2022 sách giấy lại chiếm 80%. Vì vậy, việc phát triển đồng hành các phiên bản sách cùng nhau là quan trọng. Ở Việt Nam có 21% dân số đọc sách, nhưng nếu nhìn chiều còn lại, đây là thị trường rất tiềm năng cần khai phá và phát triển, vì vậy cần biến những rào cản thành cơ hội.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·Hà Nội đề xuất cắt giảm 900 lượt xe buýt/ngày
- ·Doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đưa APEC trở thành động lực của tăng trưởng toàn cầu
- ·Thuê xe tự lái Tết Canh Tý 2020: Giá tăng cao, nhiều chiêu trò hút khách
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam
- ·Trái đắng dành cho 'thiên tài diễn xuất xứ Hàn': Bị cấm sóng và truy tố
- ·Báo Pháp giới thiệu những món ăn tuyệt vời cần thưởng thức ở Hà Nội
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Du học sinh Hà Lan 8.0 IELTS, giỏi tiếng Tây Ban Nha vào chung kết HHVN 2022
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Sao Việt 9/12: Đàm Vĩnh Hưng tâm sự về con, Jennifer Phạm quyến rũ tuổi U40
- ·TP. HCM: Phát hiện, tạm giữ hơn 100.000 khẩu trang không ghi thông số
- ·Thanh Lam, Quốc Trung mang liveshow 'Bình minh' trở lại
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Doanh nghiệp du lịch lữ hành tính chuyện cho “hậu Covid
- ·Năm 2019, tỷ lệ áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng chỉ đạt 28,72%
- ·Phùng Khánh Linh được tờ báo hàng đầu Nhật Bản khen ngợi
- ·Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
- ·Chứng khoán 21/4