【xem truc tiep bd】Cơ hội vàng từ RCEP để bứt phá xuất khẩu sang Trung Quốc
Nông lâm thủy sản Việt chiếm chưa tới 5% thị phần nhập khẩu của thị trường Trung Quốc Năm 2023: Động lực mới cho thực thi Hiệp định RCEP |
Sáng 13/4,ơhộivàngtừRCEPđểbứtpháxuấtkhẩusangTrungQuốxem truc tiep bd Sở Công Thương tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Phúc Lâm |
Phát biểu tại Hội nghị, bà Đào Thị Thu Nguyệt – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, cho biết: “Nhằm nâng cao nhận thức của tất cả các ngành, các cấp về hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Gia Lai tiếp cận với các cam kết của Việt Nam tại Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP, tiếp cận gần hơn với thị trường Trung Quốc. Từ đó, hiểu và vận dụng theo hướng có lợi nhất nhằm phát triển sản xuất kinh doanh một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.”
Bà Đào Thị Thu Nguyệt – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai phát biểu tại Hội nghị. |
Theo đó, hơn 100 đại biểu đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh được Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Đức – Phó Trưởng phòng Pháp chế và Chứng nhận Xuất xứ, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Thương mại Tp. Hồ Chí Minh, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh, truyền đạt một số nội dung liên quan đến Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP cũng như một số lưu ý khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc.
“RCEP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao gồm 15 nước thành viên: 10 nước ASEAN và 5 đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand). RCEP tạo ra một khu vực thương mại tự do với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số và 30% GDP toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các nước tham gia, trong đó có Việt Nam nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.” – ông Đức nhấn mạnh.
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Đức truyền đạt một số nội dung liên quan đến Hiệp định RCEP cũng như một số lưu ý khi xuất khẩu hàng sang Trung Quốc. |
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và cũng là thị trường nhập khẩu, nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Với việc tham gia RCEP, Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan mức cơ bản 0% đối với gần 90% hàng hóa giao dịch; quy tắc xuất xứ có giá trị trong toàn bộ khu vực địa lý RCEP; quy định mạnh mẽ hơn về thương mại dịch vụ và đầu tư nước ngoài xuyên biên giới; nhiều quy tắc mới về tạo thuận lợi cho thương mại điện tử.
Tỉnh Gia Lai có lợi thế về phát triển nông nghiệp với hơn 97.000 ha cà phê, sản lượng 250.000 tấn/năm; hồ tiêu 13.000 ha, sản lượng hơn 47.000 tấn/năm; cao su gần 80.000 ha, sản lượng mủ khô trên 117.000 tấn/năm và có khoảng 18.000 ha cây ăn trái các loại… và nhiều loại nông sản khác là nguồn nguyên liệu phong phú cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản.
Bên cạnh đó, tỉnh có hơn 30 doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như cà phê, tiêu, cao su, chuối và khoai lang… sang Trung Quốc, trong đó có 3 đơn vị xuất khẩu uy tín được Bộ Công Thương bình chọn năm 2021 gồm: Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa Trang và Công ty cổ phần chè Biển Hồ. Các doanh nghiệp này đã tận dụng tốt các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do như RCEP và EVFTA để mở rộng thị trường, gia tăng giá trị xuất khẩu.
Hơn 100 đại biểu đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Hội nghị. |
Theo Phó Trưởng phòng Pháp chế và Chứng nhận Xuất xứ, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đức, năm 2022, Trung Quốc đã mở của nhập khẩu chính ngạch nhiều loại nông sản như khoai lang, tổ yến, chanh leo, sầu riêng… Tuy nhiên, để vào được thị trường này phải đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.
Vì vậy, để tận dụng cơ hội từ RCEP để bứt phá xuất khẩu sang Trung Quốc, tỉnh Gia Lai cần cải thiện chất lượng và giá trị gia tăng của hàng hóa, tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường của Trung Quốc, nắm rõ các quy tắc xuất xứ và thủ tục hải quan, kiểm tra kỹ thông tin đối tác, hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc… Bằng cách đó, Gia Lai sẽ có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc và góp phần nâng cao vị thế kinh tế trong khu vực Tây Nguyên.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·PM receives Chinese Ambassador, thanks for donation of 2 million vaccine doses
- ·No Vietnamese citizens in Afghanistan after one UN staffer repatriated: Embassy
- ·Việt Nam stresses efficiency, security in digital technology application to protect peacekeepers
- ·Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- ·Foreign leaders congratulate Việt Nam on National Day
- ·President Phúc to visit Laos
- ·Party leader urges VFF to promote solidarity
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Việt Nam attends ICAPP Standing Committee meeting
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Việt Nam wants further cooperation between IPU and UN on issues of global concern: top legislator
- ·Prime Minister to attend 2021 Global Trade in Services Summit in China
- ·Việt Nam wants further cooperation between IPU and UN on issues of global concern: top legislator
- ·Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- ·Hà Nội urged strict compliance with social distancing measures to curb virus spread
- ·Cuba could supply large amount of COVID
- ·PM chairs meeting on land management policies innovation
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Int’l experts praise Việt Nam’s rules