【lyon đấu với auxerre】Thị trường chứng khoán: Xu hướng giằng co, tích lũy có thể vẫn duy trì
Thị trường chứng khoán tuần 13 – 17/11 quay lại tuần giảm sau hai tuần tăng điểm trước đó. Tuy nhiên,ịtrườngchứngkhoánXuhướnggiằngcotíchlũycóthểvẫnduytrìlyon đấu với auxerre mức giảm không đáng kể nên gần như chỉ số VN-Index đi ngang so với tuần trước. Trên thực tế, thị trường có 4/5 phiên tăng điểm, chỉ số VN-Index giảm chủ yếu có lực giảm mạnh của phiên cuối tuần với hơn -24 điểm.
Đóng cửa phiên cuối tuần, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 1.101,19 điểm, giảm 0,04% so với tuần trước. Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng giảm nhẹ, khi HNX-Index kết thúc tuần ở mức 226,54 điểm, giảm -0,05% so với tuần trước; UPCoM-Index chỉ giảm -0,01%, đóng cửa tại 86,02 điểm.
Chỉ số VN-Index biến động mạnh trong tuần khiến các ngành và các cổ phiếu trong ngành hầu như có sự phân hóa. Nhóm cổ phiếu ngân hàng chốt tuần có sự phân hóa như: CTG (+1,02%), BID (+1,66%), TCB (+0,32%), MBB (+1,11%), ACB (+1,34%), VPB (-1,28%), VCB (-0,47%), STB (-0,51%)...
Nhóm cổ phiếu xây dựng tăng tốt với LGC (+6,73%), C47 (+7,84%), CTR (+8,96%), LIG (+5,00%), HTN (+2,74%), HUT (+1,02%)... Nhóm cổ phiếu bất động sản, khu công nghiệp tuần qua cũng có nhiều mã cổ phiếu tăng điểm như PDR (+9,75%), DIG (+4,92%), QCG (+8,07%), SZC (+4,79%), KBC (+2,78%)…
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán thu hút dòng tiền thời gian gần đây vẫn duy trì được sự tích cực như: SSI (+2,27%), BSI (+0,12%), VND (+1,00%), CTS (+2,99%), FTS (+2,25%), VCI (+1,13%), MBS (+0,98%)...
Nhóm cổ phiếu bán lẻ và hàng tiêu dùng có tuần giao dịch tích cực, thanh khoản gia tăng tốt như VNM (+0,57%), MSN (+3,89%), SAB (+2,08%), MWG (+5,08%), PNJ (+3,82%), DGW (+2,12%)... Ngược lại, nhóm cổ phiếu Vingroup có tuần giảm khá mạnh với VIC (-6,12%), VHM (-7,92%), VRE (-4,80%).
Thanh khoản thị trường chứng khoán trong tuần tăng nhưng không quá nhiều. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên cả 3 sàn tiếp tục tăng nhẹ +4,6% so với tuần trước, đạt 21.243 tỷ đồng/phiên. |
Thanh khoản thị trường chứng khoán trong tuần tăng nhưng không quá nhiều. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên cả 3 sàn tiếp tục tăng nhẹ +4,6% so với tuần trước, đạt 21.243 tỷ đồng/phiên. Tính riêng trên HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt 91.635 tỷ đồng, tăng +4,3% so với tuần trước. Thanh khoản HNX tăng +10,5% với 11.333 tỷ đồng được giao dịch.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh tuần thứ 2 liên tiếp với giá trị lên tới -1.343 tỷ đồng, tập trung bán mạnh ở nhóm Vingroup, cổ phiếu MWG, chứng chỉ quỹ FUESSVFL. Trên HNX, khối ngoại bán ròng với giá trị -117,84 tỷ đồng.
Nếu không có phiên cuối tuần, thì thị trường chứng khoán tuần qua đã có một tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp. Trên thực tế, thị trường trong tuần đón nhận nhiều thông tin tích cực hơn. Trên thế giới, thông điệp và dự đoán về điều hành lãi suất của FED có dấu hiệu hạ nhiệt, với nhiều dự báo cho thấy cơ quan này có thể giảm lãi suất từ năm 2024. Trong nước, thị trường tuần qua đón nhận một số thông tin trong tuần như Ngân hàng Nhà nước công bố các giải pháp chính gỡ khó cho thị trường bất đông sản; rà soát sửa đổi một số văn bản để phù hợp hơn với thị trường, dòng tiền được bơm trở lại thị trường khi tín phiếu đáo hạn….
Về nội tại thị trường, các thông tin về kết quả kinh doanh quý III/2023 đã đi qua để lại khoản trống về thông tin doanh nghiệp. Thị trường tiếp tục đón nhận thêm thông tin tích cực về nỗ lực nâng hạng và thu hút vốn ngoại của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từ Hội nghị Xúc tiến đầu tư diễn ra ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, thị trường trong tuần cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực một phần vì thông tin dễ gây hiểu nhầm liên quan đến một số mã cổ phiếu lớn ở thị trường nước ngoài.
Biểu đồ kỹ thuật chỉ số VN-Index. |
Thị trường chứng khoán vẫn vận động khá lỏng lẻo vì thế thị trường sẽ cần thêm thời gian để tích lũy tìm vùng cân bằng. Điều này cũng phù hợp với trạng thái của tình hình vĩ mô hiện tại. |
Tuần tới (20 – 24/11), thị trường chứng khoán vẫn chưa có nhiều thông tin tác động lớn hoặc có tính mới. Về tình hình vĩ mô, các hoạt động kinh tế trong nước vẫn đang có những tín hiệu cải thiện dần trong quý cuối năm, lãi suất ở mức thấp, các dữ liệu lạm phát tại Mỹ và châu Âu cũng đang có xu hướng giảm dần. Mặc dù vậy tình hình địa chính trị thế giới vẫn chưa hết bất ổn, lãi suất toàn cầu vẫn duy trì ở mức cao và thị trường bất động sản trong nước cần thêm thời gian để phục hồi.
Thị trường chứng khoán vẫn vận động khá lỏng lẻo vì thế thị trường sẽ cần thêm thời gian để tích lũy tìm vùng cân bằng. Điều này cũng phù hợp với trạng thái của tình hình vĩ mô hiện tại.
Theo các chuyên gia SHS, nền tích lũy sẽ hình thành trên 1.100 điểm, phiên cuối tuần VN-Index có xu hướng “test” lại vùng hỗ trợ quanh 1.100 điểm nhờ nỗ lực giữ hỗ trợ cuối phiên và chúng tôi hy vọng ngưỡng này sẽ được giữ vững trong tuần giao dịch tiếp theo.
Còn theo chuyên gia của VNDIRECT, xu hướng phục hồi của các chỉ số chứng khoán chưa bị vi phạm sau phiên giảm điểm mạnh cuối tuần. Bên cạnh đó, vĩ mô đang cho thấy xu hướng cải thiện khá tích cực.
Cụ thể, áp lực tỷ giá trong nước đã hạ nhiệt đáng kể trong bối cảnh thị trường tin rằng FED sẽ ngừng tăng lãi suất điều hành. Tỷ giá hạ nhiệt đã cho phép chính sách tiền tệ “dễ thở hơn”. Trong 6 phiên đấu thầu gần nhất, Ngân hàng Nhà nước đã dừng hẳn việc phát hành tín phiếu và bơm ròng trở lại thị trường nhờ lượng tín phiếu cũ đáo hạn. Động thái này đã giúp cho thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào hơn, kéo mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh trở lại. Do đó, lo ngại về nguy cơ “đảo chiều chính sách tiền tệ trong nước” đã được gỡ bỏ và điều này sẽ giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư và dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong những tuần giao dịch cuối năm.
Ngoài vấn đề tỷ giá và chính sách tiền tệ, nhiều chỉ báo cho thấy đà phục hồi tăng trưởng của Việt Nam đang có dấu hiệu cải thiện. Liên tiếp trong 2 tháng gần đây, xuất khẩu đã ghi nhận tăng trưởng dương trở lại với tốc độ tháng sau cao hơn tháng trước. Đồng thời, các chỉ báo khác liên quan tới công nghiệp, dòng vốn FDI cũng cho thấy xu hướng cải thiện tích cực.
Trong bối cảnh đó, chuyên gia của VNDIRECT kỳ vọng kết quả kinh doanh quý IV của các doanh nghiệp niêm yết sẽ phục hồi tích cực và là lực đẩy cho thị trường chứng khoán từ nay tới Tết Âm lịch. Do vậy, nhà đầu tư có thể tận dụng những nhịp điều chỉnh trong xu thế đi lên của thị trường để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, ưu tiên các nhóm ngành có triển vọng kết quả kinh doanh cải thiện tích cực trong quý IV/2023./.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Công ty CP Chứng khoán Tiên Phong bị phạt do vi phạm về cung cấp dịch vụ tư vấn
- ·HLV Singapore gửi chiến thư đến U22 Việt Nam
- ·Khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng tài xế ô tô tông 17 xe ở Võ Chí Công
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mới nhất
- ·Chứng khoán tuần tới (17
- ·Link xem trực tiếp U22 Việt Nam vs U22 Lào
- ·'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- ·Thiết bị định vị bán tràn lan, sử dụng theo dõi người khác có thể bị phạt tù
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thận trọng nhưng không quá bi quan
- ·Phát động phong trào “Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, chủ động, sáng tạo, quyết thắng”
- ·Tháo gỡ khó khăn, phát huy hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia 1719
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·Chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 13/10
- ·SEA Games 32: Bóng chuyền nam Việt Nam thua Indonesia ở bán kết
- ·Ninh Bình: Đình chỉ giáo viên "động tay" với học sinh trong giờ học
- ·Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- ·Man City 3