【kết quả trận tay ban nha】Không chủ quan với bệnh sốt xuất huyết
Dù không phải là bệnh lạ, nhưng sốt xuất huyết (SXH) vẫn xuất hiện rải rác với số lượng không nhỏ, khiến mọi người lo ngại vì sự nguy hiểm của bệnh. Vì vậy, người dân không nên chủ quan khi điều trị và cần tìm hiểu các biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Bệnh nhân đang điều trị SXH tại khoa nhiễm BVĐK tỉnh
Ghi nhận tại một số bệnh viện cho thấy, đa số các bệnh nhi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng có biến chứng sau khi sốt cao liên tục 3 - 4 ngày, đau bụng, chảy máu răng, chảy máu cam. Có trường hợp nặng hơn là bé trai (12 tuổi) được chuyển từ Trung tâm Y tế TX.Thuận An về BVĐK tỉnh trong tình trạng sốc SXH Dengue nặng (ói ra máu, đi cầu phân đen, mạch nhanh, huyết áp tụt). Các bác sĩ đã tiến hành các biện pháp chống sốc như: truyền máu, cho bé thở bằng NCPAP… Đến nay, sau 8 ngày điều trị, sức khỏe của bé đã ổn định. Một trường hợp khác là bệnh nhi 8 tuổi nhập viện trong tình trạng SXH có dấu hiệu cảnh báo (đau bụng, ói, cô đặc máu, gan to). Sau khi tiến hành truyền dịch 6 ngày thì các triệu chứng đau gan, ói, máu không bị cô đặc nữa, sức khỏe của bé dần ổn định.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Nhưỡng, Phó Trưởng khoa nhi BVĐK tỉnh, năm nay, SXH không có ca nặng nhiều nhưng xuất hiện rải rác và hầu như tháng nào khoa nhi cũng tiếp nhận hơn 100 ca SHX. Từ ngày 14-9 đến 14-11, khoa tiếp nhận điều trị cho 365 ca SXH, tăng gấp đôi so với những tháng không mưa. Tại khoa nhiễm BVĐK tỉnh, từ tháng 4-2016 đến nay, mật độ SXH tăng 50% so với trước, mỗi tháng có hơn 200 ca. Hàng ngày có từ 30 - 50 bệnh nhân đang điều trị SXH. Theo thống kê từ đầu tháng 8 đến 31-10, khoa nhiễm BVĐK tỉnh có 667 ca nhập viện do SXH. Trong đó, tháng 8 có 203 ca, tháng 9 có 239 ca và tháng 10 có 225 ca.