会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số và tỷ lệ châu á】Vị tỷ phú người Do Thái không có bằng đại học!

【tỷ số và tỷ lệ châu á】Vị tỷ phú người Do Thái không có bằng đại học

时间:2025-01-26 21:49:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:774次

Vị tỷ phú người Do Thái không có bằng đại học

Hoà An

Từ chàng trai không có bằng đại học,ịtỷphúngườiDoTháikhôngcóbằngđạihọtỷ số và tỷ lệ châu á với 50.000 USD đi vay, Ralph Lauren hiện trở thành tỷ phú với khối tài sản tính đến ngày 4/12/2020 là 6,8 tỷ USD, theo số liệu của Forbes.

Ralph Lauren(tên khai sinh là Ralph Lifshitz) sinh ra The Bronx, New York năm 1939, là con út của một gia đình 4 con gốc Do thái nhập cư từ Nga vào Mỹ. Nhà Ralph không giàu nhưng có truyền thống nghệ thuật.

Mẹ là Fradyl Koltar – Lifshitz, cha là họa sĩ vẽ tranh tường Frank Lifshitz. Mẹ của Ralph từng muốn con trai út của mình trở thành một giáo sĩ Do Thái, tuy nhiên cậu bé lại tự lập từ sớm và có ý chí phấn đấu riêng của mình.

Ralph có tham vọng từ nhỏ, luôn coi John F. Kennedy và James Stewart là người hùng và hy vọng trở thành người nổi tiếng như một ngôi sao điện ảnh, vũ công hay cầu thủ bóng chày. 

Tỷ phú Ralph Lauren

Ralph Lifshitz đã sớm bộc lộ năng khiếu thời trang. Nhà nghèo, Ralph bèn nghĩ cách đi buôn để lấy tiền mua những bộ vest thật bảnh bao. Khi còn học trường MTA (giờ là Marsha Stern Talmudical Academy) ông nổi tiếng với việc bán cà vạt, nơ cài áo cho các bạn trong lớp.

“Ở thời điểm đó, những chiếc cà vạt được thiết kế chuyên nghiệp chỉ có giá hơn 5 USD/chiếc, nhưng cà vạt của tôi có thể bán được 15 USD”, ông từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn, đồng thời cho biết có khao khát làm giàu từ hồi cắp sách đến trường. 

Khi 16 tuổi, Ralph Lifshitz đổi họ thành Lauren.

“Tên của tôi có từ nhạy cảm trong đó nên khi còn nhỏ luôn bị những đứa trẻ khác đem ra giễu cợt. Đó là lý do vì sao tôi quyết định thay đổi. Sau này, có người nói tôi đổi tên để chối bỏ nguồn gốc Do Thái, tôi khẳng định là tuyệt đối không. Các anh chị em họ của tôi ở California cũng đã đổi họ thành Lawrence. Vì vậy, tôi nghĩ mình sẽ phải chọn một cái họ đẹp hơn”, ông tâm sự với “nữ hoàng truyền hình Mỹ” Oprah Winfrey. 

Ralph Lauren từng có thời tuổi trẻ cơ hàn.

Ralph Lauren được xếp vào danh sách những tỷ phúkhông bằng đại học của thế giới bên cạnh những doanh nhân đình đám như Jack Ma của Alibaba, Jan Koum – CEO của WhatsApp hay Howard Schultz của Starbucks. Ralph từng học kinh doanh hai năm tại trường Đại học Baruch nhưng sau đó bỏ dở giữa chừng và gia nhập quân đội từ năm 1962-1964. 

Năm 1967, Lauren làm việc trong cửa hàng Beau Brummell Neck wear, nơi ông lần đầu tiên tạo ra chiếc cà vạt được giới mày râu rất ưa chuộng. Ông rất táo bạo khi thiết kế cà vạt bản rộng đầy màu sắc theo phong cách châu Âu sau khi nhìn thấy diễn viên Douglas Fairbanks Jr dùng. Trong khi đó, thời điểm ấy các sản phẩm màu trơn, bản hẹp đang là mốt. 

Tuy nhiên, ý tưởng của ông bị công ty từ chối. Nhưng không vì vậy mà ông nhụt chí. Từ những miếng vải vụn, chàng trai gốc Do Thái đã biến chúng thành cà vạt và bán cho các cửa hàng nhỏ ở New York. Một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp buôn bán cà vạtlà khi Ralph tiếp cận được với Neiman Marcus, chủ thương hiệu bán lẻ hàng xa xỉ. Neiman đã mua của Ralph Lauren hơn 1.000 chiếc cà vạt.

Năm 1967, bằng số tiền 50.000 USD vay của một người anh, Ralph Lauren lập được công ty riêng ở một phòng trong tòa nhà Empire State.

“Đúng là có người cho tôi vay 50.000 USD để tôi khởi nghiệp. Nhưng không ai giao cho tôi vương quốc thời trang đã có sẵn”, ông nói.  

Với sự ủng hộ tài chính từ công ty sản xuất quần áo Norman Hilton, ông mở một cửa hàng cà vạt tự mình thiết kế dưới nhãn hiệu “Polo”. Đến năm 1971, nhà tạo mốt mở rộng thêm địa bàn kinh doanh với một cửa hàng Polo khác trên đường Rodeo Drive ở Beverly Hills. 

Chỉ có bằng trung học và giắt lưng đôi chút kiến thức từ các lớp học kinh doanh, quyết định thành lập công ty riêng là thử thách đầu tiên mà Lauren mạo hiểm trong sự nghiệp huyền thoại của bản thân. 

Ông không ngừng mở rộng quy mô công ty. John Varvatos - một người thân cận của ông chia sẻ, Ralph không bao giờ chịu ngủ quên trên chiến thắng dù chỉ 1 phút, nghĩa là bạn có thể tận hưởng khoảnh khắc ấy, nhưng cần nhớ phải tiếp tục cố gắng. 

Hình ảnh Ralph Lauren bên siêu xe.  

Năm 1970, Ralph Lauren giành được giải thưởng Coty cho dòng trang phục nam. Cùng thời điểm, ông cho ra mắt trang phục nữ giới được thiết kế theo suit phong cách cổ điển của phái mày râu.

Đến năm 1972, nhà tạo mốt gốc Do Thái tung ra loạt mẫu áo thun ngắn tay cho phụ nữ. Đó là bộ sưu tập trang phục nữ giới đầu tiên của ông với 24 sắc màu khác nhau và nhanh chóng trở thành trang phục cơ bản cho phái đẹp. Những năm 80-90, sản phẩm Polo bán cực kỳ chạy trên khắp nước Mỹ và cả nước ngoài.

Năm 1997, ông đưa tên nhãn hiệu lên sàn chứng khoán và kiểm soát tới 81,5% số cổ phần. Đứa trẻ mắt to ngày nào từng mơ trở thành triệu phú giờ đã là tỷ phú - ông hoàng thời trang 75 tuổi. 

Vào năm 2010, đế chế thời trang của ông đã có 631 cửa hàng với 19.000 nhân viên trên toàn thế giới. Ngoài nhiều dòng trang phục nam và nữ, ông còn có dòng nước hoa, nội thất sang trọng. Ralph cũng là nhà thiết kế quen thuộc của đội tuyển Olympic Mỹ.

Ở tuổi 75, Ralph Lauren đã có thể tận hưởng thành công với những ngôi nhà ở Jamaica, Long Island, Bedford, Manhattan, cũng như trang trại rộng lớn ở Colorado.... Ông cũng sở hữu bộ sưu tập xe hơi giá trị nhất thế giới: 70 chiếc xe có giá trị khoảng 200 triệu USD, trong đó chủ yếu là những chiếc xe Ý cổ có niên đại từ thế kỷ 20.

Ngoài ra còn có nhiều chiếc xe cực hiếm, giống như chiếc Ferrari 250 Testa Rossa từ năm 1958. Nhiều chiếc được các viện bảo tàng ô tô mượn để trưng bày trong các triển lãm đặc biệt.

Dù có những thú vui xa xỉ nhưng Ralph Lauren rất tích cực làm từ thiện. Trong một bài phát biểu tháng 5 năm 2014

“Tôi ghét khi mọi người gọi tôi là nhà từ thiện, vì điều đó đến từ trái tim”, ông nói.  Đầu năm 1987, Ralph Lauren bị chẩn đoán có một khối u não lành tính.

Tháng 4 năm đó, ông đã phẫu thuật để cắt bỏ khối u và hồi phục hoàn toàn. Chính vì vậy, ông rất thương cảm với bệnh nhân ung thư. Nhà tạo mốt từng tổ chức dạ tiệc thời trang lớn để ủng hộ Quỹ hỗ trợ phòng chống và chăm sóc bệnh nhân ung thư, thu được số tiền từ thiện kỷ lục: hơn 7 triệu USD.

Ralph Lauren cũng là đồng sáng lập Trung tâm nghiên cứu ung thư vú Nina Hyde tại Đại học Georgetown vào 1989 và mở chiến dịch thời trang chống ung thư vú hàng năm kể từ 1994.

Năm 2001, tập đoàn Ralph Lauren đã mở Quỹ Polo Ralph Laurenhỗ trợ nhiều chương trình từ thiện khác nhau trên thế giới như giúp đỡ bệnh nhân AIDS, giúp phục hồi các di tích lịch sử mang tính biểu tượng của Mỹ…

推荐内容
  • Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
  • 10 thói quen hàng ngày cần loại bỏ
  • Bình Phước: Hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập vay vốn ưu đãi
  • Vắcxin Ebola có kết quả sơ bộ khả quan
  • Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
  • Nhìn mặt để bắt... bệnh