【số liệu thống kê về kashima antlers gặp f.c. tokyo】Điều trị HIV/AIDS bằng bảo hiểm y tế
Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn HIV/AIDS, chỉ có thuốc kháng vi rút (ARV) nhằm làm giảm sự sinh sôi của HIV trong cơ thể. Thuốc ARV được đánh giá là giải pháp hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS, giúp kiểm soát sự bùng phát của đại dịch. Điều trị ARV sớm có thể làm giảm 41% nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và do đó có thể giảm nguy cơ tử vong; giảm 96% nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục và giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5%; giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và ngành y tế trong hoạt động điều trị và dự phòng. Khi người nhiễm HIV được điều trị bằng ARV có thể phục hồi sức khỏe, tiếp tục sống, học tập và lao động, không còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Mặc dù điều trị bằng ARV sớm có lợi ích rất lớn như vậy nhưng hiện nay cũng mới chỉ khoảng 58% người nhiễm HIV tại Bình Dương được chẩn đoán tham gia chương trình điều trị ARV với khoảng 2.116 người. Theo ước tính của Cục Phòng, chống HIV/ AIDS cho thấy, chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân AIDS với phác đồ bậc một là 6 - 7 triệu đồng/năm. Chi phí này sẽ tăng lên 6 lần tương đương khoảng 30 triệu đồng/năm, nếu bệnh nhân chuyển sang phác đồ bậc hai. Trong khi đó hiện nay, 100% người nhiễm HIV đã và đang được điều trị miễn phí từ nguồn tài trợ phi chính phủ của các tổ chức quốc tế, trong thời gian tới, nguồn lực này sẽ bị cắt giảm nhanh và tiến tới kết thúc hoàn toàn vào năm 2017. Đứng trước tình trạng đó, bảo hiểm y tế được xác định sẽ là nguồn bảo đảm cho người nhiễm HIV tiếp cận, duy trì điều trị một cách bền vững. Bất kỳ ai khi tham gia bảo hiểm y tế đều được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Đối với người nhiễm HIV, thuốc ARV đã nằm trong danh mục thuốc được bảo hiểm chi trả.
Với chi phí điều trị như đã kể trên, cộng với việc phải duy trì điều trị suốt đời, với những người không nhiễm HIV bảo hiểm y tế đã rất quan trọng thì với người nhiễm HIV bảo hiểm y tế còn quan trọng hơn nhiều, nhất là khi nguồn tài trợ bị cắt giảm hoàn toàn. Thông tin cá nhân của người nhiễm đã được Luật Phòng, chống HIV/AIDS cũng như các văn bản luật pháp khác quy định được giữ bí mật hoàn toàn, vì vậy người nhiễm HIV cần vượt qua rào cản tự ti, chủ động tham gia bảo hiểm y tế ngay từ hôm nay để tự bảo vệ tính mạng và sức khỏe của chính mình. Đó chính là giải pháp lâu dài, bền vững để đi đến chiến thắng trong cuộc chiến với đại dịch AIDS.
CTV (TT Phòng chống HIV/AIDS)
(责任编辑:World Cup)
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Ngăn chặn từ sớm, từ xa các sản phẩm văn hóa chứa bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp
- ·Thủ tướng mong muốn nhiều doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đến Việt Nam
- ·Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Thái Lan
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Những hình ảnh sôi động tại Hội thảo về mô hình quản lý vốn nhà nước tại DN
- ·Việt Nam, Malaysia nhất trí tăng cường hợp tác chống cướp biển
- ·4 ca mắc Covid
- ·Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- ·Hải Phòng hỗ trợ Đà Nẵng, Quang Nam 10 tỷ đồng chống dịch Covid
- ·Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- ·Khởi tố cựu Thứ trưởng Bộ GT
- ·Vụ nhận hối lộ gần 3,5 tỷ: Luân chuyển 11 thanh tra giao thông
- ·Forosa xả thải: Mẫu bùn thải chôn lấp trái phép có chứa thông số xyanua
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2020
- ·Lễ đón Chủ tịch nước được tổ chức trọng thể tại Hoàng cung Nhật Bản
- ·Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Hội đồng Bảo an (HĐBA) thảo luận về cáo buộc sử dụng vũ khí học tại Syria