【bảng xếp.hạng bundesliga】Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
Liên quan đến vụ bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội,ễntiếnđiềutravụbắtcócbégáituổiởHàNộikhinghiphạmđãchếbảng xếp.hạng bundesliga Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Giáp Thị Huyền Trang (27 tuổi, ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) về tội "Giết người".
Trang là nghi can thực hiện bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội, sau đó đưa bé đến Hưng Yên rồi nhẫn tâm ra tay sát hại.
Mới đây, Công an TP Hà Nội xác định, nghi phạm Giáp Thị Huyền Trang đã tử vong, thi thể được lực lượng chức năng phát hiện trên sông Đuống ở địa phận huyện Gia Lâm.
Trao đổi với PV VietNamNet về các bước tố tụng tiếp theo, luật sư Tạ Phương (Văn phòng Luật sư Trung Hòa, Hà Nội) cho biết, quá trình điều tra, nếu nhận thấy vụ án có yếu tố đồng phạm như: Có người cung cấp số tài khoản ngân hàng, liên hệ, giúp sức cho đối tượng này phạm tội... thì vụ án vẫn được triển khai điều tra xem xét đối với đồng phạm.
Trong trường hợp nhận thấy không có dấu hiệu đồng phạm, mà người bị buộc tội đã chết thì trách nhiệm hình sự đối với họ sẽ bị đình chỉ. Tuy nhiên, việc bồi thường thiệt hại dân sự thì vẫn được đặt ra. Lúc này, gia đình bị hại sẽ khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Theo nữ luật sư, nếu hành vi phạm tội của bị can đã chết gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại đó theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận các bên.
Theo đó, những người thừa kế của bị can đã chết sẽ được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trách nhiệm của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan này được xác định như sau:
Nếu người chết là bị can để lại di sản thì di sản này sẽ được dùng để thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Nếu người chết là bị can để lại di sản trong đó có phần của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như tài sản chung vợ chồng, tài sản chung với người khác thì cơ quan tố tụng phải xác định phần tài sản của người chết là bao nhiêu.
Phần đó là di sản và phải dùng để thực hiện nghĩa vụ của bị can đã chết đối với bị hại. Sau đó, nếu còn dư thì sẽ chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất như cha mẹ, vợ con.
“Nếu bị can đã chết không còn tài sản thì người bị thiệt hại không có căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Người thân của bị can không có nghĩa vụ phải bồi thường thay, trừ khi họ tự nguyện bồi thường thay người đã chết”, luật sư Tạ Phương nêu tình huống.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- ·Infographics: 10 quốc gia có tỷ lệ người dân được tiêm vaccine phòng COVID
- ·Clear ra mắt dòng sản phẩm dầu gội Thảo dược mới
- ·Mối lo ngại về ngân hàng khu vực khiến chứng khoán phố Wall biến động trái chiều
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Sẽ có 5 nghị định nâng cấp các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực tài chính
- ·Số định danh cá nhân trên căn cước công dân giúp tiết kiệm 1.600 tỷ đồng
- ·Ông già Noel phát miễn phí Iphone 7 Plus trên Shop.viettel.vn
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·NSƯT Lan Anh nổi tiếng dòng nhạc đỏ có nhan sắc trẻ đẹp ở tuổi 48
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Khủng hoảng nợ công sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái
- ·Triển lãm ảnh cuộc sống đời thường về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Hà Nội: Người dân được đấu giá mặt bằng kinh doanh tại các khu tái định cư
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Khủng hoảng bộc lộ rõ sự rạn nứt trong nền tảng tài chính của các ngân hàng Mỹ
- ·Inforgraphics: 700 triệu người có nguy cơ phải di cư vào năm 2030 do hạn hán
- ·Cuốn sách chỉ cách bảo vệ mắt con trẻ trong thời đại 'siêu cận thị'
- ·Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- ·Cuộc sống hạnh phúc viên mãn của NSND Lan Hương ở tuổi 63