Nếu bạn hỏi một người tại sao tới giờ vẫn cô đơn,ìnhyêuvàhônnhânkiểuđịnhmệgiải bóng đá ấn độ có lẽ mười người thì có tới chín người sẽ trả lời rằng “Tôi không muốn tạm bợ”. Câu trả lời này không có vấn đề gì cả, bất luận là bạn đời hay công việc, chẳng ai muốn để mình rơi vào trạng thái “tạm bợ” để làm khó bản thân cả.
Tôi cũng từng nói rằng, chúng ta cố gắng và nỗ lực để trở thành một phiên bản tốt hơn không phải để sống cả đời với một người tạm bợ. Tới nay tôi vẫn kiên trì quan điểm “không tạm bợ”, nhưng sau khi buông bỏ thứ cảm xúc ngang ngạnh đối kháng kia, thực ra tôi đang suy nghĩ về vấn đề cụ thể hơn, xét cho cùng thế nào mới là “không tạm bợ”?
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Adobe Stock. |
Trước đây tôi nhận được tin nhắn Weibo của một bạn độc giả, cô ấy kể cho tôi nghe chuyện đi xem mắt đầy trắc trở của mình. Trong suốt một năm, cô ấy quen gần mười chàng trai, nhưng không có ai khiến cô ấy tự nguyện tiếp tục quen cả. Mẹ cô gái cho rằng con mình kén chọn quá, nên nói “phiên phiến là được rồi”. Nhưng cô ấy nói với tôi, cô ấy không muốn tạm bợ, điều này có gì sai chứ? Đương nhiên không sai, nhưng tôi thấy tò mò vô cùng, gần chục chàng trai này tại sao không ai đạt được tiêu chuẩn của cô gái?
Cô ấy nói, có người chỉ cao hơn cô có ba phân, cô cảm thấy không đẹp đôi; có người thì lúc xem mặt lại đến muộn nên cô cảm thấy đối phương thờ ơ với mình; kể đến người cuối cùng cô ấy tỏ ra tiếc nuối. Chàng trai này mặt nào cũng phù hợp với kỳ vọng của cô, nhưng khi nói tới sở thích hứng thú, chàng trai bày tỏ mình khá thích ở nhà, thi thoảng ra ngoài đánh bóng, thỉnh thoảng chơi game, cô gái ngay lập tức nói chàng trai không phù hợp, bởi cô không muốn nửa kia của mình không có chí tiến thủ. Nói thế nào nhỉ, chỉ vì những biểu hiện bề ngoài thế này mà phủ nhận hết quả thực cũng hơi tiếc.
Yêu đương với một người có một điểm nào đó không phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn của mình là đang “tạm bợ” hay sao? Đàn ông vì thích chơi game mà bị định nghĩa là không có chí tiến thủ, về bản chất giống như chuyện bạn gái yêu cầu người yêu mình mua túi cho thì bị coi là “ham tiền”, đều bị gán nhãn, lấy một điểm để đánh giá toàn bộ.
Khi chúng ta bị gán cho cái mác “ham tiền” mà cảm thấy oan ức, liệu có đưa ra đánh giá giá trị tương tự không? Cô gái trên đây đưa ra những “khuyết điểm” quả thực khiến người ta do dự khi đưa ra quyết định, nhưng khi xem xét lại quan điểm lựa chọn bạn đời của mình chúng ta sẽ phát hiện ra: Nếu điều chỉnh quan điểm lựa chọn bạn đời, những “khuyết điểm” kia thực ra là đặc điểm.
Quan điểm tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh chắc chắn không hạnh phúc
Nguyên nhân thực sự khiến chúng ta có đồng ý tạm bợ hay không, không phải do đối phương là người thế nào mà do bản thân chúng ta nhìn nhận tình yêu thế nào. Nhìn nhận tình yêu thế nào liên quan tới cảm nhận ngầm của chúng ta dành cho mối quan hệ này. “Lý thuyết ngầm về mối quan hệ” (Implicit Theory of Relationships) kinh điển chia quan điểm tình yêu và hôn nhân thành hai loại: Kiểu định mệnh và kiểu trưởng thành.
Quan điểm hôn nhân và tình yêu của cô gái hỏi tôi trên đây thuộc kiểu định mệnh, cô ấy có ảo tưởng lãng mạn về tình yêu, cũng dựa vào đó để đặt ra tiêu chuẩn chọn người yêu cho mình, cho rằng nhất định sẽ có người phù hợp với kỳ vọng lý tưởng mà mình dành cho nửa kia, chỉ có tìm được người như vậy cô mới nguyện ý yêu đương với họ. Những người không đạt tới tiêu chuẩn này sẽ không khiến cô có mong muốn yêu đương, cũng không thích hợp ở bên nhau.
Còn quan điểm hôn nhân và yêu đương của những người thuộc kiểu trưởng thành đó là không có yêu cầu cứng nhắc với nửa kia của mình. Kiểu người này cho rằng hai người có thể cùng nhau xây dựng mối quan hệ này, cùng nhau trưởng thành, tình yêu là thứ có thể vun vén được.
Đặt trong tình huống cụ thể thì, khi một người thuộc kiểu định mệnh gặp gỡ với đối tượng xem mắt, họ dễ dàng nhận ra những đặc điểm mà đối phương không phù hợp với tiêu chuẩn của mình, sẽ so sánh với những tiêu chuẩn lý tưởng của bản thân, sau đó dễ dàng từ bỏ; người thuộc kiểu trưởng thành sẽ nhận thấy những điểm hấp dẫn bản thân trên người đối phương, lạc quan nhìn nhận những điểm chưa phù hợp với tiêu chuẩn để cho bản thân và đối phương một cơ hội.
Giống như hồi nhỏ, rõ ràng chúng ta đã thi được 99 điểm rồi nhưng phụ huynh vẫn yêu cầu chúng ta rất khắt khe: “Tại sao lại thiếu một điểm?” mà không nhận ra điểm số của chúng ta đã rất gần với điểm tuyệt đối rồi. Chúng ta phải nhìn thấy ưu điểm của đối phương và khoan dung với khuyết điểm. Chúng ta không nên hoàn toàn dựa vào tiêu chuẩn chủ quan của bản thân để làm thước đo, bởi tiêu chuẩn chủ quan của chúng ta có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi những kỳ vọng phi thực tế.
Nếu đắm chìm trong quan điểm hôn nhân và tình yêu của người thuộc kiểu định mệnh, chúng ta sẽ cách tình yêu ngày càng xa, không những sẽ bỏ lỡ đối tượng xứng đáng để chúng ta phát triển mối quan hệ, mà cho dù có gặp được người mà số trời đã định thì tình cảm cũng khó mà phát triển được. Người bị kiểm soát bởi quan điểm yêu đương kiểu định mệnh trong tình yêu sẽ kiên trì tiêu chuẩn cứng nhắc của mình, một khi đối phương có hành vi không phù hợp với kỳ vọng của mình họ sẽ tỏ ra nghi ngờ đối phương.
Cô gái trên đây cho rằng nửa kia của mình không nên chơi game, nên coi một hành động không hại đến ai là “sai lầm chết người”, phủ định luôn người này và mối quan hệ này từ tổng thể. Thực ra có rất nhiều người đều mang quan điểm hôn nhân và tình yêu kiểu định mệnh. Logic giải quyết vấn đề của họ cũng theo kiểu định mệnh - vì đối phương không đủ tốt nên phải chấm dứt mối quan hệ này.
Bình luận
(责任编辑:La liga)