【kq hạng 2 đức】Cơ chế phân cấp ngân sách bộc lộ hạn chế
Số liệu công khai NSNN giai đoạn 2004-2011 cho thấy,ơchếphâncấpngânsáchbộclộhạnchếkq hạng 2 đức tỷ trọng thu ngân sách địa phương trong tổng thu NSNN của Việt Nam đã tăng lên từ khoảng 37- 38% giai đoạn 2004-2008 lên 43- 44% giai đoạn 2009-2011. So với các nước trên thế giới, con số này thể hiện sự phân cấp mạnh về nguồn thu của hệ thống ngân sách Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét về cơ cấu thì tỷ trọng số thu từ các nguồn thu được phân cấp trong tổng thu ngân sách địa phương lại giảm từ 52,4% năm 2004 xuống còn 45% năm 2011, như vậy thực tế khả năng tự chủ về nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí của địa phương đã bị giảm đi.
Khoảng cách địa phương giàu - nghèo
Những ưu điểm của cơ chế phân cấp ngân sách đã được khẳng định vì tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương trong sử dụng các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội; góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, xóa đói giảm nghèo và thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Đồng thời, phân cấp ngân sách cũng gắn với nâng cao trách nhiệm của các địa phương trong việc quản lý và sử dụng NSNN. Tuy nhiên, quá trình thực hiện phân cấp ngân sách ở nước ta đã bộc lộ những hạn chế.
Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ NSNN (Bộ Tài chính) Tô Nguyên cho hay, hiện mức chi dành cho tiêu chí dân số quá thấp trong khi mức chi dành cho tiêu chí điều tiết về ngân sách Trung ương quá cao. Mặt bằng chi cân đối ngân sách địa phương sau một thời kỳ ổn định giữa địa phương giàu và nghèo ngày một doãng ra.
“Việc quy định: Khi áp dụng định mức phân bổ ngân sách, nếu địa phương có mức chi thường xuyên và đầu tư năm 2011 thấp hơn dự toán Thủ tướng Chính phủ giao năm 2010 thì được bổ sung bằng dự toán năm 2010, không thấp hơn dự toán năm 2010 và có mức tăng hợp lý, chính là dành lợi thế cho các địa phương giàu”, ông Tô Nguyên phân tích. Đó là chưa kể đến việc quy định: Các địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương giảm lớn so với giai đoạn 2007-2010 sẽ được để lại nguồn thu (tức là tỷ lệ điều tiết chỉ giảm ít và liều lượng giảm cụ thể lại do yếu tố chủ quan) để địa phương có thêm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các chế độ chính sách Trung ương ban hành và các công trình quan trọng trên địa bàn… cũng tiếp tục dành lợi thế cho các tỉnh giàu đảm bảo các địa phương luôn có mức tăng chi lớn.
Trên thực tế, định mức phân bổ NSNN là công cụ, là thước đo để xác định nhu cầu chi của địa phương. Đây cũng là căn cứ để xác định tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương đối với năm đầu thời kỳ ổn định. Do đó, tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối chính là phần ngọn; thu NSNN tính theo các luật về thuế, các chế độ thu, chi NSNN tính theo định mức phân bổ ngân sách mới là phần gốc và là phần quyết định tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối.
Một bất cập thường thấy còn phải kể đến mức chênh lệch chi thường xuyên nhìn chung thấp hơn mức chênh lệch về đầu tư. Vì vậy, các địa phương giàu càng có điều kiện phát triển kinh tế, thu hút DN đầu tư, trong khi các địa phương nghèo không có khả năng đó, tức là tạo ra sự bất bình đẳng ngay từ phân bổ NSNN. Để hỗ trợ các địa phương nghèo, ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, như hiện tại có 16 Chương trình mục tiêu quốc gia và 28 Chương trình mục tiêu khác. Tuy các địa phương nghèo có thêm nguồn vốn, nhưng không được chủ động quyết định sử dụng vốn bổ sung có mục tiêu, nên hạn chế sử dụng hiệu quả nguồn lực, trong khi nhiệm vụ trọng tâm của Trung ương không được tập trung vốn thích đáng.
Đảm bảo phân bổ ngân sách công bằng
Theo ông Nguyễn Văn Hào (Vụ NSNN - Bộ Tài chính), để khắc phục những bất cập trên, cần nghiên cứu để có tiêu chí đánh giá tổng hợp năng lực vốn đầu tư của địa phương so bình quân chung của cả nước để có giải pháp xử lý thích hợp đối với cả địa phương giàu và địa phương nghèo, đảm bảo phân bổ ngân sách công bằng, hợp lý để người dân ở các địa phương có cơ hội được hưởng tương đồng nhau, giảm áp lực di dân, nhất là di dân về các thành phố như hiện nay. Bên cạnh đó, đối với phân bổ chi thường xuyên, cần có nghiên cứu để có thêm tiêu chí tổng hợp năng lực chi thường xuyên theo đầu dân số so với bình quân chung cả nước, có giải pháp xử lý để mức chi của các địa phương không quá cao hoặc quá thấp so với bình quân chung cả nước như hiện nay.
Ông Tô Nguyên cho rằng, tới năm 2016, cùng với việc ban hành định mức phân bổ ngân sách, cần công khai các chỉ tiêu, số liệu (dân số và cơ cấu dân số theo vùng, tỷ lệ hộ nghèo và số người nghèo, số đơn vị hành chính…) để các bộ, địa phương chủ động tính toán ngân sách của mình, cũng như biết được mức chi của các bộ, địa phương khác; đồng thời làm căn cứ cho nhân dân, các đại biểu của dân kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, có ý kiến chuyên gia đề nghị cần có cơ chế để các địa phương chủ động và linh hoạt hơn trong điều hành ngân sách; nghiên cứu cơ chế phân bổ ngân sách cho một số ngành như khoa học và công nghệ, môi trường theo nhiệm vụ cụ thể, thay bằng quy định tỷ lệ cứng so với tổng chi ngân sách, khắc phục tình trạng có nơi hoặc có lĩnh vực thừa nguồn, nhưng không thể điều chuyển cho nơi thiếu nguồn. Trên cơ sở tăng cường phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho chính quyền địa phương, cần đánh giá lại cơ chế bổ sung ngân sách từ Trung ương cho địa phương, hoàn thiện hệ thống tiêu chí xác định mức chuyển giao từ Trung ương cho địa phương. Đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia, cần có đánh giá hệ thống lại, có thể gộp các chương trình có chung mục tiêu và đối tượng thụ hưởng như các chương trình liên quan đến xây dựng và phát triển đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn để tập trung nguồn lực và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn.
Ông Hoàng Viết Đường, Giám đốc Sở Tài chính Nghệ An: Cần khuyến khích địa phương phát triển nguồn thu Định mức phân bổ ngân sách trong thời kỳ ổn định ngân sách cần gắn liền với ổn định nguồn thu và nhiệm vụ chi. Trong đó, phân cấp thu cần tính đến khuyến khích địa phương phát triển nguồn thu. Phân biệt khoản thu mới phát sinh trong thời kỳ ổn định để có cơ chế khuyến khích. Việc phân cấp thu cho địa phương cần nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương. Lâu nay, nguồn cân đối của địa phương chủ yếu là bổ sung từ ngân sách cấp trên, tăng thu bao nhiêu thì giảm trừ số bổ sung nguồn làm lương bấy nhiêu. Cần xác định rõ, định mức phân bổ ngân sách là mức phân bổ từ ngân sách cho các lĩnh vực, không nên bao quát cả 35- 40% nguồn học phí, viện phí, bảo hiểm y tế, thu sự nghiệp, 10% tiết kiệm trong định mức. Thực tế ở địa phương nguồn này chỉ nằm ở một số ít đơn vị, không thể điều hòa được mà theo quy định nếu thừa phải chuyển sang năm sau, dẫn đến khó khăn cho cân đối ngân sách. Ông Michael Jobst, nguyên Phó trưởng ban Chuyên gia tư vấn hợp phần 2 Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô GIZ: Tăng tính tự chủ của ngân sách địa phương Về nguyên tắc Bộ Tài chính giữ quan điểm trong các năm của thời kỳ ổn định không điều chỉnh định mức cho địa phương. Việc cân đối được thực hiện thông qua bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh trong năm đầu của thời kỳ ổn định được nhận bổ sung cân đối để bù đắp phần lạm phát. Theo tôi, nên quy định hàng năm định mức sẽ được Quốc hội quyết định theo các biến động trên cơ sở đề xuất của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính. Như vậy mới tăng cường khả năng tài chính và tính tự chủ của ngân sách địa phương. Hiện nay, các tỉnh được quyền tự quyết định định mức phân bổ của tỉnh mình. Theo tôi, chỉ có thể tăng cường phân cấp khi tỉnh tự quyết định nhu cầu chi cho các lĩnh vực theo các trọng tâm của mình. Tất nhiên cũng phải có quy định do Trung ương ban hành, ví dụ như vấn đề trả lương và tất cả các tỉnh phải tuân thủ quy định này. Ngoài ra, các tỉnh có quyền quyết định nhu cầu chi, ví dụ trong lĩnh vực giáo dục, y tế... Tr.T (ghi) |
(责任编辑:World Cup)
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Tuyển Việt Nam chờ sự khác biệt từ Đình Bắc, Thái Sơn
- ·Haaland báo tin cực vui sau khi lập cú đúp cho Na Uy
- ·SCCP 2: Nhiều hoạt động thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại APEC
- ·Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- ·Kết quả bóng đá Đức 1
- ·Hơn 50 đội dự Cúp bóng đá 7 người Quốc gia 2024
- ·Video: 9,1 tấn ngà voi bị bắt giữ tại cảng Đà Nẵng
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·Ngành nhựa VN có cơ hội lớn để mở rộng xuất khẩu
- ·Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
- ·Chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến tăng hơn 32%
- ·Sẽ sửa đổi nhiều quy định về trị giá hải quan
- ·Văn Quyết chia tay tuyển Việt Nam sau trận hòa Ấn Độ
- ·Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
- ·Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án xử lý hàng phế liệu tồn đọng
- ·Không trực tiếp NK không được miễn trừ thuế tự vệ
- ·Đồng Nai: Nộp ngân sách hơn 44,2 tỷ đồng từ chống buôn lậu
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Cần ưu tiên quặng apatit cho sản xuất phân bón