【dự đoán brazil】Mỗi tiết học
(CMO) Ðể tạo niềm vui cho học sinh trong tiết học trực tuyến, cô Trần Thị Như Hoa, giáo viên chủ nhiệm lớp 1C, Trường Tiểu học Quang Trung (Phường 5, TP Cà Mau) tích cực tương tác và giúp học sinh thực hành nhiều hơn bằng nhiều hình thức sinh động: chơi trò chơi, đố vui, hát, nhảy theo nhạc… Và để tạo cho trẻ sự thích thú, các câu hỏi, hình ảnh và hiệu ứng trong bài giảng đều được cô thiết kế theo hình thức hoạt hình, vui nhộn, hóm hỉnh.
Tạo sự hứng thú, tăng tính tương tác
Cùng tham dự một buổi học trực tuyến của lớp 1C, chúng tôi ghi nhận không khí lớp học sôi nổi, háo hức ngay phút đầu tiên. Cô Trần Thị Như Hoa khởi động tiết học bằng một bài nhảy tập thể trên nền nhạc của bài hát “Bống bống bang bang”.
Cô và trò đều bật camera, các em học sinh trong bộ đồng phục cùng nhau nhún nhảy, vui tươi theo tiết tấu sôi động của bài hát. Cô Hoa chia sẻ, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phụ huynh đồng hành cùng con, nhà trường đã họp lấy ý kiến và được thống nhất giờ lên lớp vào lúc 18 giờ. Ðể các con có trạng thái tinh thần tốt nhất, giáo viên đã nhờ phụ huynh hỗ trợ nhắc nhở các con ăn uống đầy đủ và ngồi vào bàn học đúng giờ, đúng tư thế, nghiêm túc.
Suốt thời gian diễn ra tiết học Tiếng Việt, các hoạt động học tập liên tục được triển khai thông qua hình thức trò chơi, đố vui nên các cô, cậu học trò nhỏ luôn háo hức phát biểu và tham gia xây dựng bài tốt. Cô chủ nhiệm khuyến khích học sinh ngồi đẹp, giơ tay phát biểu, đọc và phát âm theo hướng dẫn… Lớp học tuy nghiêm túc nhưng luôn cảm nhận được sự thoải mái và hứng thú của các em.
Tiến Phát luôn háo hức với mỗi tiết học và hăng say phát biểu. |
“Dạy khoảng 15-20 phút tôi sẽ cho học sinh nghỉ giải lao giữa giờ. Lúc này các con thoải mái mở camera trò chuyện, vui đùa cùng nhau như thể một giờ giải lao trực tiếp ở trường. Có thể thấy rõ, các con rất thích gặp bạn bè dù chỉ qua màn hình trực tuyến, điều này giúp ổn định tâm lý trẻ, bởi thời gian dài trẻ buộc phải ở nhà để phòng, chống dịch bệnh”, cô Như Hoa cho biết thêm.
Theo cô chủ nhiệm lớp 1C, ngoài giờ học, để các em bổ sung thêm kiến thức, cô gửi bài lên ứng dụng Azota nhằm giúp phụ huynh dễ dàng hỗ trợ con học và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Thông qua ứng dụng này, giáo viên chấm nhận xét, từ đó phụ huynh dễ dàng theo dõi việc học của con.
Bà Ðỗ Kim Phương, bà nội của em Nguyễn Tiến Phát, lớp 1C, tâm tình: “So với học trực tiếp, khi bé học Online, thuận lợi của gia đình là hỗ trợ bé học tốt vì bé khá nhút nhát và mới tập làm quen với môi trường học tập. Tôi thấy cháu tiếp thu nhanh, tương tác tốt, học bài tốt. Mặc dù được tới lớp học trực tiếp gặp thầy cô, bạn bè là tốt nhất nhưng trong trường hợp dịch bệnh phức tạp, việc học Online tiện lợi, an toàn. Tôi thấy giờ học rất vui, cô chủ nhiệm rất nhiệt tình, nhẹ nhàng nhắc nhở, các bé rất thoải mái và háo hức”.
Theo bà Phương, chuyển biến rõ nét nhất của cháu Phát là vui vẻ, năng động hơn vì trước đây Phát không được gần bạn bè, ở nhà với ông bà vì cha mẹ đi làm suốt, hầu như cháu chỉ chơi một mình, nên nay được học trực tuyến, được gặp bạn bè, tinh thần thoải mái, tự ý thức học tập, thao tác thành thạo trên máy tính, cháu ngoan, lễ phép.
Nỗ lực dạy tốt
Theo thầy Lý Ngọc Hiển, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung, hiện nay học sinh lớp 1, 2 đã qua 3 tuần học trực tuyến; và qua tuần thứ 8 đối với lớp 3, 4, 5. Trước đây, nhiều phụ huynh cho rằng, học trực tuyến cấp tiểu học, nhất là lớp 1 rất khó. Song, với sự nỗ lực, cố gắng, việc học của các con đã vào nền nếp.
“Lớp càng nhỏ càng có nhiều thuận lợi. Ðầu tiên là phụ huynh rất quan tâm, luôn cận kề mỗi giờ học. Theo hướng dẫn của giáo viên, các con tiếp thu nhanh, dễ dàng tạo thói quen và thích thú với những hoạt động học tập mang tính gợi mở, khám phá, vui nhộn”, thầy Hiển cho hay.
Một sự chuyển biến tích cực từ phía giáo viên có thể ghi nhận rõ, đó là hầu hết giáo viên đều đã sử dụng tốt, thành thạo các phần mềm dạy học trực tuyến như: K12 Online, Azota, Google Meet… Ðiều này còn góp phần số hoá hồ sơ tại các trường nhanh chóng hơn, đã đạt từ 80% đến gần như 100%. Chính từ thuận lợi này đã giúp giáo viên luôn có sự sáng tạo, đổi mới phương pháp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng sự kết nối giữa giáo viên với học sinh và gia đình.
Thầy Hiển cho biết, năm học 2021-2022, toàn trường có 952 em, riêng lớp 1 có 165 em. Ðể các em học sinh phát triển toàn diện, ngoài các môn học chính dạy trực tuyến theo hướng dẫn của Sở GD&ÐT, nhà trường khuyến khích giáo viên làm video bài giảng gửi cho phụ huynh và học sinh để các em chủ động học tập, bổ sung kiến thức. Nhờ đó mà tất cả học sinh nhà trường, trong đó có lớp 1, 2 đều được tiếp cận đồng bộ các môn học, trường hợp có thể tổ chức học trực tiếp, nhà trường sẵn sàng phương án, kế hoạch giảng dạy, giúp các em không bỡ ngỡ kiến thức mới. Tính đến nay, đã có gần 98% học sinh tham gia học trực tuyến và được tiếp cận kiến thức mới. Số ít còn lại do điều kiện khách quan từ phía gia đình, nhà trường hỗ trợ các em bằng cách gửi bài học qua Zalo cho người thân, hướng tới tiếp tục vận động mạnh thường quân tặng thiết bị học trực tuyến để các em không thiệt thòi.
Bà Ðỗ Kim Phương cho rằng, dẫu biết thực tế còn nhiều khó khăn, thách thức, song, hãy vì tương lai của các con, vì tri thức luôn mở rộng, phụ huynh hãy cùng ngành giáo dục, nhà trường đồng hành trong việc hỗ trợ con em học tập tại nhà. Mọi sự nỗ lực sẽ cho trái ngọt, quan trọng nhất là không tạo áp lực cho con trẻ, hãy lắng nghe tâm tư các con để mỗi tiết học thực sự là một niềm vui.
Thông tin từ Sở GD&ÐT, dự kiến sau Tết Nguyên đán, tỉnh sẽ tổ chức dạy và học trực tiếp, nhưng không đồng loạt mà thận trọng, đầu tiên là học sinh cấp 3 trở lại trường, sau đó mới tính đến học sinh cấp 2, cấp 1. Theo Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở GD&ÐT, việc cho học sinh lớp 1 và 2 học trực tiếp trở lại, sở sẽ thận trọng, cân nhắc thời gian phù hợp, an toàn nhất. Ðể đảm bảo chương trình học và quỹ thời gian năm học 2021-2022 không còn nhiều, đã triển khai cho học sinh lớp 1, 2 học trực tuyến, đạt nhiều kết quả khả quan qua 3 tuần học. Trong quá trình này, sở có văn bản chỉ đạo các nhà trường chủ động, linh hoạt dạy học sinh, thiết kế lớp cho phù hợp điều kiện, đối tượng, đặc biệt là dạy học lớp 1 cần có phụ huynh kề cận, hướng dẫn hỗ trợ các em làm quen với học trực tuyến.
“Thời gian tới, sở sẽ kiểm tra, chấn chỉnh tình hình dạy học trực tuyến nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường, cũng như điều kiện phụ huynh học sinh, cân bằng mối quan hệ hài hoà giữa phụ huynh và nhà trường để việc dạy học trực tuyến, nhất là ở lớp 1, 2 đạt kết quả tốt nhất”, ông Dự nhấn mạnh.
Băng Thanh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Bình Thuận sẽ hội đủ các điều kiện quan trọng để bứt phá mạnh mẽ
- ·Người làm báo có văn hóa sẽ ý thức tác nghiệp vì mục đích tận hiến với nghề
- ·Cưỡng chế thu hồi đất
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khánh thành 2 nhà máy Việt Nam ở Cuba
- ·Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn Việt Nam vì sự đón tiếp tuyệt vời
- ·Quốc hội chốt 4 nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 7
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·Quy định hậu giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri
- ·Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- ·Nguy hiểm từ nắp cống hư trên đường
- ·Đại biểu Trịnh Xuân An: Giá phân bón tăng không phải do tăng thuế
- ·Ngày 3
- ·Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
- ·Việt Nam yêu cầu Đài Loan hủy bỏ diễn tập bắn đạn thật trái phép ở đảo Ba Bình
- ·Nữ trưởng công an tiêu biểu
- ·Quy hoạch nguồn cán bộ nữ làm lãnh đạo là trách nhiệm của người đứng đầu
- ·Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- ·Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thực hiện Đề án 06