【lich bóng đa hôm nay】Mùa cao điểm, lãi suất có tăng?
Sau lần hạ trần lãi suất huy động VND gần nhất ngày 28/6/2013,ùacaođiểmlãisuấtcótălich bóng đa hôm nay đến thời điểm này thị trường chỉ ghi nhận một gợn sóng duy nhất và trong phạm vi hẹp.
Cuối tháng 7 đầu tháng 8, sau khi hạ mức lãi suất huy động cao nhất xuống 8%/năm, Ngân hàng Quân đội (MB) nhanh chóng nâng trở lại 8,5%/năm. Tương tự, trong tháng 10 vừa qua, sau khi giảm mức cao nhất từ 9,5%/năm xuống 9%/năm, Ngân hàng Bắc Á (BacABank) cũng nhanh chóng nâng trở lại 9,2%/năm…
Trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại, 9,2%/năm cũng là mức lãi suất huy động VND cao nhất có ở một số ít thành viên. Hiện hầu hết chỉ áp quanh mức 8%/năm và tương đối ổn định kể từ sau đợt điều chỉnh theo trần mới từ 28/6/2013.
Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng đang bắt đầu bước vào mùa cao điểm chi trả cuối năm, tập trung trong tháng 12 và kéo dài đến kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Liệu tình trạng bấp bênh thanh khoản có tái hiện và lãi suất sẽ lại nổi sóng như từng có nhiều năm trước?
Tình huống trên khó xẩy ra, khi các ngân hàng thương mại đang lận lưng được các điều kiện cần thiết để có thể ổn định thanh khoản và giữ ổn định lãi suất, bên cạnh sự canh chừng của Ngân hàng Nhà nước.
Có những đặc điểm của mùa cao điểm chi trả năm 2012 tiếp tục thể hiện trong năm nay, cũng như khác biệt so với những năm căng thẳng về trước.
Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng vẫn chật vật, vốn khả dụng tương đối dồi dào. Ước tính đến trung tuần tháng 11, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ được khoảng gần 8%, trong khi tăng trưởng huy động vẫn giữ tốc độ cao, đặc biệt huy động vốn bằng VND tăng trên 14%.
Theo định hướng Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại cuộc họp 14 ngân hàng thương mại lớn tuần trước, những tháng cuối năm, mục tiêu của hệ thống vẫn là đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, thay vì chống đỡ khó khăn thanh khoản. Trong văn bản trả lời đại biểu Quốc hội ngày 12/11 vừa qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho biết: “Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang dự trữ một số vốn tương ứng để sẵn sàng cho việc tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm”.
Liên quan đến cân đối giữa nguồn huy động và cho vay, điểm dễ nhận thấy cụ thể hơn là ở diễn biến của tỷ lệ LDR (huy động so với cho vay). Tỷ lệ này đã cải thiện khá nhanh trong một năm qua và hiện ở mức dễ chịu nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Cụ thể, nếu trong giai đoạn 2009 - 2011, tỷ lệ LDR chung của hệ thống các tổ chức tín dụng bị đẩy cao, lên tới trên 100%. Dù là một chỉ báo tương đối và còn phụ thuộc vào cân đối cơ cấu kỳ hạn vốn huy động và cho vay, song một khi LDR vượt trên 100% được xem là ở mức cảnh báo. Thực tế, trong giai đoạn đó, căng thẳng thanh khoản luôn thường trực và các cuộc đua lãi suất liên tục nổ ra.
Tuy nhiên, đến cuối 2012, tỷ lệ LDR của hệ thống đã hạ nhiệt xuống còn gần 90%. Và xu hướng cải thiện tiếp tục rõ nét, đến 30/9/2013 chỉ còn 86,19%, đặc biệt riêng khối ngân hàng thương mại cổ phần xuống khá thấp 74,46%.
Xét ở một chỉ báo khác, các ngân hàng thương mại cũng đã thận trọng hơn trong sử dụng cơ cấu kỳ hạn. Trước đây, việc lạm dụng vốn kỳ hạn ngắn cho vay trung - dài hạn dẫn tới rủi ro những khoảng trống (gaps) trong vòng quay vốn, gây khó khăn chi trả và buộc phải đẩy lãi suất huy động để lấp đầy. Nhận thấy bất cập này, Ngân hàng Nhà nước đã phải ép giới hạn tối đa tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn từ 40% xuống 30% từ năm 2009.
Những năm gần đây, bản thân các ngân hàng thương mại cũng đã chủ động hạ “làm mát” chỉ báo rủi ro trên. Đến 30/9/2013, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn bình quân của hệ thống chỉ ở mức 17,54%.
Thứ hai, tương tự như cuối năm 2012, lượng tiền cung ứng là một yếu tố thuận lợi, giúp các ngân hàng ổn định thanh khoản và bình ổn lãi suất.
Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ, đồng nghĩa cung ứng một khối lượng tiền đồng lớn. Điều này tiếp tục thể hiện trong năm 2013, dù mức độ thấp hơn, song vẫn thể hiện ở tốc độ tăng trưởng cung tiền khá cao (ước tính năm nay có thể tăng 16%).
Sau khi gián đoạn trong quý 2, giữa quý 3 và đặc biệt là từ đầu tháng 10 đến nay, Ngân hàng Nhà nước mua vào lượng ngoại tệ khá lớn. Hoạt động mua vào vẫn đang thể hiện. Song song với đó, nhà điều hành vẫn phải liên tục tổ chức đấu thầu tín phiếu để hút tiền về, tránh dư thừa và gây áp lực đến lạm phát. Đến cuối tuần qua, ước tính vẫn còn tới gần 52.000 tỷ đồng tín phiếu lưu hành.
Thứ ba, bài toán thanh khoản mùa cao điểm chi trả của các ngân hàng cuối năm nay, hay áp lực đối với lãi suất, có yếu tố đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử. Đó là tái tạo được vốn từ nợ xấu.
Thông thường, khi khó khăn thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước có thể tái cấp vốn. Tuy nhiên, để nhận loại vốn cứu trợ này, tổ chức tín dụng sẽ phải đánh đổi, bị rơi vào tầm ngắm kiểm soát chặt chẽ hơn; tình huống nặng có thể rơi vào diện bị kiểm soát đặc biệt.
Tuy nhiên, năm nay tổ chức tín dụng nếu gặp khó khăn thanh khoản hoàn toàn có thể tự tin đến Ngân hàng Nhà nước và nhận tái cấp vốn, nếu họ sở hữu trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC).
Sau gần hai tháng vào cuộc, VAMC đã mua lại hơn 17.000 tỷ đồng nợ xấu. Kế hoạch đến cuối năm nay sẽ mua khoảng 30.000 - 35.000 tỷ đồng nợ xấu, đồng nghĩa với quy mô tương ứng của lượng trái phiếu đặc biệt được phát hành.
Theo cơ chế đã có, các tổ chức tín dụng được sử dụng lượng trái phiếu này để vay tái cấp vốn ở Ngân hàng Nhà nước, với hạn mức tối đa 70%. Với quy mô trên, lượng vốn từ nợ xấu có thể tái tạo được trên 20.000 tỷ đồng tiền tươi thóc thật để chống lưng thanh khoản khi cần.
Như trên, bên cạnh sự canh chừng của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng đang lận lưng những điều kiện cần thiết để vượt qua mùa cao điểm chi trả cuối năm nay; hay lãi suất đang có những cơ sở thuận lợi để tiếp tục ổn định trong ngắn hạn.
Song, dòng vốn của tổ chức và dân cư đang ngày càng linh hoạt và năng động. Những yếu tố thuận lợi trên được đặt trong bối cảnh thị trường chứng khoán, vàng và ngoại tệ lặng sóng, không còn chia sẻ vốn vào ngân hàng gay gắt như trước. Nếu những thị trường này nổi sóng, như dòng tiền đổ bộ mạnh mẽ vào sàn chứng khoán tuần qua, thì thanh khoản hệ thống ngân hàng và lãi suất hẳn phải dè chừng…
Chính Trung
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Mua chiếc nhẫn giá rẻ, đeo suốt 30 năm mà không hay biết giá thực hơn 10 tỉ đồng
- ·Tập đoàn FLC chính thức gửi hồ sơ xin cấp phép bay cho Viet Bamboo Airways
- ·Gia đình triệu đô của Tân phu nhân Tổng thống Pháp kinh doanh gì?
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Nữ Chủ tịch mới của Công ty Thanh toán Quốc gia Việt Nam là ai?
- ·Top 3 xe tay ga ‘bình dân’ của Honda đang được giảm giá mạnh
- ·Cận cảnh phiên bản 1299 Panigale R Final Edition giá gần 1 tỷ đồng của Ducati
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Đất nền nhiều nơi ở Hà Nội bị thổi giá gấp đôi
- ·Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- ·Xổ số Vietlott: Hôm nay, giải Jackpot hơn 70 tỷ?
- ·Xổ số Vietlott: Những người trúng trên dưới 100 tỷ đã mua vé như thế nào
- ·Chuyên gia phong thủy tư vấn các tuổi ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi nên mua nhà theo hướng này
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- ·Chiếc ô tô 7 chỗ bán chạy nhất thị trường Việt 6 tháng qua có gì hay?
- ·Ô tô cũ của Nhật được yêu thích hơn cả xe mới
- ·Giá vàng hôm nay ngày 13/7: Bất ngờ tăng giá, diễn biến khó lường
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Chính thức thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng