【đầu số + 1844 là ở đâu】Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tác động của dự án Cần Giờ đã được tính toán kỹ lưỡng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn. |
Sáng 9/11 Quốc hội tiếp tục hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 10,ộtrưởngTrầnHồngHàTácđộngcủadựánCầnGiờđãđượctínhtoánkỹlưỡđầu số + 1844 là ở đâu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường trả lời luôn ý kiến của đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) nêu sáng 6/11 về quan hệ giữa phát triển rừng và bảo tồn sinh thái ở rừng Cần Giờ.
"Chúng tôi biết rằng TP. HCM coi Cần Giờ là một địa bàn hết sức đặc biệt. Cần Giờ là một biểu tượng của Thành phố, là lá phổi của Thành phố".
Sau khi nhấn mạnh như trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, Cần Giờ thể hiện con người đã phục hồi lại thiên nhiên, 31.000 hecta rừng dự trữ sinh quyển Cần Giờ, trong đó 20.000 hecta là do công sức lao động của những thanh niên xung phong TP. HCM phục hồi từ 11.000 hecta sau chiến tranh năm 1979. Nhưng cho đến nay, nếu so với nhiều quận, huyện thì mức sống, thu nhập của Cần Giờ cũng chưa được cải thiện nhiều, nên phải đặt mục tiêu phát triển đô thị ở đây.
Theo Bộ trưởng thì phát triển kinh tếđô thị phải dựa trên sự cân bằng của hệ sinh thái, con người phải thay đổi thái độ và phát triển kinh tế phải dựa trên nền tảng của tự nhiên, ở đây là hệ sinh thái tự nhiên.
Thông tin cụ thể hơn về dự ánmà mà đại biểu Nghĩa nói có thể thúc đẩy kinh tế của TP. HCM và của khu vực đi lên nhưng lo tác động xấu đến khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ và rừng ngập mặn ở đây, ông Hà cho biết dự án này thực chất đã phê duyệt từ năm 2003 với diện tích lấn biển khoảng 600 hecta. Sau khi điều chỉnh thì diện tích cả đô thị là hơn 2.800 hecta, trong đó có phần diện tích trên bờ.
"Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Đảng bộ, Nhân dân, đặc biệt là Thành ủy, UBND TP.HCM đã thống nhất rất cao mục tiêu như vậy, nên khi phê duyệt chúng tôi đã trao đổi với UNESCO" - ông Hà cho biết.
Theo Bộ trưởng, tại các khung pháp lý của UNESCO cho thấy phân ra 3 vùng, gồm vùng lõi, vùng đệm, vùng lân cận và vùng bán lân cận. Phần mà hiện nay dự án là nằm tiếp giáp, kết nối với phần bán lân cận, tức là theo các quy định của UNESCO và đã có văn bản chính thức của UNESCO khẳng định đây là vùng không nằm trong quản lý mà thực hiện theo đầu tưdựa trên cân bằng sinh thái do quốc gia quản lý sẽ quyết định. Về pháp luật của UNESCO và pháp luật Việt Nam là phù hợp.
Khẳng định từ người đứng đầu ngành tài nguyên và môi trường là những tác động của dự án này đã được tính toán một cách hết sức kỹ lưỡng. Phía chủ đầu tư đã có ý thức sử dụng các chuyên gia, các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước để đầu tư, đặc biệt như các tập đoàn của Hà Lan hoặc là các tập đoàn đứng thứ ba thế giới về đánh giá tác động môi trường và xã hội để thực hiện dự án này.
Khi thẩm định, liên quan đến tác động khu vực của đô thị, bao gồm nước sạch, chất thải, không khí, tác động của vấn đề đô thị lên môi trường tự nhiên và với mục tiêu là bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên sinh quyển, Bộ trưởng cho hay đã tham vấn các tổ chức bảo tồn thế giới, đặc biệt là tổ chức về đất, nước và xác định rằng phải bảo tồn nguyên sinh. Tức là đảm bảo hệ sinh thái không thay đổi. Đây là khu vực liên quan đến giao thoa nước ngọt và nước mặn, nó là nước lợ và nước này phải lên xuống, thay đổi theo triều cường, phải giữ được và bảo vệ rừng ngập mặn là phải theo những tiêu chí để đảm bảo cân bằng sinh thái - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vấn đề cũng được quan tâm, theo Bộ trưởng đó là đây là một khu vực, nơi có nhiều cửa sông lớn cũng vừa bồi tụ nhưng khi có tác động lớn thì sẽ tạo ra những xói mòn ở vùng khác.
"Vì vậy, hiện nay về phía chủ đầu tư đã gần như công khai tất cả những tác động của dự án và chúng tôi đã công khai tất cả những tác động sẽ có với các nhà khoa học trong nước và đặc biệt là với 2 tổ chức rất có kinh nghiệm về các công trình biển" - Bộ trưởng hồi âm đại biểu.
Bộ trưởng cũng nêu một yếu tố hiện nay trong báo cáo chưa đề cập đầy đủ, đó là lấy vật liệu ở đâu san lấp thì trong báo cáo đánh giá tác động môi trường nêu rất cụ thể là cần phải có nghiên cứu và hiện nay chủ đầu tư đang mời các nhà khoa học, các cơ quan có liên quan đến nghiên cứu. Phương án đưa ra là lấy vật liệu tại chỗ, tức là cùng với việc duy trì hệ sinh thái nước mặn, nước ngọt thì sẽ tạo ra một hồ rất lớn để bổ sung nước biển và nước ngọt ở khu vực ngay ở giữa trung tâm của đô thị . Vật liệu lấy ở đây thì sẽ san lấp ra phía ngoài. "Nếu làm được, chúng tôi cho rằng đây là một giải pháp tốt nhất" - Bộ trưởng quả quyết.
Với quy mô dự án 280.000 hộ dân, ông Hà cho biết vấn đề nước ở đây đã được xử lý ở mức cao nhất, đạt chất lượng. Dự án cũng đã bố trí con đường trên cao mà chủ đầu tư sẵn sàng làm con đường đó để làm sao không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái.
"Nếu dự án này thành công, đây có thể là một dự án về kinh tế dựa trên sinh thái tự nhiên hoàn hảo. Tôi xin được có một số thông tin như thế, còn nếu cần thiết sẽ báo cáo thêm"- Bộ trưởng trả lời đại biểu.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Đấu trường ASIAD 19: Thể thao Việt Nam đã chuẩn bị gì ?
- ·Võ thuật Việt Nam tìm “vàng” ASIAD 19: Gian nan…
- ·Tài xế xe khách vượt đèn đỏ gây tai nạn ở Hà Nội đến trình diện cơ quan công an
- ·Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- ·Những ngày dịch Covid
- ·Thanh Hóa mở “chiến dịch” cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Quý Mão
- ·Điền kinh Hậu Giang có huy chương giải mở rộng
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Giải Vovinam Đông Nam Á: Vận động viên Hậu Giang giành huy chương bạc
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Bi sắt Hậu Giang giành 5 huy chương ở đại hội đồng bằng
- ·Karate Hậu Giang xếp thứ ba đồng bằng
- ·Nữ tài xế đi nhậu cùng bạn trai trước khi gây tai nạn 2 người chết ở Vũng Tàu
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Đấu trường ASIAD 19: Thể thao Việt Nam đã chuẩn bị gì ?
- ·Bóng chuyền nữ Việt Nam mạnh nhất châu Á: Có thể không ?
- ·Việt Nam, Nga ký thỏa thuận thăm dò dầu mỏ
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Hà Nội: Đề xuất cơ chế cụ thể cho biệt thự cổ trước 31/7