【tỉ số myanmar】Chuyển đổi số là "đòn bẩy" mở rộng dịch vụ tài chính
Tài chính quốc gia vững vàng,ểnđổisốlàquotđònbẩyquotmởrộngdịchvụtàichítỉ số myanmar dư địa chính sách tài khóa sẽ được mở rộng Đổi mới quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính để thực hiện chuyển đổi số Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng |
Toạ đàm do Ban Nhân Dân cuối tuần, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) tổ chức. |
Phát biểu tọa đàm “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Con đường tiếp cận vốn mới của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh tại Việt Nam” ngày 25/10/2024, ông Lê Quốc Minh, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, việc hình thành tài chính toàn diện để bảo đảm sự công bằng cho mọi người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý, thuận tiện.
Kết quả nghiên cứu (tháng 7/2024) của IDS cho thấy, nhờ sự tăng trưởng nhanh ở cả số lượng kênh cung ứng dịch vụ và tốc độ chuyển đổi số, tỷ lệ người trưởng thành tiếp cận dịch vụ tài chính hiện đại đã tăng trưởng nhanh. Nghiên cứu của IDS dựa trên số liệu của WB cũng chỉ ra rằng, nếu phân chia theo mức thu nhập (đối với nhóm cá nhân) và quy mô (đối với nhóm doanh nghiệp) thì bức tranh về tiếp cận dịch vụ tài chính trên quy mô toàn quốc có sự phân hóa đáng chú ý. Với nhóm cá nhân, mức độ cải thiện về sở hữu tài khoản của nhóm thu nhập thấp nhất gần như không đáng kể theo thời gian và cách xa so với các nhóm thu nhập cao hơn. Với nhóm doanh nghiệp, tình hình sở hữu tài khoản kém hơn qua thời gian ở cả 3 nhóm quy mô (nhỏ-vừa-lớn). Khoảng cách về tiếp cận dịch vụ tài chính dãn rộng ra theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp nhỏ. Đối với nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh (khoảng 5-6 triệu) khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cũng rất hạn chế. |
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030 đã xây dựng mục tiêu tổng quát là tối đa hóa các đối tượng được tiếp cận và sử dụng an toàn các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp, có chi phí hợp lý, có trách nhiệm và bền vững, được cung ứng bởi các tổ chức hợp pháp.
Theo TS. Phạm Minh Tú, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tài chính toàn diện góp phần quan trọng trong việc giảm nghèo, tăng sinh kế và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào các dịch vụ tài chính sẽ là đòn bẩy giúp mở rộng dịch vụ tài chính cho người dân sống ở những nơi khó tiếp cận, đồng thời giảm thiểu chi phí và tạo ra các sản phẩm tài chính linh hoạt, dễ sử dụng.
TS. Trần Văn, Viện trưởng IDS phân tích, thông lệ tốt của thế giới cho thấy việc áp dụng công nghệ giúp các dịch vụ tài chính ngân hàng có thể được cung cấp ở bất cứ nơi nào, kể cả không có sự hiện diện của ngân hàng.
Việt Nam không chỉ đi sau mà còn có quy mô thị trường lớn với gần 100 triệu dân, nếu không có giải pháp đột phá, không sử dụng công nghệ, sẽ khó tăng tốc.
Nghiên cứu của IDS chỉ ra rào cản lớn nhất hiện nay nằm ở khung pháp lý đối với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào dịch vụ tài chính (fintech).
Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Toạ đàm. |
Song theo các chuyên gia, điều này nằm trong tầm tay của cơ quan quản lý. Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý phù hợp cho sự phát triển của hoạt động ứng dụng công nghệ nói chung và fintech nói riêng.
Từ phía cơ quan quản lý, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực NHNN nêu rõ, việc ứng dụng công nghệ số trong tài chính cũng rất quan trọng. Chuyển đổi số trong hệ thống tài chính giúp tối ưu hoá các dịch vụ, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý và khả năng tiếp cận vốn của các đối tượng yếu thế.
Đặc biệt, công nghệ số sẽ đóng vai trò thiết yếu trong thanh toán không dùng tiền mặt, tạo môi trường tài chính minh bạch, hiện đại.
Do đó, theo Phó Thống đốc, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính vi mô và các quỹ tín dụng để xây dựng những dịch vụ tài chính phù hợp.
Hệ thống hành lang pháp lý cũng phải đảm bảo tính minh bạch, giúp các tổ chức tài chính hoạt động thuận lợi và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ tài chính.
Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp cần một chiến lược rõ ràng trong hỗ trợ tiếp cận vốn, đồng thời cải thiện các điều kiện vay vốn cho doanh nghiệp...
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·NewstarHomes trở thành đơn vị quản lý bán hàng dự án Grand Mercure Hoi An
- ·Giá đất Thủy Nguyên sốt nóng, tăng gấp 3 lần, nhà đầu tư vẫn ùn ùn rót tiền
- ·Những ‘điểm cộng’ đắt giá của căn hộ The Aston Nha Trang
- ·Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- ·Mẹo giữ sàn gỗ luôn đẹp tự nhiên để đón chào năm mới
- ·Những mẫu nhà cấp 4 có 3 phòng ngủ được ưa chuộng hiện nay
- ·Phó Thủ tướng xử nghiêm đối tượng lợi dụng thông tin thổi giá đất
- ·Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·Đất Xanh Miền Trung phát triển dự án shophouse mới ở Đà Nẵng
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Nhờ người khác đứng tên sổ đỏ và những rủi ro
- ·Tắm onsen 365 ngày trong năm ở Sun Onsen Village Limited Edition
- ·Lý do nhà đầu tư Nhật rót vốn ‘khủng’ vào Vinhomes Smart City
- ·Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
- ·Lý do khiến bất động sản đô thị đảo ‘hút khách’
- ·KCN Cầu cảng Phước Đông
- ·Quảng trường và phố mua sắm: ‘cặp đôi’ song hành kiến tạo điểm đến ấn tượng
- ·Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- ·Núi Thị Vải bị ‘băm nát’, Bà Rịa