【kèo 1/4 là sao】Bộ Y tế xin ý kiến 2 tình huống ứng phó với dịch Covid
Trên cơ sở kế hoạch của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),ộYtếxinýkiếntìnhhuốngứngphóvớidịkèo 1/4 là sao tham khảo kế hoạch đáp ứng của một số quốc gia và thực tiễn tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP, Bộ Y tế xây dựng các tình huống dịch Covid-19 trong giai đoạn chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.
Bộ Y tế xin ý kiến 2 tình huống ứng phó với dịch Covid-19 năm 2022-2023. Ảnh: Văn Nam. |
Cụ thể, tình huống thứ nhất: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong giảm dần dẫn đến các ổ dịch không còn nghiêm trọng như trước hoặc xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 nhưng ít nghiêm trọng hơn.
Tình huống thứ hai: Xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.
Trong 2 tình huống này, Bộ Y tế nhấn mạnh một trong 4 nguyên tắc đặt ra là vắc-xin là biện pháp hữu hiệu trong việc giảm nguy cơ chuyển nặng, tử vong; tỷ lệ bao phủ vắc-xin cao ở tất cả các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương và nhóm nguy cơ cao là nền tảng để từng bước nới lỏng các biện pháp y tế và biện pháp xã hội khác.
Trong tình huống thứ nhất, Bộ Y tế đề xuất một số hoạt động tập trung ở tình huống này là nghiên cứu tiêm vắc-xin mũi thứ 4 cho người lớn; tiêm mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi và sớm triển khai tiêm cho các nhóm đối tượng ngay trong năm 2022.
Bên cạnh đó cũng cần tăng cường theo dõi giám sát, xét nghiệm phát hiện kịp thời các biến chủng đáng lo ngại (VOC) và những thay đổi về khả năng gây bệnh, khả năng lây truyền và hiệu quả của các biện pháp can thiệp; triển khai giám sát giải trình tự gen tại các điểm giám sát trọng điểm để phát hiện sự tiến hóa của virus; mở rộng giám sát SARS-CoV-2 trên động vật (bao gồm cả vật nuôi và động vật hoang dã).
Về các biện pháp xã hội, kịch bản tình huống 1 của Bộ Y tế đề xuất tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định tại Nghị quyết 128 của Chính phủ, song xem xét giảm bớt hoặc nới lỏng các điều kiện, hướng dẫn để tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân triển khai thực hiện.
Cùng đó, đánh giá việc thực hiện, điều chỉnh các chỉ số, ngưỡng xác định cấp độ dịch phù hợp với bản chất dịch, đáp ứng thực tế, tạo điều kiện cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Về công tác hậu cần, ngoài việc tiếp tục huy động, vận động sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; sự tự nguyện chi trả của người mắc Covid-19 khi khám, điều trị theo yêu cầu, Bộ Y tế cũng đề xuất rút gọn, đơn giản hóa hồ sơ chứng từ thanh toán; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí y tế cho hoạt động khám chữa bệnh trong bối cảnh dịch Covid-19.
Với tình huống thứ hai, Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với WHO, các nhà sản xuất vắc-xin để cập nhật các loại vắc-xin phù hợp với biến chủng mới virus SARS-CoV-2, kịp thời báo cáo Chính phủ để cập nhật và cho phép mua bổ sung phục vụ tiêm chủng cho người dân.
Tiếp tục triển khai việc tiêm vắc-xin bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tổ chức rà soát, tiêm mũi vắc-xin tăng cường phòng Covid-19 cho các đối tượng nguy cơ cao (người trên 65 tuổi, người mắc bệnh nền mạn tính) hoặc người đã tiêm đủ mũi vắc-xin trên 3 tháng.
Đồng thời, theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước; tăng cường công tác giám sát sự xâm nhập của biến thể mới của virus tại các cửa khẩu, khu vực biên giới; tiếp tục giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, tập trung giám sát các trường hợp nhập viện, điều trị tích cực và các trường hợp tử vong.
Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở…/.
WHO nhận định dịch Covid-19 sẽ không biến mất hoàn toàn, có thể sớm trở thành bệnh lưu hành. Ngày 31/3, WHO ban hành Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch Covid-19 trong năm 2022. WHO cũng khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Yên Bái: Huyện Văn Yên thu ngân sách vượt 79,4% dự toán
- ·Cục Thuế Hải Phòng: Dồn lực thu hồi nợ thuế
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam (Trung Quốc)
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·IaLy đĩnh đạc vào xuân
- ·Thủ tướng trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
- ·Hà Nội kiên quyết xử lý các đơn vị cố tình chây ỳ nợ thuế, phí
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Giá vàng hôm nay 7/10: Trụ vững trước ngưỡng nhạy cảm
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Nghệ An: Phát hiện bắt giữ hơn 80 kg pháo nhập lậu
- ·Bình Phước: 19,67% dân số toàn tỉnh là người dân tộc thiểu số
- ·Hải quan cảng Hải Phòng khu vực 3 thu hơn 11.000 tỷ vượt cả 2 chỉ tiêu
- ·Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- ·Thêm cơ hội cho ngành công nghiệp ôtô
- ·Hàng không bắt đầu mở bán vé máy bay
- ·Sức hút khó cưỡng của tuyệt phẩm wellness Sun Tropical Village
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Chi cục Thuế Vĩnh Yên thu ngân sách đã vượt kế hoạch năm