【bd kq hang 2 duc】Điều hành giá theo lộ trình, tránh gây lạm phát do tâm lý
Mặt bằng giá ổn định
Theo báo cáo của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, công tác quản lý giá năm 2017 đã có sự phối hợp điều hành chặt chẽ, chủ động giữa các bộ, ngành và cơ quan quản lý vĩ mô thông qua Ban Chỉ đạo điều hành giá, Tổ công tác vĩ mô, Tổ điều hành thị trường trong nước..., từng bước tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí vào giá dịch vụ công (khám bệnh, chữa bệnh, học phí...), không gây ra xáo trộn lớn về mặt bằng giá.
Trong năm 2017, Cục Quản lý giá đã chủ động trong công tác tham mưu, kịp thời trình Bộ Tài chính có văn bản và quyết liệt trong công tác chỉ đạo và điều hành các giải pháp bình ổn giá; tăng cường sự phối kết hợp và tích cực chỉ đạo của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong thực hiện các nhiệm vụ nên giá cả thị trường hàng hóa, dịch vụ trong cả nước năm 2017 cơ bản ổn định. Quan hệ cung-cầu cân đối, mục tiêu kiểm soát lạm phát không quá 4% có thể đạt được theo Nghị Quyết của Chính phủ (Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2017 tăng 0,21% so với tháng trước; tăng 2,6% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân năm 2017 so với năm 2016 tăng 3,53%).
Cùng với đó, cơ quan quản lý đã tiếp tục điều hành giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu (xăng dầu, điện, than, nước sạch, thuốc chữa bệnh, dịch vụ y tế, giáo dục, lúa gạo, phân bón, thức ăn chăn nuôi, xi măng, thép...) theo cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Những mặt hàng thiết yếu này trong năm qua đã được điều hành theo hướng công khai, minh bạch, nhờ đó tạo được sự đồng thuận, giám sát từ phía xã hội.
Đáng chú ý, trong năm qua, khi diễn biến giá cả thị trường biến động ở mức thấp, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Y tế thực hiện bước 2 về giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tại 27 địa phương còn lại, hoàn thành bước điều chỉnh này ở 63/63 tỉnh, thành phố và điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh không BHYT tại 54 bệnh viện tuyến Trung ương. Đây là một bước đi căn bản, được chỉ đạo thực hiện thận trọng trên cơ sở tính toán các kịch bản, dự báo tác động đến CPI, qua đó, vừa tận dụng thời cơ để điều hành giá dịch vụ công nhưng vẫn có khả năng kiểm soát lạm phát năm 2017 theo mục tiêu đề ra.
Cũng trong năm vừa qua, công tác kiểm tra giá đã được tiến hành thường xuyên, liên tục. Theo Cục Quản lý giá, nhìn chung các doanh nghiệp, đơn vị cơ bản đã chấp hành quy định của pháp luật về kê khai giá, niêm yết giá; đã thực hiện cung cấp dịch vụ đúng mức giá đã kê khai; có quy định cụ thể và thực hiện chính sách chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thanh toán đúng mức đã kê khai.
Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát
Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 ở mức 6,5 - 6,7% và lạm phát 4%. Theo Cục Quản lý giá, giữ lạm phát ở mức 4% cũng là một thách thức, khi các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng năm 2017 như đẩy nhanh đầu tư, nới tăng trưởng dư nợ tín dụng; hay việc tiếp tục thực hiện lộ trình thị trường đối với giá dịch vụ y tế với các đối tượng không thuộc BHXH chi trả năm 2017… có thể tác động trễ tới diễn biến CPI trong năm 2018.
Do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác giá là vừa phải thúc đẩy tăng trưởng, vừa kiểm soát lạm phát. Năm 2018, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá, trong đó chú trọng hoàn thiện cơ chế quản lý và mức giá đối với các dịch vụ chuyển từ danh mục phí sang quản lý theo cơ chế giá; tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ thường trực giúp việc Ban chỉ đạo điều hành giá, thực hiện biện pháp bình ổn giá đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng thiết yếu.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý giá sẽ đảm bảo tốt công tác thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường, kịp thời đề xuất giải pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát; giám sát chặt chẽ kê khai giá của doanh nghiệp đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá...
Cục Quản lý giá cũng thận trọng đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá (nếu có) đến tình hình kinh tế - xã hội và CPI để có phương án và lộ trình điều chỉnh phù hợp, tránh điều chỉnh vào cùng một thời điểm đẩy CPI tăng cao và gây lạm phát do tâm lý. Ngoài ra, tăng cường công tác thanh, kiểm tra giá...
Đồng thời, tiếp tục quản lý, điều hành giá các mặt hàng Nhà nước còn định giá, mặt hàng bình ổn giá (xăng dầu, điện, dịch vụ sự nghiệp công...) theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận trong xã hội khi điều hành giá các mặt hàng nhạy cảm ảnh hưởng đến tâm lý người dân.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Tình hình biển đông ngày 1/6: Tin mới nhất từ Hoàng Sa
- ·Thi ĐH 2014: Cập nhật các trường có môn thi chính nhân hệ số 2
- ·Bán thận trả nợ
- ·Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- ·Sở Y tế Hà Nội sẽ mở thêm 30 điểm tiêm dịch vụ
- ·Lạ đời xe chở trên 100 tấn qua mặt cảnh sát, thanh tra giao thông
- ·Mệt mỏi vì 10 tỉnh xin mở casino
- ·Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- ·Những Bộ trưởng nào trả lời chất vấn Quốc hội kỳ này?
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Trang phục của bị cáo ra tòa xanh đỏ khác nhau
- ·Tốt nghiệp THPT 2014: Kết quả chưa sát với thực tế
- ·Tàu ngầm Trường Sa tự chế vươn ra biển Đông
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Tình hình biển Đông ngày 25/5: Tàu Trung Quốc lại gây hấn
- ·Chuyển nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị Nhật tạm giữ về nước
- ·Trang phục của bị cáo ra tòa xanh đỏ khác nhau
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Kỳ thi ĐH 2014: Thí sinh cần chuẩn bị gì?