【nạp codm】Chủ nợ không phải chịu trách nhiệm những hành vi của công ty đòi nợ?
Về trách nhiệm, quyền hạn của chủ nợ và khách nợ quy định tại khoản 4 Điều 1 Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định 104, VCCI cho rằng: so với quy định hiện hành, Dự thảo đã bỏ quy định: “trách nhiệm, quyền hạn của chủ nợ và khách nợ: không chịu trách nhiệm liên đới đối với những hành vi mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vi phạm pháp luật” được quy định tại khoản 9 Điều 8 Nghị định 104 với lý do “trên thực tế, một số chủ nợ có yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện đòi nợ bằng các hành vi cấm như đe dọa, sử dụng vũ lực … gây mất an ninh, trật tự xã hội. Do đó, trong một số trường hợp, chủ nợ phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những hành vi mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vi phạm pháp luật”.
Tuy nhiên, theo VCCI, việc bỏ quy định tại khoản 9 Điều 8 Nghị định 104 với lý do trên dường như chưa hợp lý, bởi từ góc độ pháp lý, trong hoạt động cung cấp dịch vụ đòi nợ, doanh nghiệp đòi nợ bằng nghiệp vụ sẽ đòi các khoản nợ cho khách hàng của mình và được hưởng phí đòi nợ. Đây được xem là hoạt động cung cấp dịch vụ. Tương tự như các hoạt động cung cấp dịch vụ khác, doanh nghiệp đòi nợ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động cung cấp dịch vụ của mình.
Về phía chủ nợ, với tư cách là khách hàng của doanh nghiệp đòi nợ, chủ nợ có quyền được nhận về khoản nợ đòi được và có nghĩa vụ phải trả phí cho doanh nghiệp đòi nợ. Nói cách khác, về mặt pháp lý, trong quan hệ này, chủ nợ không có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ gì đối với cách thức thực hiện dịch vụ mà doanh nghiệp đòi nợ thực hiện.
Trên thực tế, theo VCCI có thể xảy ra tình huống như Ban soạn thảo lo ngại, theo đó chủ nợ yêu cầu/hướng dẫn/khuyến khích doanh nghiệp đòi nợ thực hiện các hành vi bất hợp pháp (đe dọa, sử dụng vũ lực…) để đòi nợ. Mặc dù vậy, ngay cả khi xảy ra tình huống như vậy, về mặt pháp luật, doanh nghiệp đòi nợ không được và cũng không thể chấp nhận các yêu cầu này, bởi họ có nghĩa vụ thực hiện việc đòi nợ theo đúng quy định pháp luật.
Nói cách khác, chủ nợ có thể yêu cầu hoặc khuyến nghị cách thức thực hiện đòi nợ, nhưng việc có chấp nhận hay không là trách nhiệm của doanh nghiệp. Do đó, trường hợp doanh nghiệp đòi nợ thực hiện việc đòi nợ theo cách thức pháp luật cấm thì doanh nghiệp vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với việc này, không quan trọng là hành vi này xuất phát từ gợi ý hay yêu cầu của ai.
Hơn nữa, bản thân Tờ trình cũng đã khẳng định về tính chịu trách nhiệm của doanh nghiệp đòi nợ, đó là “trên phương diện kinh doanh, kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng như hoạt động kinh doanh thông thường khác, tự chủ về hoạt động và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của mình”.
Chủ nợ – với tư cách là khách hàng, sẽ không phải chịu trách nhiệm với bên cung cấp dịch vụ, bởi về mặt nguyên tắc, họ không thể kiểm soát/can thiệp được các hoạt động của bên cung cấp dịch vụ.
Từ góc độ thực tiễn, nếu gắn trách nhiệm của khách hàng với bên cung cấp dịch vụ, thì sẽ không có khách hàng nào muốn sử dụng dịch vụ đòi nợ, vì nhiều trường hợp sẽ phải chịu thiệt hại đối với những hoạt động của bên đòi nợ.
Để đảm bảo tính hợp lý và minh bạch, đề nghị Ban soạn thảo giữ nguyên quy định tại khoản 9 Điều 8 Nghị định 104, tức là “khách nợ và chủ nợ: không chịu trách nhiệm liên đới đối với những hành vi mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vi phạm pháp luật”.
Về điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 9, 10 Điều 1 Dự thảo sửa đổi Điều 13, 14 Nghị định 104 đối với dịch vụ đòi nợ, VCCI cho rằng, quan ngại về nguy cơ an ninh trật tự là hoàn toàn hợp lý và do đó việc kiểm soát hoạt động kinh doanh này từ góc độ “an ninh, trật tự” là cần thiết.
Mặc dù vậy, hiện tại, ngành nghề này được xác định là ngành nghề phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP. Như vậy, yếu tố tác động đến “an ninh, trật tự” - vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm đối với ngành nghề này, đã được kiểm soát thông qua Giấy chứng nhận nói trên.
Do đó, cần đánh giá lại các điều kiện kinh doanh đang thiết kế đối với ngành, nghề dịch vụ đòi nợ ở Nghị định này trong bối cảnh nói trên để vừa đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước.
Về điều kiện vốn điều lệ, VCCI kiến nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có mức vốn 2 tỷ đồng bởi chưa có bằng chứng nào rõ ràng về việc những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế sẽ đảm bảo tuân thủ pháp luật về an ninh trật tự hơn là các doanh nghiệp không có tiềm lực kinh tế.
Bên cạnh đó, khoản tiền vốn pháp định mà doanh nghiệp phải đáp ứng sẽ không phải là yếu tố đảm bảo cho quyền lợi của chủ nợ (đó là chưa kể, khoản nợ có thể lớn hơn rất nhiều con số 2 tỷ đồng).
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Murderer gets 20 years in jail
- ·Diplomacy key to stable international relations
- ·President: agencies must fight corruption
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·PM joins 11th ASEM Summit
- ·Quảng Ninh to curb coal transport
- ·Forest ranger kills two local leaders, shoots himself
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Deputy PM meets ASEAN counterparts
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·ASEAN foreign ministers deeply concerned over East Sea issue
- ·PM hails efforts of Military Region 4
- ·High ranking personnel for NA Committee proposed
- ·Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- ·Personnel critical to reforms: PM
- ·’Restore Nam Định production’
- ·State President welcomes Cambodian Senior Minister
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·14th NA opens first session with key targets