【atalanta đấu với monza】Thủ tục hòa giải tại tòa án
Hỏi: Ba tôi là nguyên đơn trong vụ kiện dân sự và tòa án đã thụ lý đơn kiện của ba tôi; nhưng theo lời của thư ký tòa án thì trước khi tiến hành xét xử phải qua thủ tục hòa giải. Vậy việc hòa giải có những ai tham dự và sẽ tiến hành như thế nào?
LÊ MỸ NGỌC(Bắc Tân Uyên)
Trả lời: Theo khoản 28 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS), đã sửa đổi Điều 184 BLTTDS về thành phần phiên hòa giải và bổ sung Điều 185a về trình tự hòa giải, đã quy định:
Thành phần phiên hòa giải gồm có: Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải; thư ký tòa án ghi biên bản hòa giải; các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.
Trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Thẩm phán thông báo việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên hòa giải cho đương sự biết.
Trường hợp cần thiết, thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên hòa giải và trong trường hợp đương sự không biết tiếng Việt sẽ có người phiên dịch tham gia phiên hòa giải.
Trước khi tiến hành hòa giải, thư ký tòa án báo cáo thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải đã được tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải. Thẩm phán chủ trì phiên hòa theo nội dung hòa giải quy định tại Điều 185 bộ luật này (khi tiến hành thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án).
Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải.
Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất. Thẩm phán kết luận những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất.
Luật gia XUÂN LẠC
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·New Zealand, Việt Nam need to bolster ties for the sake of peace, prosperity in Asia
- ·Former deputy minister of health Cao Minh Quang appears in court
- ·Permanent Court of Arbitration’s office opens in Hà Nội
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Time is running out to account for Vietnamese war dead
- ·Top legislator holds talks with Philippine Senate’s President
- ·Vice President arrives in Tunisia for 18th Francophonie Summit
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Việt Nam supports Palestinian independence at UN General Assembly session
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·Top legislator’s trip boosts ties with Cambodia, Philippines, ASEAN inter
- ·PM hosts Secretary
- ·President Phúc meets US VP Kamala Harris on the sideline of APEC
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Disciplinary measures against a number of leading officials, Party organisations
- ·Việt Nam calls on ASEAN to enhance coordination at UN
- ·Việt Nam treasures relations with Belgium: NA Vice Chairman
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Việt Nam reiterates support for IAEA’s major pillars