【kết quả hạng nhất mỹ】Khai thác hải sản mùa mưa bão: Phương tiện nhỏ, nguy cơ thiệt hại lớn
Những phương tiện công suất nhỏ tại vàm Ba Tỉnh (xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) đang đối mặt với nguy hiểm khi khai thác hải sản trong mùa mưa bão.
Cà Mau có bờ biển chạy dài trên 254 km từ Đông sang Tây, là nơi đã nuôi sống hàng ngàn gia đình nghèo với phương tiện nhỏ trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, trong cuộc mưu sinh ấy, ngư dân phải chấp nhận đánh cược tài sản và tính mạng của mình với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, nhất là trong mùa mưa bão.
Phương tiện nhỏ khó kiểm soát
Dọc theo chiều dài bờ biển của tỉnh có khoảng 87 cửa biển, cửa sông lớn, nhỏ thông ra biển, đây là lợi thế mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Cà Mau. Tuy nhiên, đi kèm với đó là vô vàn những khó khăn trong việc kiểm soát tình trạng tàu thuyền ra vào khai thác, nhất là phương tiện công suất nhỏ (dưới 20 CV) sáng ra chiều vào. Ðiều này không chỉ khiến nguồn tài nguyên ven bờ ngày một cạn kiệt mà quan trọng hơn là ngư dân đang phải đối mặt với nguy hiểm do mưa bão mang đến.
Những phương tiện công suất nhỏ tại vàm Ba Tỉnh (xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) đang đối mặt với nguy hiểm khi khai thác hải sản trong mùa mưa bão. |
Nằm trên địa bàn 2 xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi và Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, cửa biển Hố Gùi nhiều năm qua đã nuôi sống hàng trăm hộ dân nơi đây. Tuy nhiên, phương tiện khai thác nơi đây đa phần vẫn là phương tiện nhỏ, công suất dưới 20 CV theo kiểu sáng ra chiều vào với các nghề lưới, lú và te. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huân Nguyễn Công Danh cho biết, hằng ngày có khoảng 100 phương tiện ra vào cửa biển khai thác. Tuy nhiên, đa phần là phương tiện nhỏ, thiếu trang thiết bị an toàn. Việc kiểm soát tàu thuyền ra vào cũng đang gặp nhiều khó khăn do địa hình nhiều sông rạch và người dân ra vào biển bất cứ giờ nào.
Không chỉ ở Hố Gùi mà tình trạng khó khăn trong kiểm soát tàu thuyền khai thác nhỏ ra vào tại các cửa biển là thực trạng chung ở nhiều cửa biển trên địa bàn. Tại cửa biển Hương Mai, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, hằng ngày có gần trăm phương tiện ra khu vực biển gần bờ khai thác trong tình trạng thiếu trang thiết bị an toàn và phương tiện dự báo mưa bão. Ða phần người dân chỉ dự báo thời tiết dựa trên kinh nghiệm nhiều năm đi biển.
Ðặc biệt, khó kiểm soát hơn hết đó là tình trạng người dân đang sống tạm dọc theo tuyến đê biển Tây và đê biển Ðông, cả các khu vực cửa biển lớn như Sông Ðốc. Ðại uý Nguyễn Văn Hệ, Phó đồn trưởng Ðồn Biên phòng Sông Ðốc, cho biết, do ở ngay mé biển nên việc ra vào của người dân gần như tự do. Ðây là những nhóm phương tiện có mức độ an toàn thấp nhất.
Đánh cược để mưu sinh
Những năm gần đây, không ít phương tiện nhỏ khai thác ven bờ bị sóng biển nhấn chìm. Gia đình ông Nguyễn Văn Duẩn, ấp 1, xã Khánh Tiến, là một trong số đó. Ông Duẩn nhớ lại, đó là vào mùa mưa bão năm 2012, trời đang trong xanh biển lặng, nhưng chưa kịp thả xong giàn lưới thì bỗng nhiên mưa và biển nổi sóng, ông tức tốc cuốn lưới nhưng vẫn không kịp vào đến bờ. May mắn là xuồng bị sóng đánh chìm gần bờ nên không thiệt hại lớn.
Theo dự báo của Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, vùng biển Cà Mau vẫn có nguy cơ xảy ra bão cấp 12, cấp 13. Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, nhận định, do tác động của biến đổi khí hậu nên tình hình thời tiết, thiên tai diễn biến mỗi lúc một phức tạp và khó lường. Hiện tượng mưa to, dông, lốc xoáy… xuất hiện thường xuyên hơn, phạm vi ảnh hưởng rộng hơn, nhất là đối với bà con đánh bắt trên biển và sinh sống ven biển.
Trước thực tế ấy, công tác tuyên truyền được xem là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai có thể mang lại. Ông Danh cho biết, ngoài vận động người dân phòng tránh nguy cơ thiệt hại có thể xảy ra do thiên tai, mua sắm các trang thiết bị an toàn khi ra khơi, hằng năm khi đến mùa mưa bão, xã còn sắp xếp bố trí những nơi neo đậu tàu thuyền, sơ tán dân cư về nơi an toàn khi có mưa bão như trụ sở UBND xã, trường học và nhà dân kiên cố…
Ðại uý Nguyễn Văn Hệ cho biết, đồn thường xuyên kết hợp với chính quyền địa phương phát huy hiệu quả 69 phương tiện trong đội tàu an toàn của cửa biển Sông Ðốc. Không chỉ tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước, phòng chống lụt bão, hạn chế thiên tai đến các phương tiện khai thác mà đội tàu còn tích cực tìm kiếm cứu hộ trên biển cũng như nắm bắt tình hình an ninh trên biển.
Tuy các địa phương có nhiều nỗ lực, song mức độ an toàn đối với các phương tiện khai thác ven bờ công suất nhỏ hiện nay vẫn trong tình trạng báo động. Mùa mưa bão đang đến gần, hơn ai hết, ý thức của người dân trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của mình là điều quan trọng nhất./.
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Thuế tài sản làm tăng hiệu quả cho nền kinh tế
- ·Không dồn hết lên “vai” ngân sách
- ·Triển khai dịch vụ đặt mua và thanh toán vé tàu qua di động
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Kiểm soát chặt, tránh lợi dụng trung chuyển để buôn lậu
- ·Việt Nam có nhiều ưu đãi về thuế
- ·Những lưu ý để không bị vuột mất cơ hội trúng tuyển nguyện vọng bổ sung
- ·Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- ·Đại biểu đề nghị ưu tiên kiểm soát bội chi, nợ công
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Lần đầu tiên khai giảng lớp đại học tại Côn Đảo
- ·Học viện Tài chính: Hợp tác quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo
- ·Học viện Tài chính công bố điểm tuyển sinh năm học 2017
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·TP.HCM tổng kiểm tra phòng cháy chữa cháy hơn 1.200 cơ sở
- ·Hà Nội triển khai các hoạt động phục vụ vận tải hành khách dịp lễ 30/4, 1/5
- ·Hải Phòng: Nhiều cơ sở xã hội hóa chưa đáp ứng tiêu chí về đất đai
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·Hà Nội: Dịch tay chân miệng tăng nhanh