会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ltd cup anh】Mài bút sắc để giữ vững trận địa tư tưởng!

【ltd cup anh】Mài bút sắc để giữ vững trận địa tư tưởng

时间:2025-01-27 17:47:50 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:953次

BÀI CUỐI:
BẢO VỆ VỮNG CHẮC NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

BPO - Được ví như người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng của Đảng,i bltd cup anh những người làm báo hiện nay đang có nhiệm vụ quan trọng: đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trên chặng đường đấu tranh đầy cam go này, đòi hỏi những người làm báo phải biết mài sắc ngòi bút, vững tinh thần để dẫn dắt dư luận, giành thắng lợi.

Chuyên nghiệp nội dung 

Sự bùng nổ của công nghệ số, truyền thông xã hội đặt ra những thách thức không nhỏ cho cơ quan báo chí trong việc làm tròn vai trò là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng. Nhanh nhạy thích ứng, ngay từ năm 2016, các cơ quan báo chí tỉnh Bình Phước đã tập trung xây dựng chuyên mục, chuyên trang, phân công nhân sự thực hiện để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đặc biệt, từ sau khi có Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, nhiệm vụ này trên báo chí càng được đẩy mạnh và tập trung hơn. Bình Phước xác định công tác thông tin tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của hoạt động đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, nhất quán, huy động tổng lực các cơ quan, đơn vị, các cơ quan báo chí cùng vào cuộc, tăng cường thông tin trên cả 2 mặt trận “xây” và “chống”.

Sứ mệnh của những người làm báo đòi hỏi họ phải tiếp tục rèn luyện hơn nữa để “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” như mong mỏi của nhà báo lão thành Hữu Thọ. Trong ảnh: Các phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước đang tác nghiệp, ghi nhận ý kiến người dân để sáng tạo tác phẩm báo chí

Với sự chỉ đạo quyết liệt, từ tháng 8-2021, các chương trình “Góc nhìn thẳng” trên sóng phát thanh, truyền hình đã được tăng kỳ phát sóng, định kỳ hằng tuần thay vì hằng tháng như trước đây; chuyên mục “Góc nhìn thẳng” trên báo in của Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) cũng tăng từ 3 kỳ lên 5 kỳ/tuần. Đây là chương trình chủ lực, có nhiệm vụ tăng cường khả năng nhận diện, đấu tranh, phản bác thông tin xấu, độc, nâng cao sức đề kháng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cách đấu tranh, phản bác trên báo chí được thực hiện song hành giữa “xây” và “chống”, trong đó chú trọng “xây” trước, “chống” sau, với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Đến nay, các chuyên mục nêu trên đã thực hiện khoảng hơn 600 bài viết, chất lượng nội dung từng bước được nâng lên với tính chiến đấu cao, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, thông tin đa chiều, có tính thực tiễn.

Ngoài đăng tải, phát sóng trên các loại hình báo chí, ưu thế của mạng xã hội cũng được tận dụng triệt để để lan tỏa những thông tin tích cực và đấu tranh với thông tin sai lệch.

Ngày 14-7-2022, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 17-CT/TU về việc định hướng tiếp cận, xử lý và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022-2025. Chỉ thị yêu cầu: Trong công tác thông tin, tuyên truyền phải nhất quán quan điểm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, lấy thông tin tích cực đẩy lùi thông tin tiêu cực, lệch lạc, sai trái, thù địch; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài, “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên. Chú trọng tuyên truyền nội dung chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, của tỉnh…


Mỗi một cơ quan báo chí mang trong mình sứ mệnh là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và là diễn đàn của nhân dân. Thông tin đăng tải trên báo, phát sóng trên đài không chỉ phản ánh mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, góp phần tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, nâng cao hiểu biết của người dân mà còn góp phần xây dựng đạo đức, nhân cách, lối sống con người Việt Nam, lan tỏa những giá trị nhân văn đến mọi người. Do đó, yêu cầu thông tin phải mang tính định hướng, đảm bảo những giá trị cốt lõi của báo chí. Chính nội dung chuyên nghiệp là cách thức bền vững để báo chí có độc giả, khán, thính giả. Khi tạo dựng được sự tin cậy của công chúng, báo chí sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Rèn luyện để “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”

Phát biểu tại lễ trao giải Báo chí quốc gia lần thứ XVI, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; thể hiện tính cách mạng, đi đầu trong những vấn đề lớn của đất nước; là vũ khí tư tưởng sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, lợi ích quốc gia, dân tộc; khơi dậy khát vọng phát triển, những giá trị cốt lõi của đất nước, dân tộc; cổ vũ mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới, sáng tạo, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Cùng với sự phát triển của đất nước, đòi hỏi tầm cao trách nhiệm của báo chí, sứ mệnh của những người làm báo tiếp tục phải rèn luyện hơn nữa để “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” như mong mỏi của nhà báo lão thành Hữu Thọ đối với những người làm báo.

 “Mắt sáng”: Yêu cầu này đòi hỏi người làm báo phải nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện bằng sự tỉnh táo của lý trí, không nhìn sự việc một cách phiến diện, không suy xét. Thực tế cho thấy, người làm báo có sự phản xạ rất nhanh đối với thông tin, nhất là những thông tin mới, lạ. Thế nhưng, không nên vì áp lực tính nóng, hấp dẫn của thông tin mà thiếu kiểm chứng. Khi chưa nhìn thấy tận mắt, nghe tận tai và chưa đối chứng, tìm hiểu cẩn thận thì đừng vội vàng viết. Trong quá trình hoàn thành bài viết cũng đừng để cảm xúc lấn át. Sự đánh giá theo cảm quan, hời hợt, vô cảm, thậm chí có chiều hướng tô hồng hoặc bôi đen sự vật, hiện tượng sẽ gây bức xúc trong công chúng và những người làm báo chân chính.

 “Lòng trong”: Công nghệ 4.0 hiện nay hỗ trợ việc làm báo dễ dàng và thuận lợi hơn. Thế nhưng, đạo đức nghề nghiệp bắt buộc người làm báo phải luôn đề cao sự trung thực, không úp mở, có quan điểm rõ ràng, không thổi phồng, giật gân để câu view, câu like… Yêu cầu này đòi hỏi mỗi nhà báo phải luôn học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để có cái tâm trong sáng.

“Bút sắc”: Đòi hỏi mỗi người làm báo phải biết định hướng dư luận, mạnh mẽ phản bác những thông tin không đúng bằng lập luận sắc bén, tư duy khoa học, nêu cao tính chiến đấu của báo chí. Đặc biệt, đứng trước thế giới mạng xã hội rộng lớn, người làm báo càng phải nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đấu tranh với cái xấu, độc hại làm ảnh hưởng đến lợi ích của Đảng, dân tộc. Cùng với đó, ưu tiên tuyên truyền, lan tỏa cái đẹp, như gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến, mẩu chuyện cảm động về lòng nhân ái, sự hiếu thảo, ý chí vượt khó vươn lên...; tuyên truyền chính sách chăm lo người dân ở các vùng, miền với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, qua đó để thông tin tích cực trở thành dòng thông tin chủ lưu, dẫn dắt công chúng.

 Khi các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội không ngừng chống phá thành quả cách mạng Việt Nam bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, tác động tiêu cực đến tâm lý, tình cảm và làm lung lay niềm tin của quần chúng nhân dân, “mài” bút sắc để giữ vững trận địa tư tưởng, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay.

Không chỉ đấu tranh với các thế lực bên ngoài, các tác phẩm báo chí cũng nêu cao tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đấu tranh phê phán những thói hư tật xấu, những hành vi sai trái trong chính nội bộ với tinh thần “tự soi”, “tự sửa” để hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của công chúng. Lịch sử đã chứng minh “lòng dân” chính là thành trì vững chắc cho sự tồn tại của chế độ và những người làm báo phải có trách nhiệm “an dân” bằng những tác phẩm báo chí lan tỏa được niềm tin về sự tốt đẹp của xã hội, về sự nhân văn, chính trực của người dân Việt Nam.


Để “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, mỗi nhà báo phải không ngừng học hỏi, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nâng cao vốn sống, hiểu biết, vốn nghề, xác định tâm thế để trở thành những nhà báo cách mạng chân chính, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, làm tròn nhiệm vụ là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng của Đảng.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
  • Khiếu nại của bà Nguyễn Thị Hạnh, thị trấn An Thạnh (Thuận An): Nỗi đau còn lại!
  • Bất động sản Đông Nam Bộ: Nóng bỏng những dự án tỷ đô
  • Giá bất động sản năm 2018 khó tăng đột biến
  • Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
  • Một bệnh nhân cần giúp đỡ
  • “Hố tử thần” xuất hiện sau cơn mưa!
  • Giao dịch bất động sản tại Hà Nội, TP.HCM hạ nhiệt
推荐内容
  • Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
  • Cơ hội mới cho doanh nghiệp địa ốc
  • Gần 200.000 căn hộ nhà ở xã hội chờ giải cứu
  • Bất động sản Sài Gòn thưởng Tết tiền tỷ
  • Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
  • Tìm chế tài ngăn cò đất lũng đoạn thị trường