【dự đoán tỉ số bóng đá hôm nay】Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới: Tôi chọn từ “kiên cường“ dành cho Việt Nam
Ông Andrea Coppola,êngiaKinhtếtrưởngcủaNgânhàngThếgiớiTôichọntừkiêncườngdànhchoViệdự đoán tỉ số bóng đá hôm nay Chuyên gia Kinh tếtrưởng của Ngân hàngThế giới tại Việt Nam |
Nhìn lại bức tranh kinh tế năm 2023, ông có thể tóm tắt ngắn gọn như thế nào?
Suy thoái kinh tế toàn cầu và tác động của nó đến nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam đã khiến năm 2023 trở thành một trong những năm thách thức nhất của thế kỷ 21, sau hai năm Covid-19 vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức, quá trình phục hồi đang dần diễn ra.
Ông đánh giá thế nào về tình hình kinh tế của Việt Nam năm 2023 trong bối cảnh toàn cầu đầy thách thức đó?
Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Quan hệ thương mại mạnh mẽ của Việt Nam với phần còn lại của thế giới là nguồn sức mạnh và tạo nên sự thành công trong thời gian qua. Đồng thời, sự phụ thuộc vào nhu cầu từ các đối tác thương mại đã đưa Việt Nam vào thế phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2023.
Kết quả là, sau những năm Covid-19 rất khó khăn, tình hình kinh tế năm 2023 kém nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chínhchâu Á cuối những năm 1990. Tuy nhiên, tôi vẫn đánh giá kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 là tích cực trong bối cảnh toàn cầu đầy thách thức, khi tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ khoảng 2,5%; tại khu vực đồng Euro, tăng trưởng kinh tế thậm chí còn yếu hơn, chỉ ở mức khoảng 0,5%.
Bất chấp những thách thức toàn cầu, Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương đối nhanh. Đầu tư công đã tăng khoảng 35% so với năm trước, giúp duy trì tăng trưởng kinh tế. Cho dù đây là những kết quả ấn tượng, nhưng vẫn còn đó những thách thức, bao gồm vấn đề cải thiện việc thực hiện đầu tưcông, vốn ngày càng trở nên quan trọng đối với sự tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam.
Năm qua, nhiều doanh nghiệpViệt Nam gặp khó khăn. Ông có thể giải thích nguyên nhân của những khó khăn đó?
Có hai nguyên nhân chính. Nguyên nhân đầu tiên có liên quan đến yếu tố bên ngoài. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh đến nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam. Cú sốc bên ngoài này ảnh hưởng đến rất nhiều doanh nghiệp đang sản xuất - kinh doanh hàng hóa xuất khẩu. Nhiều công nhân trong lĩnh vực sản xuất rất quan trọng đối với kinh tế Việt Nam bị mất việc làm và thu nhập của họ bị ảnh hưởng.
Điều này một phần dẫn đến nguyên nhân thứ hai đằng sau những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải là yếu tố trong nước. Khó khăn mà nhiều lao động Việt Nam gặp phải đã dẫn đến tiêu dùngnội địa giảm tốc, không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, mà còn ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp khác, các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Vậy động lực nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 2 quý cuối năm 2023?
Giai đoạn cuối năm 2023, chúng ta thấy có dấu hiệu phục hồi kinh tế. Sự phục hồi này được thúc đẩy bởi 3 yếu tố chính.
Thứ nhất, nhu cầu bên ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam dần phục hồi. Hoạt động xuất nhập khẩu giảm xuống mức thấp nhất vào giữa năm 2023 và hoạt động thương mại được cải thiện trong nửa cuối năm.
Thứ hai, các cơ quan chức năng đã cho thấy rõ vai trò quan trọng của việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công, với con số tăng đáng kể so với năm 2022. Đầu tư công là yếu tố then chốt vì chúng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn và vì vậy, cải thiện hơn nữa quản lý đầu tư công là ưu tiên hiện nay của Việt Nam.
Thứ ba, bất chấp cú sốc mạnh giáng xuống nền kinh tế, tiêu dùng tư nhân vẫn phục hồi tốt. Sự tăng trưởng của doanh số bán lẻ - một chỉ số nói lên tiêu dùng cá nhân, ổn định ở mức khoảng 7,5% kể từ tháng 8. Tốc độ tăng trưởng này tuy chậm hơn đáng kể so với trước đại dịch Covid-19, nhưng tiêu dùng tư nhân vẫn là một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế.
Nếu chọn một từ để miêu tả Việt Nam năm 2023, thì ông sẽ chọn từ gì?
Tôi chọn từ “kiên cường” dành cho Việt Nam. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, suy thoái kinh tế toàn cầu là một cú sốc tiêu cực lớn, nhưng Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mà nhiều nước trên thế giới chỉ có thể mơ ước.
Vậy điều gì khiến cộng đồng quốc tế chú ý đến Việt Nam trong năm 2023? Đâu là điểm mạnh nhất của Việt Nam?
Việt Nam thu hút nhiều sự chú ý của quốc tế trong năm 2023. Báo chí toàn cầu đã đăng tải nhiều bài viết nhấn mạnh thành tích và tiềm năng của Việt Nam. Chuyến thăm của các nguyên thủ thế giới tới Việt Nam càng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế nhờ sự ổn định về kinh tế, chính trị và khả năng hội nhập nền kinh tế toàn cầu.
Tôi nhớ lại một bài báo đăng trên Tờ Financial Times vào tháng 7/2023 đã chỉ ra những cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam và thời điểm kinh tế của Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh như vậy, điều quan trọng đối với Việt Nam là tiếp tục củng cố môi trường kinh doanh và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tư nhân, để tận dụng tối đa tác động của diễn biến địa chính trị toàn cầu đối với đầu tư và thương mại quốc tế.
Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tuy không đạt mục tiêu đề ra, nhưng vẫn là một con số đáng ghi nhận khi nền kinh tế liên tục gặp nhiều khó khăn cả bên trong lẫn bên ngoài. Bối cảnh nào sẽ chờ đợi nền kinh tế Việt Nam năm 2024?
Bối cảnh quốc tế dự kiến còn nhiều thách thức trong năm 2024. Sau đợt suy thoái toàn cầu năm 2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến giảm tốc hơn nữa vào năm 2024, bao gồm cả các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Hoa Kỳ. Hiệu suất yếu kém sắp tới có thể là kết quả của tác động chậm trễ của chính sách tiền tệ thắt chặt diễn ra hiện nay, điều kiện tín dụng hạn chế và thương mại toàn cầu suy yếu.
Rủi ro chính cho năm 2024 bao gồm rủi ro địa chính trị, tác động của các cuộc xung đột lên giá năng lượng, căng thẳng tài chính liên quan đến sự gia tăng lãi suất dài hạn và hoạt động kinh tế yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc. Trong bối cảnh như vậy, điều quan trọng là Việt Nam phải giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài và ngày càng tận dụng sức mạnh nội tại cùng năng suất trong nước để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh như vậy, theo ông, mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% cho năm 2024 có phải là thách thức? Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 là gì?
Do tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến tiếp tục chậm lại vào năm 2024, tôi cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% cho năm 2024 là đầy tham vọng. Bất chấp suy thoái toàn cầu, nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam có thể dần được cải thiện và chúng tôi dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ tăng nhẹ, nhưng rất khó đạt được mức 6 - 6,5%, trừ khi nhu cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước tăng tốc mạnh hơn nữa.
Các nhà chức trách có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa, bằng cách đẩy nhanh việc thực hiện các dự ánhạ tầng và dự án đầu tư công mang tính chuyển đổi trạng thái, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn.
Năm ngoái, Quốc hội tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam và đề cập việc tăng cường nội lực. Vậy Việt Nam có thế mạnh gì để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024 và ông có khuyến nghị gì để tháo gỡ những rào cản đang cản trở sự phát triển kinh tế?
Người dân Việt Nam là nguồn nội lực lớn nhất của đất nước. Công nhân và doanh nhânđã giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng gấp 7 lần trong 30 năm qua. Để duy trì mức tăng trưởng nhanh chóng này, với môi trường bên ngoài đầy thách thức, theo tôi, cần tiếp tục thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân và nâng cao năng suất lao động.
Tôi đề nghị tăng gấp đôi nỗ lực phát triển nguồn nhân lực bằng cách nâng cao trình độ của lực lượng lao động và phát triển vốn vật chất thông qua đầu tư công vào hạ tầng giao thông và năng lượng để có thể tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân Việt Nam.
Cuối cùng, thông điệp của ông dành cho Việt Nam trong năm 2024 là gì?
Dù chúng tôi hy vọng rằng, nhu cầu xuất khẩu đối với hàng Việt Nam từ phần còn lại của thế giới sẽ phục hồi vào năm 2024, nhưng sẽ không mạnh như trước và tình hình đầy thách thức này có thể kéo dài trong một thời gian. Trong bối cảnh đó, thông điệp của tôi dành cho Việt Nam là tận dụng sức mạnh nội tại và thúc đẩy tăng năng suất của nền kinh tế trong nước, để biến những thách thức do suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra thành cơ hội củng cố hơn nữa mô hình tăng trưởng kinh tế.
Tôi cũng muốn nhân cơ hội này chúc mọi người một năm 2024 khỏe mạnh, thịnh vượng và thành công.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·PM hails social policy credit’s role in poverty reduction
- ·Deputy Minister of Natural Resources and Environment assigned to oversee ministry operations
- ·Party General Secretary, President Tô Lâm begins state visit to China
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Foreign Minister meets OV intellectuals in Japan
- ·Foreign leaders extend congratulations to new Party chief
- ·Cuban scholar highlights Vietnamese Party’s leadership
- ·Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- ·Top leader visits Vietnamese Revolutionary Youth League headquarters relic site in Guangzhou
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·Việt Nam, China striving for land border of peace, friendship, cooperation, development
- ·Hà Nội seeks stronger ties with Argentinean localities
- ·Party General Secretary, President Tô Lâm begins state visit to China
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Top leader visits Vietnamese Revolutionary Youth League headquarters relic site in Guangzhou
- ·Vietnamese top leader's visit to further consolidate political trust: Chinese Ambassador
- ·Chief of Malaysia’s Defence Force pays official visit to Việt Nam
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·Top leader presents Hero of People's Armed Forces title to HCM City’s public security force