【kết quả cameroon】Bánh kẹo Hải Hà: Ngoài ngọt, trong đắng
Số phận bấp bênh
Hải Hà là thương hiệu ngành bánh kẹo thuộc hàng giàu truyền thống nhất Việt Nam. Công ty được thành lập từ năm 1960, quy mô sản xuất hiện lên tới 20.000 tấn/năm. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo được cấp chứng nhận hệ thống “Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn” (HACCP) tại Việt Nam.
Năm 2003, Công ty thực hiện cổ phần hóa theo Quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp và chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ đầu năm 2004.
Đó là những câu chuyện của quá khứ. Hiện tại, đại gia vang bóng một thời này đang khá bế tắc khi không thể đạt được sự thỏa hiệp giữa các nhóm cổ đông cũ và mới trong Công ty. Chỉ còn gần 3 tháng nữa là kết thúc năm, Bánh kẹo Hải Hà vẫn chưa thể thông qua được phương án kinh doanh năm 2017. Lý do là, Công ty không thể tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên do 3 lần triệu tập họp đều không thể thực hiện được, do cổ đông lớn nắm quyền chi phối cả 3 lần đều không thông qua chương trình cuộc họp.
Cổ phiếu HHC của Bánh kẹo Hải Hà trong thời gian trước là một cổ phiếu khá “cô đặc”, rất ít giao dịch. Riêng cổ đông lớn (Vinataba) đã chiếm tới 51% vốn điều lệ. Tuy nhiên, kể từ khi Vinataba thoái vốn vào đầu năm 2017, thì các hoạt động giao dịch chuyển nhượng cổ phiếu tại công ty này diễn ra khá ly kỳ.
Hồi tháng 3/2017, Vinataba đăng ký bán toàn bộ 8,37 triệu cổ phiếu, tương đương 51% vốn của Hải Hà bằng phương thức khớp lệnh. Kết quả là, một cá nhân đã bỏ ra hơn 400 tỷ đồng mua lại số lượng cổ phiếu này (mức giá khoảng 48.600 đồng/cổ phiếu). Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 1 tháng sau, cá nhân này đã lập tức thoái hết số cổ phiếu Bánh kẹo Hải Hà vừa mua từ Vinataba. Số cổ phiếu này vẫn chưa hết long đong, vì cũng chỉ hơn 1 tháng sau đó, các cổ đông mới vừa mua lại số cố phiếu trên, lại chuyển nhượng cho một nhóm cá nhân khác.
Ngoài ra, tại thời điểm Vinataba thoái vốn cũng có một cổ đông khác đứng ra mua lại số lượng cổ phần lớn từ các cổ đông nhỏ lẻ. Tỷ lệ nắm giữ của cổ đông này đã lên đến gần 24% vốn điều lệ. Số cổ phần này, cộng với 51% cổ phần có nguồn gốc từ Vinataba sở hữu trước đây được mua đi bán lại nhiều lần. Hiện tại, chỉ một vài cổ đông đang nắm chi phối tới 75% cổ phần tại đại gia ngành bánh kẹo này.
Phương án kinh doanh “treo” vô thời hạn
Ông Trần Hồng Thanh, Ủy viên Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty cho biết, theo quy định, cổ đông phải nắm giữ cổ phiếu liên tục trên 6 tháng mới được quyền ứng cử vào Hội đồng Quản trị. Trong khi đó, một số cổ đông tuy là cổ đông lớn, nhưng đều mới mua cổ phiếu, chưa đủ thời gian nắm giữ. “Có thể đó là lý do các cổ đông lớn không muốn Đại hội diễn ra, vì họ vẫn chưa đủ điều kiện được bầu vào Hội đồng Quản trị”, ông Thanh lý giải.
Trong khi các cổ đông mới và Hội đồng Quản trị hiện hành của Công ty chưa có được tiếng nói chung thì trên thực tế, Đại hội đồng cổ đông thường niên đã không thể họp được và đương nhiên, phương án kinh doanh cũng bị treo vô thời hạn, cho dù năm tài chính đã đi quá 3/4 quãng đường.
Dự kiến, nếu cuộc họp diễn ra thì Hội đồng Quản trị và Ban Tổng giám đốc sẽ trình phương án kinh doanh với doanh thu dự kiến cho năm 2017 là 890 tỷ đồng, bằng 104% so với thực hiện năm 2016, lợi nhuận trước thuế 42 tỷ đồng, tương đương năm 2016 và mức cổ tức dự kiến chia là 15%, cũng bằng cổ tức năm 2016.
Tuy nhiên, mối quan tâm của các đại gia đối với Bánh kẹo Hải Hà có thể chưa hẳn là việc lãi lỗ, vì ngoài bánh kẹo, Công ty Hải Hà còn được để mắt nhờ đang quản lý và sử dụng nhiều khu đất lớn, trong đó đáng chú ý nhất là khu đất vàng tại 25 - Trương Định, Hà Nội.
Trước đây, Bánh kẹo Hải Hà cũng đã từng xây dựng dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại 25 - Trương Định. Cụ thể, Công ty đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Liên danh giữa Công ty cổ phần ACI Việt Nam và Công ty cổ phần Hạ tầng Đông Á, thành lập công ty cổ phần để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất. Theo hợp đồng, các đối tác trong Liên danh đã chuyển tiền đặt cọc để Công ty Bánh kẹo Hải Hà bổ sung vào nguồn vốn thực hiện dự án di dời. Song việc triển khai dự án hiện đang gặp khó khăn do chủ trương của Chính phủ là hạn chế và tiến tới tạm dừng cấp phép mới cho các dự án nhà cao tầng trong khu vực nội đô. Do vậy, UBND TP. Hà Nội chưa phê duyệt quy hoạch cho khu đất dự án tại 25 - Trương Định.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- ·Về Việt Nam, mẫu xe “xanh” của Nissan, chiếc Kicks e
- ·Nhiều thay đổi trong giải đua địa hình đối kháng Petrolimex KOK 2023
- ·Ôm cua nhanh, xe máy ‘bay’ trên không trung rồi va trúng cột điện
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Hỗ trợ 30 triệu đồng lệ phí trước bạ cho khách hàng mua xe Vios
- ·Honda Việt Nam tri ân khách hàng bằng loạt hoạt động hấp dẫn
- ·Từ nay đến cuối năm, Mercedes
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Kỹ sư chế xe cấp cứu bằng xe máy giúp bệnh nhân COVID
- ·PM offers incense in tribute to late government leaders
- ·Một số mẫu xe đáng chú ý dự kiến chào sân thị trường Việt tháng đầu năm 2024
- ·Bản sao Lamborghini có thể lái được làm từ bìa carton được bán với giá 10.000USD.
- ·HMD Mobile Việt Nam ra mắt dải sản phẩm Nokia mới
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Thái Lan có kế hoạch cấm bán ô tô chạy bằng xăng dầu vào năm 2035
- ·Khám phá xe trinh sát không người lái 6x6 đầu tiên của quân đội Hàn Quốc
- ·Va phải xe tải đang sang đường, tài xế xe máy tiếp tục bị container tông
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·Phóng mô tô hơn 260km/h, nam tài xế nhân cái kết hôn mê 2 tháng