【psg rennes】Kiến nghị đưa giáo dục người lớn thành một ngành học trong trường đại học
Chiều ngày 11/1,ếnnghịđưagiáodụcngườilớnthànhmộtngànhhọctrongtrườngđạihọpsg rennes Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo góp ý các nội dung liên quan đến giáo dục thường xuyên trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
Tại hội nghị, ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT cho biết, dự thảo luật Giáo dục sửa đổi lần này quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên.
Kiến nghị đưa giáo dục người lớn thành một ngành học trong trường đại học
Đặc biệt, trong dự thảo sửa đổi lần này, vị thế giáo dục người lớn được coi trọng hơn, thể hiện qua quy định các cơ sở giáo dục công lập, cụ thể là Đại học, Cao đẳng có trách nhiệm cung cấp nguồn học liệu cho các trung tâm giáo dục thường xuyên được duy trì và đưa tri thức Đại học đến với đông đảo công chúng về mặt bồi dưỡng năng lực xã hội và năng lực nghề nghiệp.
Ngoài ra, dự thảo sửa đổi cũng quy định rõ trách nhiệm của các trường sư phạm, cần nghiên cứu về giáo dục ở người lớn và đào tạo các giáo viên có chuyên môn để tham gia dạy giáo dục cho người lớn trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Công Hinh đánh giá, điều này tạo ra cơ hội học tập cho nhiều tầng lớp xã hội cùng được tham gia học tập và cơ hội tiếp cận tri thức cao cho tất cả người dân. Chúng ta có thể tạm gọi đây là một phần của tiếp cận hệ thống giáo dục Mở.
Cần định danh rõ các trung tâm ngoại ngữ, tin học
Ông Nguyễn Lâm, Phó Tổng Giám đốc Language Link Việt Nam cho rằng, hiện nay cả nước có khoảng trên 3.000 trung tâm ngoại ngữ đang hoạt động có cấp phép nhưng trong dự thảo sửa đổi lại chưa có quy định rõ ràng về các cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm trung tâm giáo dục ngoại ngữ, tin học (điểm d, khoản 2, điều 42) mà chỉ ghi chung là "các trung tâm giáo dục khác".
Nguyễn Lâm, Phó Tổng Giám đốc Language Link Việt Nam đóng góp ý kiến.
Nếu điều khoản này được thông qua chính thức, thì hơn 3.000 trung tâm này sẽ không được mang tính định danh cụ thể mà sẽ phải đổi tên và chức năng thành TT GDTX; điều này sẽ mất nhiều thời gian và cần quy trình rất dài hơi.
Do đó, ông Lâm đề xuất nên giữ lại quy định về tên trung tâm như Luật trước đây. Cần chiếu theo nhu cầu của người học giúp họ hứng thú theo học hơn và đúng mục đích hơn tham gia hơn hay vì đổi tên làm người học mơ hồ khó lựa chọn.
Đồng tình với quan điểm này, bà Lê Hà, trung tâm tiếng Anh 123 Hà Nội cho rằng, nếu chúng ta đang bàn đến tính Mở trong hệ thống giáo dục thì không có lý gì lại gộp các trung tâm ngoại ngữ, tin học, kĩ năng sống… vào thành một mục như dự thảo sửa đổi hiện nay. Như vậy sẽ rất khó quản lí và có khung pháp lí chung khi đánh giá các cơ sở giáo dục dân lập này.
Cùng với đó, những quy định tại điều 43 về đánh giá công nhận kết quả học tập, (trong luật cũ gọi là quy định về văn bản, chứng chỉ giáo duc) mới ở chỗ mọi người có thể tự học ở nhà, đến trường học, học qua mạng…bằng nhiều hình thức; không nhất thiết cứ phải đến trường mới được tham gia thi để được cấp bằng, cấp chứng chỉ. Như vậy cũng nên định danh rõ các trung tâm để người học được định hình để tham gia học và thi lấy các chứng chỉ.
Cùng với đó, việc quy định về nội dung giáo dục thường xuyên cần tập trung đưa thêm vấn đề giáo dục ngoại ngữ và tin học vào thành một mục quan trọng. Bởi vì Chính phủ đang thực hiện đề án phổ cập Ngoại ngữ thì không có lí do gì lại để vấn đề này ngoài chương trình hoạt động được.
Các trường Đại học tham gia vào giáo dục người lớn.
PGS.TS Nguyễn Mai Hương, Chủ tịch Hội đồng trường đại học Mở Hà Nội cho rằng, nếu được chúng ta nên đưa thêm định nghĩa về giáo dục của UNESCO vào trong khái niệm của giáo dục thường xuyên để xóa bỏ được rào cản làm sao cho tất cả công dân đều dễ dàng tiếp cận được giáo duc, từ đó sẽ thoáng hơn cho các điều khoản quy định chương trình và phương pháp thực hiện phía sau.
PGS.TS Nguyễn Mai Hương, Chủ tịch Hội đồng trường đại học Mở Hà Nội
"Chúng tôi đồng tình với quy định các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục ĐH có trách nhiệm cung cấp nguồn học liệu cho các trung tâm giáo dục thường xuyên (khoản 3, điều 44), nhưng như vậy chưa đủ, nên quy định thêm về cung cấp các môi trường (thiết bị, mô hình, cơ sở…) để cho các trung tâm được tiếp cận nhiều hơn ở mức độ tri thức tiên tiến hóa như hiện nay" - PGS.TS Nguyễn Mai Hương nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bà Hương băn khoăn khi đa số các học liệu của các trường ĐH, CĐ đều có tính bản quyền tác giả rất cao, phải được sự đồng ý của các tác giả thì Nhà trường mới được cung cấp, cho nên dự thảo có thể thay từ "trách nhiệm" bằng "cung ứng trong phạm vi điều kiện cho phép" sẽ hợp lí hơn. Bởi nếu quy định trách nhiệm thì các trường rất bị động và khó xử lí đối với các công trình khoa học tiên tiến có đầu tư cao.
Bà Hương đề xuất, Bộ GD&ĐT cùng các trường nên nghiên cứu đưa chương trình giáo dục người lớn thành trở thành một ngành học, một quy định trong luật sẽ dễ dàng hơn trong việc giáo dục thường xuyên cho các tầng lớp người dân lao động.
Ông Lê Công Thành, Giám đốc TT GDNN-GDTX quận Long Biên (Hà Nội) cho rằng, cách phân loại các mô hình thực hiện chương trình GDTX chưa cụ thể, đơn cử như đào tạo từ xa với hình thức vừa học vừa làm cũng gần tương tự như nhau, đang bị trùng lặp trong luật.
Đồng thời tiêu chuẩn về nhà giáo trong Luật nếu để chung chung thì chưa đủ phù hợp với các giáo viên thuộc trung tâm giáo dục thường xuyên, cần có sự khác biệt và phù hợp hơn vì trung tâm còn có các báo cáo viên, chuyên viên...thường xuyên tham gia các chương trình học.
TheoDân trí
(责任编辑:World Cup)
- ·Người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục
- ·Đề nghị ngăn chặn giao dịch đất đai với công ty ‘trùm’ bất động sản ở Bình Dương
- ·Tiếp tục khởi tố ông Đinh Trường Chinh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- ·Làng nhang trăm tuổi ở TP.HCM đìu hiu, mong ngóng từng đơn hàng Tết
- ·HLV Kim Sang
- ·Bộ GTVT xin cơ chế gỡ vướng hàng chục dự án làm 10 năm chưa được quyết toán
- ·Bộ GTVT phản hồi kiến nghị lập quy hoạch tuyến đường sắt Hạ Long
- ·Nam thanh niên nhập viện vì nhét dị vật vào ‘của quý’ để tạo khoái cảm
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Vụ không biết chữ vẫn được cấp bằng lái ô tô, vì sao hồ sơ bị tiêu huỷ?
- ·Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- ·Hải Phòng điều động công tác chủ tịch huyện có quá nửa số phiếu tín nhiệm thấp
- ·Dự báo thời tiết ngày 19/1/2024: Hà Nội bừng nắng ấm trước đợt mưa, rét đậm
- ·Phó Thủ tướng: Nhiều người 'đi về nơi xa lắm' vì coi thường quản lý ngân sách
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc công ty bất động sản lừa đảo hơn 33 tỷ đồng
- ·Triệt phá đường dây vận chuyển 300 kg ma túy từ Lào sang Việt Nam
- ·Vụ không biết chữ vẫn được cấp bằng lái ô tô, vì sao hồ sơ bị tiêu huỷ?
- ·Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
- ·Dự báo thời tiết ngày 19/1/2024: Hà Nội bừng nắng ấm trước đợt mưa, rét đậm