【livescore kèo nhà cái】Định hướng nhân cách cho học sinh để giảm bạo lực học đường
Trầm cảm do bạo lực học đường
Sau gần 3 năm bị nhóm bạn học cùng lớp bắt nạt bằng lời nói,n clivescore kèo nhà cái thậm chí đánh đập, nữ sinh lớp 8 (sinh năm 2010, tại huyện Krông Na, tỉnh Đắk Lắk) rơi vào trạng thái tinh thần không ổn định, muốn giải thoát bằng cách tự hủy hoại bản thân, rạch tay, tự tử…
Nữ sinh chia sẻ, ngay từ khi bước vào lớp 6, em đã bị một nhóm khoảng 10 bạn học cùng lớp bắt nạt. Nguyên nhân do em hiền, học lực khá… khiến các bạn không thích và đã có nhiều hành vi gây bạo lực. “Một lần, các bạn sử dụng tay, chân đánh đập, tát… vào mặt, bụng khiến em rất đau đớn. Khoảng thời gian hai năm gần đây, các bạn sử dụng ngôn từ, lời nói để gây tổn thương. Đã có lần em đã xin mẹ chuyển lớp, nhưng không được”, nữ sinh chia sẻ.
Về phía gia đình, khi nghe con gái trải lòng về việc bị bạo lực học đường một thời gian dài, người mẹ rất ngạc nhiên. Bà B.T.N (phụ huynh nữ sinh) cho biết, trước đây cháu có xin gia đình cho chuyển lớp nhưng bà chỉ nghĩ cháu đòi hỏi nên cũng bỏ qua. Gần đây, thấy con có biểu hiện bất thường, nhà trường gọi lên thông báo cháu đi học tự rạch tay nên mới đưa cháu đến Bệnh viện tâm thần tỉnh Đắk Lắk để khám và được các bác sỹ yêu cầu nhập viện.
“Gia đình có hỏi nhưng cháu không nói rõ lý do, cũng chỉ biết cháu đi học bị các bạn không thích vì học lực khá hơn”, phụ huynh chia sẻ.
Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Bé, Trưởng Khoa Khám - Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện tâm thần tỉnh Đắk Lắk, bị bắt nạt kéo dài khiến bệnh nhân luôn lo lắng, căng thẳng và sợ hãi, dễ cáu gắt. Khoảng 2 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân xuất hiện biểu hiện bất thường như rạch tay... Gia đình có đưa cháu đến khám và được các bác sỹ yêu cầu nhập viện. Thế nhưng, do chủ quan, phụ huynh đã cho con về. Sau đó 1 tuần, trẻ tiếp tục có biểu hiện dùng dao lam rạch nhiều vết ở tay, suy nghĩ tiêu cực, không muốn sống, định nhảy lầu tự tử... Gia đình tiếp tục đưa con đi khám lần hai và tiến hành nhập viện. Các bác sỹ chẩn đoán, nữ sinh bị trầm cảm nặng, có ý tưởng tự sát và hành vi tự hủy hoại.
"Em học sinh này đã có ý tưởng tự sát, dùng dao lam cắt tay. Trường hợp này đang ở giai đoạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần. Các bác sỹ vừa điều trị thuốc để giảm lo âu, chống trầm cảm vừa thực hiện các biện pháp tâm lý để em hiểu được bệnh và có cách khắc phục điều trị bệnh lâu dài, tránh tái phát", Bác sỹ Nguyễn Thị Bé thông tin.
Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Bé, trường hợp của nữ sinh lớp 8 không phải duy nhất. Trung bình mỗi tháng, Khoa Khám - Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện tâm thần tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận 4 đến 5 trường hợp trầm cảm lứa tuổi học sinh liên quan bạo lực học đường.
“Đây là con số khá nhiều, trong đó, một số trường hợp gia đình giấu bệnh hoặc học sinh không dám nói do lo sợ các bạn tấn công. Đây cũng là điều đáng lo ngại. Hầu hết các em đều giấu, khi tới đỉnh điểm có hành vi tự sát thì gia đình mới phát hiện”, bác sỹ Bé thông tin.
Cần can thiệp sớm
Theo Bác sỹ Nguyễn Thị Bé, trầm cảm ở lứa tuổi học đường xuất hiện rất nhiều, có thể do sang chấn tâm lý, áp lực học tập, bạo lực học đường, yếu tố gia đình, hoàn cảnh gia đình khó khăn… Trong trầm cảm có nhiều mức độ để điều trị; tùy vào từng trường hợp, các bác sỹ xây dựng phác đồ riêng để chữa trị. Bệnh nhân khó ngủ sẽ sử dụng thuốc an thần, hỗ trợ ngủ cho các em. Với trường hợp xuất hiện tình trạng loạn thần kinh, có hành vi tự sát thì phải sử dụng thuốc loạn thần. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý, giáo dục tâm lý dự phát là quan trọng nhất.
“Bạo lực học đường rất nguy hiểm. Ngay từ phía nhà trường cần giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện môi trường học tập tốt cho các em. Về phía gia đình phải quan tâm, lắng nghe, động viên con”, Bác sỹ Nguyễn Thị Bé khuyến cáo.
Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ cao cấp Cao Tiến Đức, Phó Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, theo nhiều nghiên cứu, có khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên mắc một hoặc nhiều chứng rối loạn tâm thần. Kết quả nghiên cứu sức khỏe tâm thần vị thành niên Việt Nam do Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện và công bố hồi cuối năm 2022 cũng chỉ ra, trong 12 tháng, có tới 21,7% số trẻ vị thành niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Phổ biến nhất là lo âu (18,6%), trầm cảm (4,3%), 1,4% trẻ vị thành niên cho biết có ý định tự sát. Trong đó, học sinh bị trầm cảm do bạo lực học đường cũng là vấn đề cần quan tâm.
Bạo lực học đường là những hành vi gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học bao gồm các hành vi như: Đánh nhau giữa các học sinh, bứt tóc, xô đẩy, sử dụng lời nói tấn công gây xúc phạm, bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo hoặc bắt người khác làm theo ý mình…
Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần của học sinh và cả bản thân các học sinh thực hiện hành vi bạo lực. Về tinh thần, trẻ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý gây ra sự sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh. Trẻ trở nên lầm lì, ít nói, mất tự tin, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người, lo sợ khi đến trường, có thể phát sinh hoặc làm nặng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nạn nhân của bạo lực thường có xu hướng không thể tập trung học, lo sợ khi đến lớp, dẫn đến kết quả học tập sa sút. Trẻ bị bạo hành có thể ảnh hưởng quá trình phát triển tâm lý và thể chất lâu dài, thậm chí suốt đời hoặc dẫn đến tự sát. Hầu hết các em thường không kể về những áp lực và đe dọa từ bạo lực học đường với phụ huynh hay giáo viên.
Đặc biệt, theo các nghiên cứu, với những đứa trẻ có hành vi bạo lực hoặc lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ có nguy cơ cao mắc vào những tình huống nguy hiểm hơn khi lớn lên so với những đứa trẻ khác.
Theo Bác sỹ Cao Tiến Đức, học sinh trong độ tuổi từ 12-17 là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và tâm lý. Trong giai đoạn này, tính cách đang hình thành và trẻ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố độc hại trong xã hội. Những kích thích và tác động xấu từ môi trường xung quanh có thể làm cho học sinh hình thành tâm lý bạo lực, gây ra nhiều vụ bạo lực học đường. Đôi khi chỉ bắt đầu từ những mâu thuẫn rất nhỏ trong giao tiếp hàng ngày như: Tranh chấp đồ đạc, nói xấu, hiểu nhầm hoặc xuất phát từ những bất ổn tâm lí trong gia đình; bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực từ mạng xã hội…
Để phòng, chống bạo lực học đường, Bác sỹ Cao Tiến Đức cho rằng, cần có sự phối hợp, chung tay không chỉ của học sinh mà còn có sự tham gia của gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục cần tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn này vào trong nhà trường; tổ chức các hoạt động sân trường, tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp. Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bạo lực học đường bằng cách quan tâm và giáo dục con cái, tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
(责任编辑:World Cup)
- ·Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- ·Yamaha Sirius bán chạy nhất thị trường Việt có gì hay?
- ·Galaxy S8 Active hơn 19 triệu đồng bất ngờ ra mắt trước Note 8: Có gì hot
- ·Ăn tốt, tập đều mới chỉ sống 'một nửa cuộc đời': Chủ nhân giải Nobel chỉ ra 50% còn lại
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Giá vàng hôm nay ngày 6/10: Vàng lại ‘lao dốc không phanh’, USD tăng vọt
- ·Giá vàng hôm nay ngày 1/9: Vọt tăng cao, lập đỉnh mới
- ·Theo phong thủy, tuyệt đối không được mua nhà hoặc xây nhà có thiết kế kiểu này
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Sun Premier Village Ha Long Bay chính thức ra mắt giới đầu tư Thủ đô
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Bất chấp vỡ nợ, điện thoại Vertu vẫn hút giới nhà giàu Việt
- ·Royal Enfield Classic 500, mẫu mô tô cổ điển ‘chốt' giá 127 triệu tại Việt Nam
- ·Đại gia Trịnh Văn Quyết và thăng trầm cuộc đời từ bàn tay trắng
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Ngắm chiếc Honda Steed 400 cá tính ở Phú Quốc
- ·‘Đại hạ giá’ gần 200 triệu, Mitsubishi Pajero Sport 'quyết chiến' với Toyota Fortuner
- ·Nỗi khổ của tỷ phú Jack Ma: Tiền nhiều nhưng không có thời gian để tiêu
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Tập huấn về giáo dục dinh dưỡng và phát triển thể lực cho trẻ em Việt Nam