会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【đội hình đội tuyển bóng đá quốc gia san marino gặp đội tuyển bóng đá quốc gia đan mạch】Hà Giang đề xuất 9.800 tỷ đồng xây cao tốc; Đà Nẵng đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu!

【đội hình đội tuyển bóng đá quốc gia san marino gặp đội tuyển bóng đá quốc gia đan mạch】Hà Giang đề xuất 9.800 tỷ đồng xây cao tốc; Đà Nẵng đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu

时间:2025-01-25 20:27:11 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:697次

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.

Bình Định thêm dự ánsản xuất đầu tư vào Khu công nghiệp Long Mỹ đầu năm 2023

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương cho Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại Đồ Mộc Việt Nam đăng ký đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất gỗ xuất khẩu Mộc Việt; địa điểm tại lô A6,àGiangđềxuấttỷđồngxâycaotốcĐàNẵngđầutưtỷđồngxâydựngcơsởdữliệđội hình đội tuyển bóng đá quốc gia san marino gặp đội tuyển bóng đá quốc gia đan mạch A7, A8, KCN Long Mỹ (xã Phước Mỹ, TP. Quy Nhơn).

Theo đó, Nhà máy sản xuất gỗ xuất khẩu Mộc Việt được xây dựng trên diện tích  hơn 6,5 ha; sản phẩm đầu ra là các sản phẩm đồ gỗ nội thất (tủ kệ cho nhà bếp và nhà tắm) với công suất 500 - 800 cont/ năm (tương đương 8.700 - 14.000 m3 thành phẩm/năm  từ gỗ, ván ép, ván MDF).

Tổng vốn đầu tư cho cho Dự án là 80 tỷ đồng; tiến độ đăng ký thực hiện đến hết tháng 1/2023 Dự án sẽ đi vào hoạt động chính thức.

Trước đó, Ban Quản lý Khu kinh tếtỉnh Bình Định cũng đã chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Vũ Anh đầu tư Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh khối tại lô AI-14, KCN Long Mỹ.

Dự án được xây dựng trên diện tích hơn 0,8 ha; mục tiêu là sản xuất sản phẩm bánh củi, thanh củi từ gỗ với công suất 6.000 tấn sản phẩm/năm; tổng vốn đầu tư 12 tỷ đồng; tiến độ thực hiện đến tháng 9/2023 Dự án sẽ đi vào hoạt động.

Quảng Nam: Đặt hạn cuối thực hiện kết luận thanh tra 5 dự án du lịch sai phạm

Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh vừa ký ban hành văn bản về thực hiện Kết luận thanh tra số 956/KL-TTCP ngày 14/9/2022 của Thanh tra Chính phủ về thanh tra công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Tỉnh.

Theo đó, ngày 6/12/2022, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch số 8155/KH-UBND về thực hiện Kết luận thanh tra số 956/KL-TTCP ngày 14/9/2022 của Thanh tra Chính phủ về việc thanh tra công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Tỉnh Quảng Nam có 5 dự án du lịch sai phạm theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Trong văn bản này, tỉnh Quảng Nam giao các Sở, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các nội dung trong Kết luận thanh tra, báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra tỉnh để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/12/2022.

Tuy nhiên, đến nay theo báo cáo của Thanh tra tỉnh Quảng Nam mới có Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam báo cáo kết quả thực hiện.

Vì vậy, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, địa phương có liên quan nghiêm túc khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung trong Kết luận thanh tra.

Ngoài ra, yêu cầu các Sở, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện và báo cáo về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) trước ngày 28/02/2023 để tổng hợp báo cáo Thanh tra Chính phủ.

Nếu sau thời gian trên các đơn vị không thực hiện và báo cáo, UBND tỉnh sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định

Trước đó, Thanh tra Chính phủ thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Quảng Nam, phát hiện nhiều sai phạm. 

Tỉnh Quảng Nam có các dự án sai phạm, phải khắc phục như Dự án Công viên văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An (chủ đầu tư là Công ty CP Gami Hội An); Dự án Xây sân golf Indochina Hội An; Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf cao cấp Mai House Hội An; Dự án đầu tư xây dựng công viên khu B tại phường Cẩm An, TP. Hội An...

Đề xuất đầu tư 9.800 tỷ đồng xây cao tốc Tân Quang - cửa khẩu Thanh Thủy

UBND tỉnh Hà Giang vừa có Tờ trình số 02/TTr - UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đầu tư xây dựng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn Tân Quang đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.

Ảnh minh họa.

Theo đó, UBND tỉnh Hà Giang đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho chủ trương tiếp tục đầu tư Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đoạn Tân Quang đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg.

Đoạn tuyến cao tốc Tân Quang - cửa khẩu Thanh Thủy có tổng chiều dài tuyến khoảng 59 km; điểm đầu kết nối với cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), xã Tân Quang, huyện Bắc Quang; điểm cuối tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang, thiết kế với tiêu chuẩn cao tốc cấp 100, vận tốc thiết kế 100 km/h, có châm trước một số đoạn qua địa hình đặc biệt khó khăn thiết kế cấp 80, vận tốc thiết kế 80Km/h.

Trong giai đoạn trước mắt, UBND tỉnh Hà Giang kiến nghị đầu tư giai đoạn 1 tuyến cao tốc Tân Quang – cửa khẩu Thanh Thủy theo quy mô 2 làn xe và có đường gom; quản lý khai thác trên tuyến theo yêu cầu của đường cao tốc; thực hiện giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh theo quy mô đường cao tốc 4 làn xe theo quy hoạch.

Tổng mức đầu tư Dự án dự kiến 9.800 tỷ đồng (chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khoảng 1.475 tỷ đồng; chi phí xây dựng khoảng 8.325 tỷ đồng), trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ phần chi phí xây dựng 8.325 tỷ đồng; ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư 1.475 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2024 đến 2028 (từ năm 2023 thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư; bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư).

kết nối thuận tiện với cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ cũng như các Khu du lịch trọng điểm trong khu vực. Tạo động lực và là yếu tố đột phá giúp tỉnh Hà Giang nhanh chóng phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh; góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đến năm 2030 theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt là cửa ngõ giao thương quốc tế, đầu mối giao thông, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh quan trọng; đồng thời tăng cường khả năng giao lưu, tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang.

Hiện nay, tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang có chiều dài 118 km đang được 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang triển khai đầu tư. Trong đó, UBND tỉnh Hà Giang là cơ quan chủ quản giai đoạn 1 của Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đoạn qua tỉnh Hà Giang dài 27,48 km, tổng mức đầu tư dự kiến 3.384 tỷ đồng, quy mô 2 làn xe, mặt cắt ngang và bề rộng mặt đường là 7 m. UBND tỉnh Tuyên Quang là cơ quan chủ quản Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang qua địa phận tỉnh Tuyên Giang với có tổng chiều dài toàn tuyến 77km, quy mô 2 làn xe cơ giới với tổng mức đầu tư là 6.800 tỷ đồng.

Việc đoạn Tân Quang đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy sẽ góp phần đóng mạch toàn tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang và kết nối thuận tiện với cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ cũng như các Khu du lịch trọng điểm trong khu vực.

Công trình còn tạo động lực và là yếu tố đột phá giúp tỉnh Hà Giang nhanh chóng phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh; góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đến năm 2030 theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt là cửa ngõ giao thương quốc tế, đầu mối giao thông, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh quan trọng; đồng thời tăng cường khả năng giao lưu, tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang. 

Đà Nẵng đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ nhà ở, quy hoạch

UBND thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ công trình, nhà ở, quy hoạch, cây xanh, điện chiếu sáng, cấp thoát nước thuộc Đề án xây dựng thành phố thông minh.

Dự án có 3 hạng mục chính là đầu tư, nâng cấp và xây dựng phần mềm; xây dựng, chuẩn hóa và chuyển đổi cơ sở dữ liệu; triển khai và đào tạo. Dự án sẽ kế thừa nền tảng của dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đô thị và quy hoạch thành phố Đà Nẵng trên hệ thống GIS”, sử dụng công nghệ ArcGIS để đảm bảo tính đồng bộ về công nghệ và dữ liệu trên cơ sở hạ tầng hiện có, đảm bảo tính mở rộng về sau. Trên cơ sở đó, xây dựng các phần mềm, cơ sở dữ liệu ngành xây dựng và các phiên bản công khai thông tin cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Thành phố Đà Nẵng phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ công trình, nhà ở, quy hoạch

Hệ thống sau khi hoàn thiện sẽ được triển khai tập trung trên hạ tầng máy chủ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng. Tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực quản trị và duy trì hoạt động của hệ thống, có khả năng sử dụng, khai thác tài nguyên trên hệ thống phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động chuyên môn được giao. Đồng thời, xây dựng và ban hành Quy chế quản lý, vận hành và khai thác Hệ thống Cơ sở dữ liệu GIS hạ tầng đô thị thành phố.

Dự án có tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng, thực hiện trong thời gian năm 2022-2024. UBND thành phố Đà Nẵng giao Sở Xây dựng, Trung tâm Tư vấn kỹ thuật xây dựng tổ chức, triển khai thực hiện dự án theo trình tự đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Dự án nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo hướng hiện đại, hiệu quả, chất lượng, tạo ra môi trường phục vụ tốt cho tổ chức, cá nhân, người dân và khách du lịch. Xác lập một phương thức, cách thức tiên tiến để quản lý đô thị trong đó huy động sự tham gia của mọi thành phần bao gồm người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.

Đồng thời, Dự án cũng tạo ra môi trường minh bạch bằng việc cung cấp thông tin về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đô thị, tài sản công cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư; tạo sự đồng thuận cao trong phát triển thành phố Đà Nẵng thành thành phố thông minh, bền vững, tăng trưởng xanh. Dự án cũng góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu mở, dùng chung trong lộ trình xây dựng thành phố thông minh, cung cấp dữ liệu cho các ứng dụng thông minh và Trung tâm giám sát điều hành, xử lý tập trung các vấn đề của thành phố.

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký Nghị quyết số 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Nghị quyết nêu rõ, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam là nước phát triển, thu nhập cao, có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; quản trị xã hội trên nền tảng xã hội số hoàn chỉnh.

Nền kinh tế Việt Nam sẽ vận hành theo phương thức của kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng chủ yếu

Nền kinh tế vận hành theo phương thức của kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng chủ yếu.

Việt Nam thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á; là một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế; phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái giá trị cao thuộc nhóm hàng đầu thế giới.

Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, một trung tâm kinh tế biển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương; tham gia chủ động, có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.

Giai đoạn 2031 - 2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 6,5 - 7,5%/năm. Đến năm 2050, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 27.000 - 32.000 USD, tỷ lệ đô thị hóa đạt 70 - 75%, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt từ 0,8 trở lên, đời sống của người dân hạnh phúc, quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Tỷ trọng trong GDP của khu vực dịch vụ đạt trên 50%, khu vực công nghiệp - xây dựng trên 40%, khu vực nông, lâm, thủy sản dưới 10%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt trên 50%.

Phát huy lợi thế của từng vùng kinh tế  - xã hội; tập trung phát triển hai vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với hai cực tăng trưởng là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang kinh tế Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào phát triển chung của đất nước.

Phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%; phấn đấu từ 3 - 5 đô thị ngang tầm khu vực và quốc tế. Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững và gắn với đô thị hóa; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt trên 90%, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Nghị quyết cũng nêu rõ định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội, tổ chức không gian phát triển đất nước thành 6 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Định hướng phát triển vùng và liên kết vùng gồm có: Vùng trung du và miền núi phía Bắc, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt khoảng 8 - 9%/năm.

Vùng Đồng bằng sông Hồng phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 9%/năm.

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 7 - 7,5%/năm.

Vùng Tây Nguyên phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 7 - 7,5%/năm.

Vùng Đông Nam Bộ phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 8 - 8,5%/năm.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 6,5 - 7%/năm.

Nghị quyết xác định phát triển vùng động lực phía Bắc, bao gồm Thủ đô Hà Nội và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục quốc lộ 5 và quốc lộ 18 qua các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, trong đó, thành phố Hà Nội là cực tăng trưởng.

Phát triển vùng động lực phía Nam, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục quốc lộ 22, quốc lộ 13, quốc lộ 1, quốc lộ 51 qua các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng. Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộng phạm vi của vùng động lực.

Hình thành, phát triển vùng động lực miền Trung, bao gồm khu vực ven biển (các địa bàn cấp huyện từ đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đến biển) thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; trong đó thành phố Đà Nẵng là cực tăng trưởng. Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộng phạm vi của vùng động lực.

Hình thành, phát triển vùng động lực đồng bằng sông Cửu Long bao gồm thành phố Cần Thơ, các địa bàn cấp huyện của các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp gắn với khu vực kết nối các tuyến đường cao tốc (cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Vĩnh Long, cao tốc An Hữu - Cao Lãnh, cao tốc Bắc - Nam phía Tây từ Cao Lãnh đến Rạch Sỏi) và thành phố Phú Quốc; trong đó thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng. Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộng phạm vi của vùng động lực gắn với cảng biển Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

Ngoài ra, từng bước xây dựng, hình thành vùng động lực tại vùng trung du và miền núi phía Bắc; khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) kết nối giữa miền Trung và đồng bằng sông Hồng; vùng Tây Nguyên; khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và phụ cận).

Tư lệnh ngành Giao thông Vận tải chỉ đạo nóng về chọn thầu cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng vừa ký công văn gửi các Ban Quản lý Dự án: 2, 6, 7, 85, đường Hồ Chí Minh, Thăng Long, Mỹ Thuận về công tác lựa chọn nhà thầu Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Theo tư lệnh ngành GTVT, Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đã tổ chức lựa chọn nhà thầuđể khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần.

Thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1.

Để tổ chức triển khai thi công toàn bộ các gói thầu còn lại theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT yêu cầu các Ban quản lý dự án khẩn trương hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng các gói thầu xây lắp, tư vấn giám sát còn lại theo tiến độ yêu cầu của Bộ GTVT.

“Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo công khai, minh bạch, trình tự, thủ tục tuân thủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu; các nhà thầu được lựa chọn phải đáp ứng năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu; nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu các ban quản lý dự án khi ký kết hợp đồng với nhà thầu phải chặt chẽ, phù hợp quy định, đảm bảo tính thống nhất giữa các dự án thành phần làm cơ sở quản lý hợp đồng hiệu lực, hiệu quả.

Theo đó, yêu cầu các Ban quản lý dự án tổ chức rà soát các điều khoản của hợp đồng đối với từng gói thầu, trong đó lưu ý các quy định về tạm ứng, thu hồi tạm ứng, điều kiện tạm ứng; tài khoản chuyên chi; quyền, trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh; nhân sự, máy móc thiết bị đảm bảo không trùng lặp giữa các gói thầu/dự án đang thực hiện trong cùng thời điểm; quản lý, chấp thuận nhà thầu phụ; xử lý vi phạm hợp đồng; điều chỉnh hợp đồng.

“Bộ GTVT yêu cầu giám đốc các Ban quản lý dự án tổ chức thực hiện đảm bảo quy định của pháp luật, đáp ứng tiến độ yêu cầu; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ GTVT về kết quả thực hiện”, Bộ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh.

Tính đến ngày 31/12/2022, Bộ GTVT đã khởi công đồng loạt 14 gói thầu thuộc 12 dự án thành phần Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 vào ngày 1/1/2023.

Các nhà thầu đang huy động nhân sự, máy móc, thiết bị, xây dựng lán trại, đường công vụ và thực hiện các thủ tục đăng ký khai thác, cấp phép mỏ vật liệu xây dựng…, tổ chức triển khai thi công tại các vị trí thuận lợi. Với các gói thầu còn lại, các chủ đầu tư đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu và các công việc liên quan để thi công vào tháng 2/2023.

Hiện nay các địa phương đã bàn giao giải phóng mặt bằng (GPMB) được 549/721,2 km đạt 76% và đang tiếp tục thực hiện để bảo đảm bàn giao 100% diện tích mặt bằng vào quý II/2023 theo đúng nghị quyết của Chính phủ.

Dự án sân bay Long Thành thi công xuyên Tết để “chạy đua” tiến độ 

Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão trên công trường Dự án sân bay Long Thành, các công nhân và kỹ sư vẫn hối hả thi công xuyên tết nhằm đảm bảo tiến độ dự án san lấp nền để kịp bàn giao cho nhà thầu triển khai xây dựng các hạng mục chính như nhà ga, đường băng...

Ông Đỗ Tất Bình, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, các gói thầu thuộc dự án xây dựng  sân bay quốc tế Long Thành vẫn thi công trong dịp Tết Quý Mão 2023.

Máy móc vẫn hoạt động tại công trường dự án sân bay Long Thành trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão - Ảnh:Lê Vinh

Tại các gói thầu, nhà thầu cam kết huy động từ 50 - 70% lực lượng so với những ngày trước Tết để thi công đảm bảo khối lượng đào, đắp đất bình quân từ 200.000 đến 250.000 m3 ngày/đêm. Trên công trường số lượng máy móc nhân sự hiện có là 1.849 máy móc và 2.607 nhân sự để thi công theo kế hoạch.

Ông Bình cho biết, các nhà thầu tranh thủ điều kiện thời tiết khô ráo để đẩy nhanh tiến độ, dự kiến đến tháng 3/2023, sản lượng đào đắp đất sẽ đạt 70 triệu khối.

Đối với gói thầu san nền được khởi công vào tháng 2/2022, đến nay sau gần 1 năm, tổng khối lượng đào đắp đến giữa tháng 1/2022 đạt hơn 44,6 triệu m3. Trong đó, khối lượng đào đạt 26,29 triệu m3, khối lượng đắp đạt 18,31 triệu m3.

Tính đến thời điểm hiện tại, dự án san nền sân bay Long Thành thực hiện được hơn 40% khối lượng, trong đó khu vực nền để xây dựng nhà ga hành khách đã hoàn thành. Mục tiêu đến hết tháng 3 sẽ hoàn thành khoảng 70% khối lượng nền cần san lấp.

Mặc dù, các công nhân phải thi công xuyên tết nhưng ACV và các nhà thầu vẫn tổ chức các hoạt động vui Tết tại công trường để công nhân có được cái Tết đầm ấm.

Thủ tướng phát lệnh thi công nâng cấp đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn

Chiều tối 26/1 (mùng 5 Tết) tại Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát lệnh triển khai thi công dự án cải tạo nâng cấp đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn. 

Dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn được Bộ GTVT phê duyệt vào cuối tháng 4/2022. Dự án gồm 3 gói thầu xây lắp với tổng mức đầu tư 1.098 tỷ đồng bằng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025.

Các hạng mục đầu tư gồm nâng cấp 4 cầu yếu gồm 3 cầu qua tỉnh Ninh Thuận, một cầu qua tỉnh Bình Thuận; thay ray, tà vẹt của 9 đoạn với tổng chiều dài khoảng 87km để đạt tốc độ chạy tàu 100km/h.

Dự án cũng cải tạo ga Sóng Thần, sửa chữa nâng cấp bãi làm hàng đáp ứng nhu cầu vận tải của ga đến năm 2030 đạt công suất xếp dỡ hàng hóa đạt hơn 2,1 triệu tấn/năm. Kéo dài các đường xếp dỡ hiện hữu trong ga, làm mới 2 đường xếp dỡ hàng hóa An Bình và Sóng Thần:

Đối với ga hành khách Dĩ An tiến hành xây dựng mới, kết hợp cải tạo đường ga và công trình đồng bộ. Xây mới nhà ga Dĩ An mới với 2 tầng bao gồm đầy đủ các phòng chức năng, phòng đợi tàu và các công trình phụ trợ khác tại nhà ga.

Dự án sau hoàn thành sẽ cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt, nâng cao năng lực chuyên chở đối với tàu khách và tàu hàng đoạn Nha Trang - Sài Gòn.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ ra quân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh ngành đường sắt nhiều năm chưa được đầu tư đúng mức, việc cải tạo nâng cấp, vận tải đường sắt còn nhiều bất cập khiến thị phần giảm sút, chưa kéo giảm được chi phí logistics. Vì vậy, cần phải đổi mới cách thức đầu tư như đầu tư bằng hình thức hợp tác công - tư (PPP).

Thủ tướng cho rằng quy hoạch đường sắt đã có nhưng do nhiều nguyên nhân nên việc đầu tư xây dựng dành cho đường sắt còn hạn chế. Thủ tướng nêu định hướng ngoài việc cải tạo tuyến đường sắt hiện có trên trục Bắc - Nam thì phải kết nối các tuyến đường sắt Đông - Tây, kết nối quốc tế.

Bên cạnh cải tạo các đoạn đường sắt hiện hữu phải nghiên cứu tuyến đường sắt tốc độ cao từ TP.HCM ra Hà Nội và ngược lại. Thủ tướng nhấn mạnh nếu có tuyến đường sắt tốc độ cao khoảng 200km/h từ Hà Nội đến TP.HCM khi đưa vào khai thác sẽ giảm được áp lực rất lớn cho đường hàng không và đường bộ.

Thủ tướng lưu ý Bộ GTVT chỉ đạo chủ đầu tư bám sát tiến độ thực tiễn, giám sát chặt chất lượng đảm bảo hoàn thành dự án trong năm 2025. 

“Các tỉnh có dự án đi qua và các Bộ ngành cần phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT để kịp thời hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Cần chấm dứt tình trạng một vấn đề khi chuyển sang một bộ, ngành phải giải quyết trong nhiều tháng", Thủ tướng nhấn mạnh tại lễ ra quân. 

Vốn trong nước đầu tư vào Bình Dương bứt phá bỏ xa vốn FDI 

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, năm 2022, tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp trong nước vào Bình Dương đạt 100.266 tỷ đồng.

Trong đó có 6.412 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn đăng ký là 41.250 tỷ đồng (tăng 17,6% về số lượng và tăng 3,6% về số vốn so với năm trước). Phần còn lại đến từ việc điều chỉnh tăng vốn của 1.672 doanh nghiệp với 67.640 tỷ đồng (tăng 53% về số lượng và tăng 27,8% về số vốn so với năm 2021).

Sản xuất ống nhựa của một doanh nghiệp trong nước tại Khu công nghiệp Sóng Thần, Dĩ An, Bình Dương. Ảnh: Anh Quân

Đây là lần đầu tiên số vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước vượt cả vốn FDI vì năm 2022 thu hút FDI của Bình Dương chỉ đạt 3,1 tỷ USD.

Việc thu hút vốn đầu tư trong nước vượt cả vốn FDI đã cho thấy, Bình Dương không chỉ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài mà còn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong nước.

Dù số vốn trong nước đầu tư vào Bình Dương tăng cao nhưng số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động cũng tăng mạnh so với năm 2021.

Cụ thể, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong năm 2022 là 1.438 doanh nghiệp, tăng 16 % với năm 2021. Còn số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể năm 2022 là 629 doanh nghiệp, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước.

Thống kê cho thấy đa số doanh nghiệp giải thể có thời gian hoạt động dưới 5 năm chiếm đến 73,9%. Số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp có quy mô vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống (chiếm 87,76%). Điều đó cho thấy các doanh nghiệp quy mô nhỏ rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ những cú sốc bên ngoài.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, trong thời gian tới, để hạn chế số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thì cần đẩy mạnh các chương trình, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, cần hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với tình hình mới, ổn định sản xuất kinh doanh, nhanh chóng phục hồi, tạo tiền đề bứt phá, nâng cao năng lực cạnh tranh, lớn mạnh về quy mô và cải thiện tuổi thọ bình quân của doanh nghiệp.

Thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương sẽ chủ động nắm bắt, tiếp nhận thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất Chính phủ xem xét kéo dài tới hết năm 2023 một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả thiết thực trong giai đoạn đại dịch COVID-19, như: chính sách giảm 2% thuế VAT; chính sách giãn/hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới; chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ....

Nhà máy xử lý nước thải KCN Tam Anh - Hàn Quốc được phép điều chỉnh tiến độ

Tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản thống nhất chủ trương điều chỉnh tiến độ hoàn thành Dự án đầu tư Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tam Anh - Hàn Quốc của Công ty TNHH C&N Vina đến tháng 5/2023 theo đề nghị của Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh.

Tỉnh Quảng Nam hiện có nhiều Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động.

Tỉnh Quảng Nam giao Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn Công ty TNHH C&N Vina thực hiện đầy đủ các thủ tục có liên quan và giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định. Công ty TNHH C&N Vina khẩn trương hoàn thành các hồ sơ, thủ tục theo quy định và triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ được điều chỉnh.

Trước đó, tỉnh Quảng Nam cũng thống nhất chủ trương gia hạn tiến độ đầu tư hoàn thiện 100% hạ tầng đối với phạm vi 20 ha còn lại giai đoạn 1 của dự án đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tam Anh - Hàn Quốc đến tháng 12/2023.

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty TNHH C&N ViNa Tam Anh - Hàn Quốc khẩn trương hoàn thành các hồ sơ, thủ tục theo quy định và triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ được điều chỉnh.

Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn Công ty này thực hiện đầy đủ các thủ tục có liên quan và giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định; báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét các vấn đề vượt thẩm quyền.

Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tam Anh – Hàn Quốc do Công ty TNHH C&N Vina Tam Anh – Hàn Quốc làm chủ đầu tư với quy mô 200 ha. Dự án được Ban Quản lý cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào ngày 5/4/2013, điều chỉnh lần hai năm 2017. 

Bộ Giao thông - Vận tải lên tiếng về đề xuất đầu tư , tỉnh Khánh Hòa

Bộ Giao thông - Vận tải vừa có công văn gửi UBND tỉnh Khánh Hòa về đề xuất đầu tưnâng cấp mở rộng Quốc lộ 26B, tỉnh Khánh Hòa.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quốc lộ 26B có chiều dài 26km, điểm đầu tại Quốc lộ 26 thị xã Ninh Hòa, điểm cuối tại cảng Huyndai Vinasin, thị xã Ninh Hòa, quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe.

Một đoạn Quốc lộ 26B.

Trong đó, đoạn tuyến từ Km0 - Km1+000 thuộc quản lý của Tập đoàn Vinasin, Km1+000 - Km14+320 đã đầu tư cơ bản đáp ứng quy mô quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe, bề rộng nền đường 12m, mặt đường 7m có vai trò kết nối các cảng biển khu bến Nam Vân Phong, khu công nghiệp với Quốc lộ 1.

Bộ Giao thông - Vận tải cho biết,Quốc lộ 26B được xác định là tuyến quốc lộ thứ yếu do có cự ly ngắn và chỉ kết nối nội vùng, năng lực cơ bản đáp ứng trong giai đoạn trước mắt. Thời gian qua, tuyến đường đã được sửa chữa, cải tạo từ nguồn vốn bảo trì để duy trì chất lượng khai thác mặt đường đảm bảo êm thuận và an toàn cho các phương tiện lưu thông.

Bộ Giao thông - Vận tải thống nhất với tỉnh Khánh Hòa về nhu cầu đầu tư mở rộng Quốc lộ 26B nhằm bảo đảm tính đồng bộ, kết nối các tuyến cao tốc đang được đầu tư, phát huy được các lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa.

Tuy nhiên, do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông - Vận tải được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 rất hạn hẹp, nguồn lực tập trung chủ yếu cho các Dự án động lực quan trọng, cấp bách theo các nguyên tắc, tiêu chí của Quốc hội, Chính phủ, nên chưa thể cân đối bố trí cho Dự án này.

Theo quy định tại khoản 3, mục III, Quyết định số 1454/QĐTTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ “các đoạn tuyến đi qua khu vực quy hoạch tỉnh có quy mô lớn hơn, để bảo đảm tính đồng bộ giữa các quy hoạch, nguồn vốn ngân sách trung ương đầu tư theo quy hoạch này, nguồn vốn ngân sách địa phương đầu tư phần mở rộng theo quy hoạch của địa phương”.

“Như vậy, trường hợp địa phương có nhu cầu đầu tư mở rộng để phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực, Bộ Giao thông - Vận tải ủng hộ và sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương trong quá trình triển khai”, lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải thông tin.

Về đề xuất bố trí nguồn vượt thu ngân sách nhà nước năm 2022: theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa làm việc với Bộ tài chính và cơ quan liên quan để tham mưu về trình tự, thủ tục trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Đồng Nai trả lời kiến nghị liên quan đến kết nối giao thông với Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Cụ thể, liên quan đến việc đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bộ GTVT cho biết là tuyến cao tốc này đã được quy hoạch với quy mô 10 làn xe.

Phối cảnh tuyến đường sắt nhẹ Long Thành - Thủ Thiêm.

Trong đó, Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe đã được Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đầu tư và đưa vào khai thác năm 2016. Từ khi đưa vào khai thác đến nay, lưu lượng phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây liên tục tăng cao (trung bình khoảng 10,45%/năm).

Theo tính toán, phạm vi từ nút giao An Phú (TP.HCM) đến nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dài khoảng 26 km) đã khai thác vượt so với năng lực thông hành của tuyến, không đáp ứng được nhu cầu vận tải; phạm vi từ nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến nút giao Dầu Giây vẫn có thể bảo đảm khai thác với quy mô hiện hữu giai đoạn đến năm 2030.

Như vậy, việc đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (từ nút giao An Phú tới nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) là rất cần thiết và cấp bách, đặc biệt là khi Cảng hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đưa vào khai thác cuối năm 2025.

Bộ GTVT cho biết, là trong thời gian vừa qua, trên cơ sở đề xuất của VEC và ý kiến của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao VEC nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng Dự án.

Trên cơ sở  ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị VEC chủ động nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư Dự án, trình Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cấp có thẩm quyền theo quy định.

“Bộ GTVT sẽ tham gia ý kiến thẩm định chuyên ngành trong quá trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án theo quy định”, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT thông tin.

Tại văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai, Bộ GTVT cũng đã thông tin về các tuyến đường sắt kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo đó, Dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu được Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án Đường sắt lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Trong quá trình triển khai, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề xuất giao tỉnh là cơ quan có thẩm quyền để triển khai 2 dự án theo PPP. Bộ GTVT đã ủng hộ đề xuất của UBND tỉnh Đồng Nai, đồng thời đề nghị các địa phương (Bình Dương, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu) có ý kiến đối với đề xuất của này.

Tuy nhiên, tại văn bản số 7669/UBND-KTN ngày 25/7/2022, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT là đơn vị tổ chức đầu tư xây dựng 2 tuyến đường sắt này.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; ngày 23/8/2022 Bộ GTVT đã chủ trì họp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan (bao gồm UBND tỉnh Đồng Nai), theo đó các bên đã thống nhất sau khi có kết quả nghiên cứu, đánh giá toàn diện các dự án, Bộ GTVT sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung thêm phương án giao cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền hoặc cho phép sử dụng Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để kêu gọi đầu tư các Dự án.

Trên tinh thần đó, Bộ GTVT đã tiếp tục giao Ban Quản lý dự án Đường sắt triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư của 2 dự án đường sắt nêu trên.

Do các dự án đường sắt có tính chất kỹ thuật phức tạp, liên quan đến công nghệ vận hành, khai thác đồng bộ, Bộ GTVT dự kiến đề xuất với một số nhà tài trợ nước ngoài quan tâm, tài trợ hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị dự án đầu tư, bảo đảm tính khả thi và đồng bộ trong quá trình khai thác, theo đó, dự kiến hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án trong năm 2023, trình cấp có thẩm quyền trong năm 2024.

Hiện nay, Ban Quản lý Dự án Đường sắt đang triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 2 dự án và thực hiện thỏa thuận hướng tuyến, vị trí ga đường sắt... với các địa phương nơi dự án đi qua.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
  • Choáng ngợp những thái cực du lịch đa sắc ở thiên đường hoang sơ Phú Quốc
  • Philippines tìm kiếm "sáng kiến ngoại giao" trong vấn đề Biển Đông
  • OECD lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2017
  • iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
  • Vịnh Hạ Long vào danh sách những điểm đến đẹp nhất thế giới của CNN
  • Nga phê chuẩn Chiến lược quốc gia về quyền phụ nữ đúng ngày 8/3
  • Tạp chí danh tiếng chọn Ninh Bình là nơi đáng đến nhất thế giới
推荐内容
  • Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
  • Du lịch Đà Nẵng hồi sinh bằng đại tiệc pháo hoa mãn nhãn
  • Loài vật khỏe nhất thế giới, nâng được vật nặng gấp gần 1.200 lần trọng lượng
  • Thực khách sửng sốt tận mắt chứng kiến cá mập sinh con ngay trong bể nhà hàng
  • Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
  • Thái Lan: Những điều thú vị về quốc gia mệnh danh 'Đất nước của những nụ cười'