【lịch đá bóng v-league】Ứng dụng CNTT là động lực để cải cách, hiện đại hóa Hải quan
Những năm gần đây, Hải quan Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ. Theo ông, hoạt động này có vai trò thế nào đối với quá trình cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan?
Có thể nói, việc ứng dụng CNTT trong ngành Hải quan là động lực quan trọng để cải cách, hiện đại hóa. Nhờ những thành tựu của ứng dụng CNTT, ngành Hải quan đã đạt được rất nhiều mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020. Dĩ nhiên, những mục tiêu đó đạt được là sự tổng hòa của nhiều lĩnh vực cải cách khác như cải cách thể chế, quy trình thủ tục, bộ máy, con người, đổi mới phương tiện kiểm tra kiểm soát…nhưng không thể phủ nhận CNTT đóng vai trò nòng cốt.
Việc đưa các hệ thống CNTT phục vụ tự động hóa thông quan hàng hóa, triển khai thanh toán điện tử, kết nối Cơ chế một cửa quốc gia và triển khai CNTT trên tất cả các lĩnh vực khác của ngành Hải quan đã đem lại hiệu quả tích cực.
Xin ông cho biết, hiện nay đã có bao nhiêu dịch vụ công đáp ứng cấp độ 3, 4?
Hiện tại, chúng ta có 102 thủ tục hành chính công được thực hiện trên mức độ 4. Các thủ tục đó hầu như là những dịch vụ liên quan đến những hoạt động cốt lõi như dịch vụ khai báo, thông quan hàng hóa, nộp thuế,… Ước tính khoảng 40% tổng số dịch vụ công hiện nay.
Việc đầu tư để triển khai hệ thống CNTT đối với ngành Hải quan hiện nay như thế nào, thưa ông?
Hiện trạng hệ thống CNTT Hải quan đã đạt được những bước phát triển lớn. Hệ thống được tập trung, tất cả các khâu nghiệp vụ đã được triển khai trên hệ thống CNTT, áp dụng hải quan điện tử cho phép xử lý phi giấy tờ.
Đó vừa là thuận lợi, vừa là sức ép. Thuận lợi là có nền tảng để phát triển thêm các giá trị gia tăng khác để cung cấp cho người dân và doanh nghiệp. Còn sức ép là phải duy trì một hệ thống vận hành 24/7 trên phạm vi toàn quốc với tổng lượng người dùng lên tới 50.000- 60.000 là rất nặng nề.
Trong thời điểm hiện tại, hệ thống CNTT của ngành Hải quan đang tiếp tục mở rộng để kết nối với các bên liên quan như kết nối Cơ chế một cửa quốc gia với các bộ, ban, ngành; kết nối với các cơ quan kinh doanh cảng, hàng không…
Bên cạnh đó, hệ thống CNTT ngành Hải quan cũng sẽ phát triển thêm, nâng cao hiệu quả của hệ thống các nghiệp vụ hải quan hiện tại.
Như ông nói, ngành Hải quan đang phải triển khai một hệ thống CNTT lớn. Vậy hiện nay, cơ sở hạ tầng của chúng ta có đáp ứng yêu cầu đặt ra chưa, thưa ông?
Hạ tầng mạng hiện tại của Việt Nam đã có sự phát triển rất nhanh. Trước đây, chúng tôi đã từng rất lo lắng khi chuyển từ hệ thống phân tán sang hệ thống tập trung. Tuy nhiên, Hải quan đã đưa vào triển khai hệ thống tập trung hơn 1 năm nay nhưng chúng tôi vẫn có thể duy trì tốt hệ thống hoạt động 24/7 để toàn bộ người dân, doanh nghiệp khai báo Hải quan trên hạ tầng CNTT hiện tại.
Tuy vẫn còn một số bất cập trong quá trình vận hành nhưng tôi đánh giá hạ tầng của Việt Nam đã đủ điều kiện để cho các cơ quan liên quan triển khai các hệ thống CNTT mới. Đương nhiên, khi chúng ta phát triển hệ thống CNTT sâu rộng hơn, hạ tầng sẽ cần phải được nâng cấp để đảm bảo.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật chắc hẳn còn những khó khăn, thách thức tiềm ẩn. Theo ông, đó là gì?
Ngành Hải quan đang đứng trước yêu cầu phải triển khai toàn diện hệ thống CNTT. Triển khai các hệ thống CNTT lớn chưa bao giờ là một việc dễ dàng, đặc biệt là triển khai ứng dụng CNTT gắn với cải cách thủ tục hành chính, thay đổi phương thức làm việc của cán bộ công chức và cộng đồng doanh nghiệp.
Như vậy, khó khăn lớn nhất phải đối mặt là chuyển đổi từ phương thức làm việc này sang phương thức làm việc khác. Đây là khó khăn chung của công tác cải cách hành chính chứ không phải riêng của hoạt động ứng dụng CNTT.
Theo đánh giá của ông, phía doanh nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu ngành Hải quan về ứng dụng CNTT không?
Người ta hay nói nhiều đến những khó khăn của doanh nghiệp về mặt đầu tư công nghệ khi tham gia các hệ thống CNTT nhưng theo tôi đó không phải vấn đề lớn.
Nguyên nhân là do, hệ thống của Hải quan cũng như các bộ, ngành nói chung đều không đòi hỏi nhiều đầu tư công nghệ từ phía doanh nghiệp. Thực tế, họ chỉ cần có một chiếc máy tính là có thể khai báo đầy đủ.
Tuy có một số hệ thống có quy định bắt buộc phải tuân thủ như tham gia hệ thống hải quan điện tử thì doanh nghiệp phải có chữ ký số, phải thuê đường truyền và có những phần mềm chuyên phục vụ khai báo… Song, tôi nghĩ rằng, đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu thì đó không phải vấn đề lớn.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông là đơn vị tổ chức đấu giá quyền sử dụng tên miền Internet
- ·Ẩn số Covid
- ·Liverpool đè bẹp Leicester
- ·Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- ·Bộ GTVT vạch lộ trình khởi công 8 dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông
- ·Ào ạt xin làm điện khí LNG quy mô khủng: Dự án to, lo lắng nhiều
- ·Liverpool có thể vô địch trên sân trung lập
- ·Ray Tomlinson
- ·Chốt cứng tiến độ triển khai thu phí đường bộ tự động không dừng
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Giresse: 'Mane xứng đáng với The Best hơn Messi'
- ·Vòng loại World Cup 2022, Uruguay
- ·Xây dựng Nhà máy điện gió Hiệp Thạnh trị giá 3.370 tỷ đồng
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh và Đà Nẵng khởi công nhà máy nước 1.170 tỷ đồng
- ·Hà Nội kêu gọi đầu tư trực tiếp vào 11 dự án nông nghiệp, nông thôn quy mô lớn
- ·Tăng trưởng GDP trông vào giải ngân vốn đầu tư công
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông là đơn vị tổ chức đấu giá quyền sử dụng tên miền Internet