【lich bđ anh】Nhật Bản nhiều ca mắc mới nhất; EU lo dịch bùng vào mùa đông
Nhật Bản là quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc mới nhất trong tuần qua |
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu từ đầu đại dịch là trên 580,8 triệu ca, trong đó có 6,41 triệu người tử vong.
Trong tuần qua, trên toàn thế giới, số ca mắc COVID-19 giảm 9%, số ca tử vong giảm 5% so với tuần trước đó.
Nhật Bản là quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất trong tuần qua (1,33 triệu ca mắc). Tiếp đó là Đức với trên 821.000 ca mắc. Đứng thứ ba là Hàn Quốc với trên 542.800 ca mắc trong tuần qua.
Trong khi đó, Mỹ là nước có số ca tử vong nhiều nhất thế giới trong tuần qua (2.273 ca). Tiếp đó là Brazil với 1.549 ca; Italy với 1.200 ca.
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với 93 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,05 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43,9 triệu ca mắc và trên 526.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 33,7 triệu ca mắc và trên 678.000 ca tử vong.
COVID-19 đang tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực tại Nhật Bản
Làn sóng lây nhiễm thứ 7 của dịch COVID-19 tại Nhật Bản, với số ca mắc mới hằng ngày liên tục ở các mức cao kỷ lục, không chỉ tác động trực tiếp đến ngành y tế của nhiều địa phương mà còn làm đình trệ nhiều lĩnh vực khác của nước này.
Cuộc họp các chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi Nhật Bản ngày 27/7 nhấn mạnh dịch bệnh COVID-19 lây lan mạnh tại nhiều địa phương đã bắt đầu ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống kinh tế, xã hội của người dân.
Giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Takaji Wakita cho biết, phương án áp đặt các chính sách hạn chế hoạt động có thể được tính tới trên cơ sở đánh giá kỹ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, nhất là số ca tử vong do COVID-19 và số ca bệnh nặng. Điều quan trọng là người dân phải nâng cao ý thức tự phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho bản thân và người tiếp xúc thường xuyên.
Các chuyên gia cũng kiến nghị chính phủ và địa phương cần phải sẵn sàng giải pháp ứng phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn trong đợt nghỉ dài vào tháng 8 tới, đồng thời khuyến cáo người dân trước khi tham gia các hoạt động du lịch hoặc về quê nghỉ lễ nên chủ động tự xét nghiệm COVID-19 để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Nhật Bản, ngành y tế nước này đang đối diện với nhiều khó khăn. Tỷ lệ lấp đầy giường bệnh ở đa số các địa phương đều đã vượt 30%, một số nơi trên 50%, nghiêm trọng nhất là tại tỉnh Okinawa với 80%. Gánh nặng y tế cho các địa phương càng gia tăng khi số lượng nhân viên mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc gần phải cách ly tại nhà liên tục tăng.
Theo Sở cứu hỏa Tokyo, đơn vị này đã tham gia thực hiện tổng cộng 725 trường hợp vận chuyển bệnh nhân trong tuần qua, tăng 30% so với tuần trước và vượt số lượng vận chuyển tại thời đỉnh dịch của làn sóng lây nhiễm thứ 6. Đáng chú ý, các địa điểm tiếp nhận cũng trong trạng thái quá tải khi gần 90% trường hợp cấp cứu mất hơn 1 giờ đồng hồ để chọn được nơi tiếp nhận do thiếu giường bệnh. 84 trong số 725 trường hợp nói trên phải mất tới 5 giờ đồng hồ để được vận chuyển đến nơi cấp cứu, cao gấp 4 lần so với 1 tuần trước đó.
Đối với lĩnh vực giao thông và vận chuyển, theo đại diện của Japan Post, tính đến ngày 26/7, đã có 170 bưu cục trên toàn Nhật Bản buộc phải tạm dừng hoạt động do không đủ nhân viên làm việc trực tiếp. Trong khi đó, dự kiến từ ngày 27/7-5/8, sẽ có 120 tàu cao tốc thuộc JR Kyushu quản lý phải tạm dừng hoạt động do nhiều nhân viên mắc COVID-19 hoặc phải cách ly do tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19.
Lào lo ngại làn sóng mới dịch COVID-19
Giới chức y tế Lào đang lo ngại về một làn sóng mới bùng phát dịch COVID - 19 sau khi phát hiện tới 86 ca mắc mới chỉ trong ngày 27/7, trong đó thủ đô Viêng Chăn ghi nhận số ca mắc cao nhất với 70 ca.
Trung tâm Thông tin và Giáo dục y tế thuộc Bộ Y tế Lào cho biết, số ca mắc mới đang tăng lên mỗi ngày ở nước này. Cụ thể, Lào ghi nhận 23 ca trong ngày 24/7, 26 ca ngày 25/7, 62 ca ngày 26/7 và 86 ca ngày 27/7. Giới chức y tế dự báo số ca mắc mới sẽ tiếp tục tăng nếu người dân tiếp tục không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Trung tâm Thông tin và Giáo dục Y tế Lào kêu gọi người dân tiếp tục tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống COVID-19 và tiêm phòng đầy đủ.
Bangkok (Thái Lan) trước nguy cơ bùng phát làn sóng dịch mới
Trong khi Thái Lan đang dần hồi phục sau các biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19, sự lây lan của dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron mới xuất hiện lại một lần nữa đặt thủ đô Bangkok vào tình trạng báo động cao về một đợt bùng phát khác.
Bangkok đang chuẩn bị ứng phó với làn sóng lây nhiễm thứ 6 của đại dịch COVID-19 khi các ca mắc mới ở thành phố này tăng trở lại với hơn 10.000 ca mới mỗi ngày, đe dọa hệ thống y tế công cộng. Chính quyền vùng đô thị Bangkok (BMA) cho biết đã sẵn sàng đối phó với làn sóng lây nhiễm trên với số bệnh nhân có thể lên tới hàng chục nghìn người vào thời điểm làn sóng lây nhiễm này đạt đỉnh vào cuối tháng 8 tới.
Tiến sĩ Yong Poovorawan, người đứng đầu Trung tâm Virus lâm sàng tại Khoa Y thuộc Đại học Chulalongkorn, cho biết việc số ca mắc mới COVID-19 liên tục tăng trong những tuần gần đây, đặc biệt là ở Bangkok, nơi chiếm tới một nửa số ca mắc COVID-19 trên toàn quốc, là dấu hiệu cho thấy một đợt bùng phát dịch bệnh mới sắp xảy ra. Theo ông Yong, sự biến đổi từ biến thể BA.2 phổ biến của Omicron sang biến thể BA.5 là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số ca mắc bệnh gần đây. Thái Lan sẽ đối mặt với đợt bùng phát lần thứ 6 của dịch bệnh với tỷ lệ lây nhiễm cao hơn so với các đợt bùng phát dịch bệnh trước đó do đây là biến thể dễ lây nhiễm nhất cho tới nay vì có khả năng tránh được sự đề kháng của cơ thể người được tạo ra sau khi tiêm vaccine phòng bệnh hoặc bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
Australia ghi nhận số ca tử vong cao nhất trong những tháng gần đây
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Melbourne, Australia |
Australia đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong ngày cao nhất trong những tháng gần đây, trong bối cảnh nước này tiếp tục phải ứng phó với làn sóng lây nhiễm dòng phụ của biến thể Omicron trong mùa Đông.
Theo trang tin Guardian Australia, ngày 29/7 Australia ghi nhận 157 ca tử vong do COVID-19, trong đó 107 ca ở bang Victoria và 22 ca ở bang New South Wales. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đã tăng lên hơn 11.600 ca, trong đó gần 10.000 ca trong năm 2022.
Con số này cho thấy Australia nằm trong số các nước ghi nhận những tỉ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Số ca tử vong trung bình trong 7 ngày tính trên 1 triệu dân tại Australia là 2,77 trong tuần tính đến ngày 27/7, chỉ sau New Zealand và Na Uy.
Ngày 29/7 Australia ghi nhận hơn 40.000 ca mắc mới COVID-19. Theo số liệu của Bộ Y tế nước này, có 5.245 ca đang điều trị tại các bệnh viện trong ngày 28/7.
Tổng thống Mỹ kêu gọi cảnh giác với làn sóng do biến thể phụ BA.5
Ngày 27/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi người dân nước này cảnh giác với làn sóng lây lan biến thể phụ BA.5 của Omicron.
Trong thông báo tại sau khi hết thời gian cách ly do mắc COVID-19, Tổng thống Biden nói: "Biến thể phụ này đang làm tôi và nhiều người trên toàn thế giới nhiễm bệnh, chứ không chỉ phải ở Mỹ. Chúng ta nên cảnh giác nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể này". Ông kêu gọi người dân Mỹ đeo khẩu trang khi tới nơi đông người hoặc những không gian công cộng khép kín.
Số ca mắc, tử vong và nhập viện do COVID-19 tại Mỹ đang gia tăng, với BA.5 là biến thể chủ đạo gây bệnh ở nước này.
Nga ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới theo ngày cao nhất
Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Nga ngày 28/7 cho biết nước này đã ghi nhận 11.515 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ ngày 13/4. Bên cạnh đó, số ca tử vong theo ngày là 41 ca.
Kể từ khi bùng phát đại dịch tại Nga vào tháng 4/2020, tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này hiện là 18.565.551 ca. Trước đó cũng trong tháng này, Nga đã thông báo kết thúc mọi biện pháp hạn chế để phòng dịch, kể cả đeo khẩu trang, vì số ca tử vong giảm. Tuy nhiên, nhà chức trách Nga không loại trừ khả năng tái áp dụng các biện pháp này nếu tình hình xấu đi.
EU khuyến cáo về nguy cơ bùng dịch COVID-19 trong mùa Đông
Ngày 25/7, Ủy viên phụ trách y tế và an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu (EU) - bà Stella Kyriakides cho rằng các nước thành viên EU nên lập tức triển khai các công tác chuẩn bị ứng phó nguy cơ bùng dịch COVID-19 trong mùa Đông và mùa Thu.
Theo bà Stella Kyriakides, đại dịch COVID-19 vẫn đang hiện hữu và có những dấu hiệu đáng lo ngại và "ngày càng gia tăng" về các đợt bùng phát mới của dịch bệnh tại một số quốc gia. Bà nêu rõ: "Trong hai tháng qua, chúng tôi đã chuẩn bị cho những đợt dịch mới có thể xuất hiện trong mùa Thu và mùa Đông, nhận thức đầy đủ rằng sẽ không thể để cho làn sóng tiếp theo của đại dịch tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế hoặc xã hội của chúng ta, đặc biệt là vào thời điểm mà chúng ta đang chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Ukraine, cũng như tình hình lạm phát".
Đức sẵn sàng đối phó với đại dịch trong giai đoạn tiếp theo
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Đức |
Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach ngày 29/7 cho biết cơ quan này đang chuẩn bị kế hoạch đối phó với đại dịch COVID-19 trong mùa Thu năm nay.
Theo Bộ trưởng Lauterbach, Bộ Y tế Đức đã dự trù “nhiều biện pháp tiếp theo” dành cho các kịch bản đại dịch khác nhau trong mùa Thu năm nay để chính quyền các bang và liên bang có thể áp dụng, trong đó ông nhấn mạnh sẽ không tái triển khai biện pháp đóng cửa trường học như trước đây. Bộ Y tế đang thảo luận với Bộ Tư pháp về “gói biện pháp rất tốt” này và sẽ sớm công bố trong thời gian tới.
Hiện tại, các quy định phòng, chống đại dịch COVID-19 theo Luật phòng, chống lây nhiễm sửa đổi được Quốc hội Đức thông qua hôm 18/3/2022 sẽ hết hiệu lực vào ngày 23/9. Theo luật này, hầu hết các biện pháp phòng dịch đã được dỡ bỏ.
Bộ trưởng Lauterbach xác nhận các loại vaccine ngừa COVID-19 thích ứng với những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 cũng sẽ được cung cấp từ tháng 9 tới. Dù chậm hơn dự kiến, song các loại vaccine này là tin tốt và sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Bộ trưởng Lauterbach cũng bày tỏ hy vọng rằng vaccine ngừa COVID-19 dành cho trẻ em dưới 5 tuổi sẽ sớm được Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) phê duyệt vì các dữ liệu cho thấy loại vaccine này có hiệu quả cao. Cho đến nay, Liên minh châu Âu (EU) mới chỉ cấp phép cho các loại vaccine ngừa COVID-19 dành cho những người trên 5 tuổi.
Về việc tiêm chủng mũi vaccine thứ 4, Bộ trưởng Lauterbach cho rằng mũi vaccine tăng cường này chỉ có ý nghĩa trong một số nhóm người nhất định, trong đó có những trường hợp phải tiếp xúc nhiều. Ủy ban Tiêm chủng thường trực của Đức (Stiko) hiện vẫn khuyến nghị tiêm mũi vaccine thứ 4 cho một số đối tượng cụ thể như nhóm người trên 70 tuổi, những người có bệnh nền và nhân viên y tế./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·Bắt Tổng Giám đốc Công ty DreamLand
- ·Cháy karaoke An Phú, 32 người chết ở Bình Dương: Chủ quán lĩnh 8 năm tù
- ·Truy tố 17 bị can trong vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2
- ·Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- ·Khởi tố tài xế xe khách chèn ép xe tải trên cao tốc Nội Bài
- ·Điều tra nhóm côn đồ chém 3 người thương vong ở Quảng Bình
- ·Công an khám xét nhà nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm
- ·Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- ·Ô tô được đi hướng nào?
- ·Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- ·Án mạng trong quán karaoke ở Quảng Trị, 3 người thương vong
- ·Ăn chặn tiền từ thiện trong bão lũ sẽ bị phạt thế nào?
- ·Cháy karaoke An Phú, 32 người chết ở Bình Dương: Chủ quán lĩnh 8 năm tù
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Bình Thuận Lê Tiến Phương gây thất thoát hơn 300 tỷ
- ·Cháy karaoke An Phú, 32 người chết ở Bình Dương: Chủ quán lĩnh 8 năm tù
- ·Bắt tài xế lừa chạy án để chiếm đoạt 250 triệu đồng
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Bắt 2 kẻ giả danh nhà báo, cưỡng đoạt tài sản của nhiều doanh nghiệp