【tructiepbongda hom nay】Chứng khoán hôm nay (24/3): Dòng tiền nội mạnh lên, VN
VN-Index khép lại một tuần tăng nhẹ
Thị trường chứng khoán hôm nay chốt tuần bằng phiên tăng thứ 4 liên tiếp đã bù đắp những gì “đã mất” ở phiên giảm mạnh đầu tuần. Mức tăng của VN-Index phiên cuối tuần là không lớn,ứngkhoánhômnayDòngtiềnnộimạnhlêtructiepbongda hom nay nhưng cũng đủ để thị trường có một tuần tăng nhẹ. Thanh khoản phiên này tăng trở lại khá tốt, song vẫn ở mức khá thấp.
Theo dữ liệu từ MBS, dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng nhẹ +1,69 điểm (+0,16%) lên 1.046,79 điểm. Độ rộng thị trường tốt hơn so với phiên hôm qua khi nghiêng nhiều hơn về bên mua. Toàn sàn HOSE có có 265 mã tăng, trong khi chỉ có 122 mã giảm và 80 mã đứng giá.
Các cổ phiếu lớn hỗ trợ chỉ số VN-Index phiên này là: VHM (+2,08%), VIC (+0,95%), MBB (+2,01%), NVL (+6,73%), GVR (+2,07%)… đã bù đắp áp lực giảm giá ở các cổ phiếu lớn khác như: VCB (-1,87%), BID (-0,76%), MSN (-1,27%), CTG (-0,7%), SSB (-1,4%)… |
Trong khi đó, chỉ số VN30 có phần tăng nhỉnh hơn với +4,82 điểm (+0,46%) đạt 1.051,42 điểm. Ở rổ VN30 có tới 19 mã tăng, trong khi chỉ có 10 mã giảm và 1 mã đứng giá. Nhóm midcap và smallcap cũng tăng lần lượt +0,49% và +0,41%.
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 10.691 tỷ đồng, tăng 23,7% so với phiên hôm qua và cao nhất trong 4 phiên vừa qua, tuy vậy thanh khoản bình quân tuần này vẫn thấp hơn 15,3% so với tuần trước.
Khối ngoại duy trì mua ròng 108 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua khối ngoại tập trung tại các cổ phiếu như: VHM, HPG, VIC, NLG, VCI… Ở chiều ngược lại: MSN, CTG, VND, KBC, VPB… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Xu hướng đi ngang có thể vẫn "ngự trị"
Thị trường chứng khoán hôm nay cơ bản duy trì sắc xanh trong toàn phiên, trừ nhịp giảm nhẹ ở cuối phiên sáng. Thị trường tốt dần lên trong phiên chiều, nhưng VN-Index lại không giữ được lực tăng để đóng cửa ở mức cao nhất. Nhìn chung, phiên hôm nay vẫn là phiên đi ngang theo xu hướng kéo dài nhiều tuần gần đây.
Điểm đáng chú ý nhất của thị trường phiên cuối tuần là thanh khoản đã tăng lên khá tốt sau loạt phiên giảm kế trước. Thanh khoản trên 10 nghìn tỷ đồng dù không phải là con số lớn, nhưng điểm tích cực là có vẻ như dòng tiền nội đang mua thăm dò. Khối ngoại hôm nay vẫn mua ròng nhưng tỷ trọng giảm hẳn. Điều đó có nghĩa là tiền nội phiên cuối tuần đã mạnh hơn và có cả việc mua vùng giá xanh từ lực cầu chủ động trong phiên chiều.
Thị trường chứng khoán dự báo vẫn duy trì xu thế đi ngang trong ngắn hạn. Ảnh: Minh họa. |
Tuy vậy, nếu nhìn một cách tổng thể, thị trường vẫn chưa có dấu hiệu nào để trông mong sẽ thoát được xu thế đi ngang. Tiền nội vào phiên cuối tuần nhưng điều đó chưa thể khẳng định hay kỳ vọng được một điều gì cả. Nhìn cả tuần, thị trường hồi thành công chủ yếu là nhờ lực của tiền ngoại và ngay cả trong nội tại tiền ngoại thì cũng chủ yếu là qua kênh ETF, trong đó ETF Fubon giải ngân là chính.
Nói một cách khác, thị trường chứng khoán trong nước vẫn ở thế “chơi vơi”. Chưa thấy gì quá xấu khiến thị trường giảm sâu hơn, nhưng cũng chưa tìm ra động lực nào đủ lớn để thúc thị trường tăng mạnh. Vì thế, khả năng thị trường tích lũy, đi ngang có thể vẫn còn tiếp diễn. Quan trọng nhất vẫn phải là tiền nội phải vào đủ mạnh và đủ dài.
Theo các chuyên gia của MBS, thêm một tuần đi ngang của thị trường trong bối cảnh dòng tiền nội suy yếu, dòng tiền ngoại là động lực chính giúp thị trường có 4 phiên tăng vừa qua trong biên độ hẹp. Tuần này, phần lớn các cổ phiếu tăng giá tập trung chủ yếu ở danh mục mà ETF Fubon giải ngân, một số nhóm cổ phiếu có mức tăng tốt trong tuần như: Vingroup, chứng khoán, bất động sản, đầu tư công …
“Về kỹ thuật, khu vực 1.050 điểm có thể là vùng cản ở nhịp phục hồi kỹ thuật này, các hợp đồng tương lai cũng đóng cửa ở trạng thái chiết khấu rủi ro ở tuần sau, nhà đầu tư có thể chốt lời từng phần” – chuyên gia của MBS cho hay./.
Chứng khoán khu vực châu Á giảm điểm trong phiên cuối tuần nhưng vẫn có 1 tuần tăng điểm, nổi bật là chứng khoán Hong Kong, Đài loan… Sau khi tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử để kiềm chế lạm phát, các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đang công khai dự tính kết thúc sớm việc tăng lãi suất. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đều tăng lãi suất như dự kiến trong cuộc họp chính sách tháng này, nhưng mỗi ngân hàng trung ương đều đưa ra tín hiệu thận trọng về động thái tiếp theo. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- ·Phong Điền: Hơn 500 người tham gia hiến máu tình nguyện
- ·Giá vàng hôm nay (1/8): Giá vàng tiếp tục tăng phi mã
- ·Tặng 550 suất quà cho nữ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo
- ·Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- ·Các cơ sở y tế chủ động mua sắm thuốc biệt dược để phục vụ điều trị
- ·UAV Ukraine tấn công kho dầu 100 tấn trong lãnh thổ Nga
- ·Giá lúa gạo hôm nay 15/8/2024: Giá gạo tăng nhẹ, giá lúa tăng từ 50
- ·Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Mỹ tiết lộ thêm một tàu chở dầu bị tên lửa tấn công ở Biển Đỏ
- ·Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- ·Tỷ giá USD hôm nay 13/8/2024: Chỉ số USD Index (DXY) dừng ở mức 103,12 điểm
- ·Cung cấp kiến thức về đái tháo đường cho 300 bệnh nhân và gia đình bệnh nhân
- ·Cẩn trọng với vi
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Công ty Cổ phần Thương mại Thế Giới Nước Hoa bị dừng làm thủ tục hải quan
- ·Tỷ giá hôm nay (28/6): Đồng USD thị trường thế giới quay đầu giảm nhẹ
- ·Bệnh viện Trung ương Huế thành lập đơn vị EICI
- ·Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- ·Hàng chục nghìn tấn gà thải loại được nhập lậu qua biên giới vào Việt Nam mỗi tháng