【u17 việt nam vs】Bộ Y tế đề xuất phương án tăng thuế đối với thuốc lá để đạt hiệu quả
VHO - Trong Dự thảo luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi,ộYtếđềxuấtphươngántăngthuếđốivớithuốcláđểđạthiệuquảu17 việt nam vs Bộ Tài chính đã đưa ra 2 phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá là tăng dần từng năm với tỉ lệ thấp và tăng một lần với tỉ lệ cao.
Việc ban hành, mục đích, quan điểm xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) nhằm thể chế hóa và thực hiện chủ trương của nhà nước về tăng cường bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới được đánh giá là rất cần thiết.
Trong đó, Bộ Tài chính đã đề xuất các phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá. Cụ thể phương án 1, tăng nhẹ từng năm là tăng 16,1% so với giá thuốc lá hiện tại vào năm 2026, năm 2027 tăng 12,5%, năm 2028 tăng 10,1%. Phương án 2, tăng luôn 39,5% so với giá thuốc lá hiện tại vào năm 2026.
Bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Phụ trách Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho rằng, cả 2 phương án đề xuất về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá đều thực hiện hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt hỗn hợp và bao gồm việc tăng đều đặn về mức thuế tuyệt đối để giảm khả năng chi trả cho thuốc lá theo thời gian.
Theo bà Hải, phương án 2 là vượt trội hơn vì nó phù hợp hơn với thông lệ tốt nhất toàn cầu về việc thuế tiêu thụ đặc biệt hỗn hợp nên dựa nhiều hơn vào thuế suất tuyệt đối.
“Phương án 2 sẽ làm giảm số lượng người hút thuốc ngay từ những năm đầu giai đoạn 2026-2030, đem lại lợi ích lớn hơn về mặt phòng ngừa bệnh tật và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe. nhưng vẫn có yếu điểm là mức tăng giá bán lẻ các năm sau 2026 đó chỉ đạt khoảng 4-5%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng, chưa đủ mạnh để duy trì ổn định tác động giảm sức mua”, Phó Giám đốc Phụ trách Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá nhấn mạnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, với cả 2 phương án này thì mức thuế tuyệt đối tính đến năm 2030 mới là 10.000 đồng/1 bao, mới chiếm tỉ trọng khoảng 59,38% giá bán lẻ.
Theo tính toán của các chuyên gia, để đạt được tỉ trọng thuế theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế đề xuất mức thuế tuyệt đối đến năm 2030 là 15.000 đồng/1 bao (loại 20 điếu/1 bao), tương đương 65% giá bán lẻ.
Trong đó, lộ trình tăng thuế từ năm 2026 đến 2030 như sau: Từ 2026: 5.000 đồng/bao; Từ 2027: 7.500 đồng/bao; Từ 2028: 10.000 đồng/bao; Từ 2029: 12.500 đồng/bao; Từ 2030: 15.000 đồng/bao.
Phân tích về ưu điểm của phương án do WHO và Bộ Y tế đề xuất, bà Phan Thị Hải khẳng định, điều này sẽ giúp tăng tỉ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá lên mức tương đương 65%, gần đạt khuyến nghị của WHO. Đảm bảo tăng cao ngay từ năm đầu (2026) giống như Phương án 2 của Bộ Tài chính, đồng thời vẫn duy trì mức tăng giá bán lẻ khoảng 8%/năm trong suốt giai đoạn 2026-2030, có tác động thực sự tới việc giảm sức mua.
Bên cạnh đó còn giúp đạt mục tiêu quốc gia, nhờ đó giảm nhiều hơn số người hút thuốc, chi phí bệnh tật, vừa huy động thêm được ngân sách phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Nếu Việt Nam thực hiện phương án tăng thuế được WHO và Bộ Y tế khuyến nghị sẽ làm giảm sử dụng thuốc lá qua đó giảm bệnh tật và tử vong và giảm chi phí khám chữa bệnh do sử dụng thuốc lá. Bởi vì, tăng thuế thuốc lá làm tăng giá thành thuốc lá khiến một bộ phận người hút thuốc bỏ thuốc hoặc giảm số lượng điếu hút. Đồng thời giúp ngăn cản một số người bắt đầu hút thuốc.
Theo WHO, trung bình nếu giá thuốc lá tăng 10%, tiêu thụ thuốc lá sẽ giảm 4% ở những nước có thu nhập cao và 5% ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. Tăng thuế thuốc lá đặc biệt có hiệu quả đối với nhóm trẻ và vị thành niên. Ước tính khi tăng thuế để giá tăng 10% thì tỷ lệ giảm tiêu dùng ở nhóm này cũng là 10% hoặc cao hơn.
“Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá thực chất là giúp cho người tiêu dùng khi giảm sử dụng sẽ tránh được những tổn thất về sức khoẻ và kinh tế từ việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, tiền chi cho mua thuốc lá sẽ được chi cho các nhu cầu thiết yếu khác như thực phẩm, y tế, giáo dục. Việc tăng thuế thuốc lá không những có lợi cho chính những người tiêu dùng mà còn cho cả gia đình họ và toàn xã hội”, bà Phan Thị Hải nhấn mạnh.
Ngoài ra, việc tăng thuế thuốc lá cũng làm tăng thu thuế của Chính phủ. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, trên phạm vi toàn cầu khi thuế tăng 10% sẽ giúp tăng thu thuế thuốc lá của chính phủ thêm 7%.
Thái Lan là quốc gia có sản lượng thuốc lá là 2,19 tỉ bao so với Việt Nam là 3,9 tỉ bao (gần bằng 1/2 Việt Nam), nhưng ngân sách hằng năm nộp cho nhà nước là lại cao gần gấp 3 lần (2,09 tỉ USD so với 708 triệu USD). Chính vì vậy tăng thuế được gọi là biện pháp có lợi ích kép.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- ·Chiếc ô tô bị ngân hàng siết nợ kéo trên đường: Những lưu ý khi vay tiền ngân hàng mua xe
- ·Chi tiết mẫu SUV Full
- ·Nóng du lịch biển đầu năm, Bamboo Airways tiếp tục tung combo trọn gói, ưu đãi tới 30%
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Toyota Việt Nam đồng hành cùng Mottainai
- ·Để Việt Nam trở thành “Quốc gia số”!
- ·Việt Nam được dự báo đạt mức tăng trưởng 2,4% trong năm 2020
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Trung Quốc: Thực phẩm đông lạnh nhập khẩu có nguy cơ cao phải xét nghiệm Covid
- ·Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- ·Quyết đấu cùng Moca, Momo, VinID sắp khai tử thẻ cứng để dồn lực phát triển ví điện tử?
- ·“Hành trình từ Tâm” của SHB hỗ trợ người dân miền Trung ổn định sau bão, lũ
- ·Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đạt gần 500 USD/tấn
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu lúa gạo từ Campuchia có C/O mẫu E và S
- ·Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng trong tháng 11/2020
- ·Trái cây, nông đặc sản của 15 địa phương tìm đầu ra tại thị trường Hà Nội
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·“Hành trình từ Tâm” của SHB hỗ trợ người dân miền Trung ổn định sau bão, lũ