【bóng đá c1 đêm nay】Sau Nghị quyết 42: Khách hàng chủ động trả nợ xấu nhiều hơn
Đã xử lý gần 294.000 tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết 42
TheịquyếtKháchhàngchủđộngtrảnợxấunhiềuhơbóng đá c1 đêm nayo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/5/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 293,88 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42. Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 160,92 nghìn tỷ đồng, chiếm 54,76%. Xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42 là 67,28 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,89%. Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho Công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 65,68 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,35%.
Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung bình khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 3,63 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng trung bình tháng từ năm 2012 - 2017 của hệ thống các TCTD trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).
Trước khi có Nghị quyết 42, nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua tài sản đảm bảo và khách hàng trả nợ còn chưa cao. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết 42 chủ yếu thông qua hình thức khách hàng trả nợ là 121,4 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 40,1% tổng nợ xấu nội bảng theo Nghị quyết 42 đã xử lý), cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý trung bình năm từ 2012 - 2017 là khoảng 22,8%.
Theo báo cáo, kết quả xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 bằng hình thức khách hàng trả nợ tăng mạnh, phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện. Khách hàng chủ động và hợp tác hơn trong việc trả nợ các TCTD, hạn chế tình trạng chủ tài sản cố ý chây ỳ, chống đối nhằm kéo dài thời gian xử lý. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Nghị quyết 42 đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.
Nhìn chung, Nghị quyết 42 đã tạo cơ chế xử lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ xấu và xử lý tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Các quy định tại Nghị quyết 42 đã được các TCTD, VAMC áp dụng có hiệu quả bước đầu trên thực tế, đảm bảo các TCTD tiếp tục phát huy tốt vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Xử lý tài sản đảm bảo vẫn còn nhiều điểm vướng
Tuy nhiên, báo cáo trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết quá trình triển khai Nghị quyết số 42 còn cho thấy một số khó khăn, vướng mắc trên thực tế cần sự phối hợp của các bộ, ban, ngành có liên quan xử lý, để các chính sách, giải pháp của Nghị quyết 42 được áp dụng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đánh giá dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động, chất lượng tài sản và kết quả kinh doanh của các TCTD. Dự báo dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường và ảnh hưởng bất lợi đến kinh tế xã hội nói chung cũng như kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.
Để đảm bảo công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 được triển khai có hiệu quả thời gian tới, giải pháp cần thiết là giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc về cơ chế cũng như trong thực tế áp dụng Nghị quyết 42. Trong đó bao gồm những khó khăn cụ thể liên quan đến công tác triển khai, hướng dẫn từ các bộ, ngành, địa phương; việc bán nợ xấu và tài sản đảm bảo theo giá trị thị trường; phát triển thị trường mua bán nợ; cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng tài sản bảo đảm; quyền thu giữ tài sản đảm bảo; áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo và xử lý tài sản đảm bảo; đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản đảm bảo của khoản nợ; điều kiện chuyển nhượng tài sản đảm bảo và dự án bất động sản; việc thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo và việc nộp thuế khi chuyển nhượng tài sản đảm bảo; việc hoàn trả tài sản đảm bảo là vật chứng trong vụ án hình sự….
Tính từ cuối năm 2018 đến 31/5/2020, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 361,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, nợ xấu do các TCTD tự xử lý là 307,96 nghìn tỷ đồng (chiếm 85,26%). Nợ xấu bán cho VAMC là 48,52 nghìn tỷ đồng (chiếm 13,43%); nợ xấu bán cho tổ chức, cá nhân khác là 4,72 nghìn tỷ đồng (chiếm 1,3%).
Hoàng Yến
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- ·Fan Việt 'than trời' khi Khánh Vân, Kim Duyên bị dìm hàng nhan sắc
- ·Tổng Bí thư mong văn nghệ sĩ “đừng để cho sự tầm thường, dễ dãi ám ảnh”
- ·CPI tháng 7/2023 tăng 0,45%, do nhu cầu tiêu dùng tăng cao mùa du lịch
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·Hốt sạn chung kết Quý Ông Hoàn Mỹ
- ·TP.HCM khuyến khích đơn vị sự nghiệp đặt hàng doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế
- ·Thành phố Yên Bái lên đời đô thị loại II
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·Tiếp tục nghiên cứu mức tiền cọc nhà ở hình thành trong tương lai
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Lương Thùy Linh, Á Hậu Kiều Loan nghẹn ngào khi gặp lại thầy cũ
- ·Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
- ·Quốc phục lấy cảm hứng 'Mẫu Thượng Ngàn' của Hoài Phương tại Miss Eco
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Lona Kiều Loan gửi gắm thông điệp ở MV 'Thích hay là yêu còn chưa biết
- ·Tổng Bí thư mong văn nghệ sĩ “đừng để cho sự tầm thường, dễ dãi ám ảnh”
- ·CTCP Vận tải biển Global Pacific (PCT) triển khai chào bán hơn 33 triệu cổ phiếu
- ·Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
- ·1m55 nhưng Hoà Minzy rất thích đọ dáng với các nàng hậu 'khổng lồ'