会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả karlsruher】Bứt phá mũi đất phù sa Bài 2: Nội lực kinh tế vững vàng!

【kết quả karlsruher】Bứt phá mũi đất phù sa Bài 2: Nội lực kinh tế vững vàng

时间:2025-01-11 05:09:08 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:950次

Báo Cà Mau(CMO) Để định hướng cụ thể thế mạnh kinh tế mũi nhọn, Huyện uỷ Ngọc Hiển đã ban hành Nghị quyết về phát triển mô hình tôm sinh thái và Chương trình hành động phát triển du lịch.

Bí thư Huyện uỷ Ngọc hiển Nguyễn Trường Giang khẳng định, trong mọi giai đoạn, Ngọc Hiển vẫn xác định kinh tế biển là cốt lõi. Và thời cơ của tôm sinh thái, của du lịch đang đến khi hạ tầng của huyện được cải thiện. Các nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực kinh tế biển cũng đã và đang hình thành những dự án quy mô lớn. Riêng trong tháng 4/2017, Ngọc Hiển đón hơn 15.500 lượt khách, luỹ kế các tháng đầu năm, huyện có hơn 128.000 lượt khách du lịch đến tham quan.

Chủ công: tôm sinh thái

Thời gian gần đây, các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã về Cà Mau và cùng đưa ra một thông điệp mang tầm chiến lược: “Xây dựng Cà Mau thành thủ phủ con tôm”. Cả một vùng bán đảo rộng lớn, không nơi nào con tôm lại thân thuộc với người dân như vùng Ngọc Hiển. Con tôm từng cưu mang người dân Ngọc Hiển qua cơn đói thời kháng chiến, rồi trở thành những mặt hàng thương phẩm nức tiếng gần xa, và gần nhất là biến những lão nông chân chất thành triệu phú, tỷ phú. Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển Lê Hoài Phương thông tin: “Dân ở đây sống rặt bằng nghề nuôi tôm. Có đặc trưng là nuôi tôm dính liền với rừng”.

Một thời, chuyện “con tôm ôm gốc đước” trở thành câu chuyện thời sự ở Cà Mau, đó chính là định hướng phát triển nghề nuôi tôm. Rồi cũng chính câu chuyện đó trở nên “lạc hậu và thiếu tư duy”, vì nhiều người cho rằng cái duyên giữa tôm và cây đước chỉ đến chừng ấy. Tuy nhiên, thực tế chứng minh không phải vậy. Trong hơn 23.100 ha nuôi tôm, tôm sinh thái là 6.678 ha và được coi là hạt nhân quan trọng, cũng là chiến lược lâu dài cho nghề nuôi tôm của huyện.

Anh Phương phân tích: “Trong bối cảnh các loại hình nuôi tôm khác bộc lộ nhiều hạn chế, như tôm công nghiệp thì rủi ro, ô nhiễm môi trường, suất đầu tư lớn; con tôm sinh thái đáp ứng đầy đủ tiêu chí về sinh thái, chất lượng, hiệu quả kinh tế và tính bền vững”.

Đích đến của huyện là năm 2020 sẽ đạt hơn 18.800 ha tôm sinh thái. Cái lợi của tôm sinh thái được ông Tạ Minh Mẫn, Phó ban Quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên, nhận định: “Hộ tham gia đạt năng suất tôm khá, rừng được bảo vệ và phát triển, quan trọng hơn là có thể tận dụng nuôi cùng lúc nhiều loài thuỷ hải sản khác. Rủi ro của mô hình này rất thấp, hầu như người dân có thu nhập ổn định quanh năm”. Trong bối cảnh nhiều vùng nuôi tôm công nghiệp, hầu hết người dân đều “gởi sổ đỏ cho ngân hàng”, thì lựa chọn của người dân Ngọc Hiển tỏ ra ưu thế vượt trội. Ông Nguyễn Văn Phước, ấp Tắc Biển, xã Viên An Đông, bộc bạch: “Tôm thu hoạch đỡ lắm, mỗi con nước trên dưới 10 triệu đồng. Mấy đợt nắng hạn, dịch bệnh lớn cũng ít ảnh hưởng”. Với ông Phước, tỷ lệ 6 rừng 4 tôm là tỷ lệ vàng để duy trì mô hình tôm sinh thái. Mỗi người một bí quyết, nhưng cái chính là tạo được hệ sinh thái ngập mặn đặc trưng, hài hoà, không sử dụng hoá chất và cải tạo đầm tôm tương thích. Tuy nhiên, người dân theo mô hình này cũng còn băn khoăn về đầu ra.

Mô hình tôm sinh thái của ông Nguyễn Văn Phước, xã Viên An Đông đạt năng suất khá và rất bền vững.

Ông Phước cho biết, hơn 550 hộ nuôi tôm sinh thái được công nhận, nhưng giá cả bán ra không khác so với tôm nuôi theo mô hình khác. Việc tập huấn kỹ thuật chưa đồng bộ, con giống chất lượng chưa đảm bảo là những khó khăn đặt ra với người dân.

Nói về sự đồng thuận của người dân, anh Phương chia sẻ: “Bà con rất ủng hộ mô hình tôm sinh thái, nhưng cũng đề đạt nhiều vấn đề để mô hình này hiệu quả hơn”. Quan điểm của Ngọc Hiển đã rõ, lòng dân cũng đã thông, con tôm sinh thái được xác định là chủ công trong nội lực phát triển của huyện cực Nam. Lựa chọn tuy không mới, nhưng hàm chứa trong đó cả lòng dân và ý Đảng

Đột phá du lịch, nghề truyền thống

Sau một quá trình mài mò, quyết tâm, Ngọc Hiển đã định hình mô hình du lịch dựa vào cộng đồng (homestay), thí điểm 5 hộ tại ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi. Với sự giúp sức từ Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, lần đầu tiên người nông dân nuôi tôm miệt Đất Mũi cầm trên tay những đồng tiền sinh lợi từ du lịch.

Ông Nguyễn Văn Nhuần nhớ lại: “Những ngày đầu nấu ăn, phục vụ đều sợ không hợp ý khách. Rồi từ từ cũng quen”. Vuông nhà, cá nhà, người nhà, có chăng mua mớ cua, mớ ghẹ từ hàng xóm, ông Tư Nhuần cất chòi lá làm du lịch.
Gia đình ông Tư lên thực đơn bằng các món đều là sản vật của quê hương, những món ăn dân dã nhưng được du khách khắp nơi tấm tắc ngợi khen. Quà cầm tay về là các món khô tôm tít, khô cá biển mặn mòi vị đất phù sa. Đơn giản thôi, nhưng cơ ngơi du lịch của ông Tư là biết bao tìm tòi, thể nghiệm.

Hay như hộ ông Trần Văn Hướng, làm du lịch từ “tay không”. Ông Hướng tâm sự: “Không vốn, không hiểu biết về du lịch, tôi lại là dân miền Bắc, nói thiệt là làm theo kiểu... liều mạng”. Thế nhưng hộ ông Hướng vẫn là hộ có lượng khách về đều đặn của mô hình du lịch homestay. Từ du lịch, gia đình có thêm nguồn thu nhập ổn định.

Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Ngọc Hiển Lê Chí Thắng cho biết: “Du lịch dựa vào cộng đồng được lựa chọn vì vừa sức, lại giữ được nét đặc trưng của vùng đất Ngọc Hiển. Tuy nhiên, để nhân rộng và phát triển thì cần khắc phục nhiều vấn đề”.

Du lịch Ngọc Hiển dù có tiềm năng lớn, song chỉ mới giai đoạn định hình. Ông Thắng cho rằng: “Người dân cần trợ lực về vốn, về kiến thức du lịch và quan trọng hơn là sự kết nối”. Không thể làm theo mỗi nơi một kiểu, càng không thể theo mô hình “mở quán nhậu” như thực tế đang tồn tại.
Câu chuyện khôi phục, phát triển làng nghề hứa hẹn đột phá mới nhưng cũng không ít khúc mắc.

Chị Nguyễn Hồng Thắm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Ân Tây, cho biết, mắm và khô là những sản vật đặc trưng và nổi tiếng của vùng Ngọc Hiển đã được cả trong và ngoài nước thừa nhận.

Cơ sở sản xuất mắm cá sơn Ngọc Chuyển, xã Tân Ân Tây với sản lượng 2-2,5 tấn cá nguyên liệu mỗi con nước.

Chị Phan Thị Chuyển, chủ cơ sở mắm Ngọc Chuyển, ấp Ông Quyền, xã Tân Ân Tây, kể, vợ chồng chị tay trắng, không có đất đai, làm mắm ăn thử, rồi bán. 5 năm sau, cơ sở của chị Chuyển làm khoảng 2,5 tấn cá sơn mỗi con nước mới đủ hàng giao cho khách. Cơ sở này cũng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động với lương tháng khoảng 6 triệu đồng/người. Anh Trần Văn Khởi, chồng chị Chuyển, bộc bạch: “Ở đây nhiều người bắt đầu làm mắm, khô để bán. Cái ngon, cái đặc trưng của quê mình thì chắc nhiều người cũng thích thôi”.

Hay như chị Nguyễn Thị Mỹ Hiền, đã đăng ký nhãn hiệu mắm, khô, bánh phồng tôm cho riêng cơ sở của mình. Ở ấp Ông Định, chị Hiền đã mang danh tiếng của xứ Ngọc Hiển đi khắp nước, có cả Việt kiều đặt hàng. Chị mong cơ sở mình được mở rộng hơn, việc giới thiệu các mặt hàng đặc sản hiệu quả hơn, như vậy thì nhiều người nữa sẽ làm theo và nâng cao mức sống.
Ở đây chẳng có lý luận gì cao xa. Người dân vẫn sống với rừng, với biển tự bao đời. Và bây giờ, con đường làm giàu cũng chính từ chính biển và rừng. Kinh tế của mũi đất Ngọc Hiển cũng vịn vào lý lẽ đơn giản mà bền vững ấy để đi lên.

Phạm Nguyên

BÀI 3: VÙNG ĐẤT CỦA TƯƠNG LAI

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
  • Mì ống nấu trên khối phô mai khổng lồ
  • Lý do Mbappe và Bellingham có xe sang nhưng không lái
  • Vợ chồng Midu dạo chơi vùng Giang Nam mùa thu
  • Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
  • Chết cháy do chập điện: Nỗi lo sợ của người thành phố
  • Ninh Anh Bùi: 'Tùng Dương thấu hiểu và tin tưởng tôi trong mọi việc'
  • Xà phòng bằng kim loại đang được chị em săn lùng: Sự thật phũ phàng
推荐内容
  • Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
  • HLV Kim Sang
  • Làm sao để biết mình trúng tuyển khi chưa có giấy báo trúng tuyển?
  • Rộ tin Vinicius Junior giành Quả bóng vàng 2024
  • Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
  • Xe Innova đâm cô gái trên đường rồi bỏ trốn xử lý thế nào