【tỷ số uc】Châu Á đang phát triển chỉ tăng trưởng 0,1% trong năm 2020
Trong bản bổ sung định kỳ cho ấn phẩm kinh tế thường niên hàng đầu của mình, Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2020 được công bố hồi tháng 4, ADB dự báo tăng trưởng của khu vực trong năm 2020 là 0,1%.
Con số này giảm so với mức dự báo 2,2% trong tháng 4 và sẽ là mức tăng trưởng thấp nhất của khu vực kể từ năm 1961. Tăng trưởng trong năm 2020 được dự kiến đạt 6,2%, như dự báo trong tháng 4. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2021 sẽ vẫn thấp hơn các mức đã được dự báo và nằm dưới các xu hướng trước khủng hoảng.
Không tính các nền kinh tế công nghiệp hóa mới gồm Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc), châu Á đang phát triển được dự báo tăng trưởng 0,4% trong năm nay và 6,6% trong năm 2021.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB - ông Yasuyuki Sawada, nhận định: “Các nền kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương sẽ tiếp tục cảm nhận tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 trong năm nay, ngay cả khi các biện pháp phong tỏa dần được nới lỏng và những hoạt động kinh tế chọn lọc được bắt đầu lại trong một kịch bản “bình thường mới”. Mặc dù chúng tôi nhận thấy triển vọng tăng trưởng cao hơn cho khu vực trong năm 2021, song điều này chủ yếu là do các mức tăng trưởng yếu kém trong năm nay và đây sẽ không phải là sự phục hồi theo hình chữ V. Các chính phủ cần tiến hành những biện pháp chính sách để giảm tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và bảo đảm không xuất hiện những làn sóng bùng phát mới”.
Triển vọng này vẫn có nguy cơ suy giảm. Đại dịch COVID-19 có thể chứng kiến nhiều làn sóng bùng phát trong giai đoạn sắp tới và các cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công không thể bị loại trừ. Cũng có nguy cơ về sự leo thang mới trong căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Đông Á được dự báo tăng trưởng 1,3% trong năm 2020. Đây là tiểu vùng duy nhất có sự tăng trưởng trong năm nay, trong khi mức tăng trưởng của năm 2021 sẽ phục hồi tới 6,8%. Tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo đạt 1,8% trong năm nay và 7,4% trong năm 2021, so với các mức dự báo tương ứng hồi tháng 4 là 2,3% và 7,3%.
Chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, tăng trưởng ở Nam Á được dự báo giảm 3,0% trong năm 2020, so với mức tăng 4,1% như dự báo trong tháng 4. Các triển vọng tăng trưởng cho năm 2021 được điều chỉnh giảm từ 6,0% xuống còn 4,9%. Nền kinh tế của Ấn Độ được dự báo thu hẹp 4% trong năm tài khóa 2020, kết thúc vào ngày 31/3/2021, trước khi tăng 5% trong năm tài khóa 2021.
Hoạt động kinh tế ở Đông Nam Á được dự báo giảm 2,7% trong năm nay trước khi tăng lên 5,2% trong năm 2021. Mức tăng trưởng giảm được dự báo ở các nền kinh tế then chốt do những biện pháp ngăn chặn gây ảnh hưởng tới cầu nội địa và đầu tư, bao gồm Indonesia(-1,0%), Philippines (-3,8%) và Thái Lan (-6,5%).
Việt Nam được dự báo đạt mức tăng trưởng 4,1% trong năm 2020. Mặc dù con số này thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4 của ADB, song đây vẫn là mức tăng trưởng nhanh nhất được kỳ vọng tại Đông Nam Á.
Hoạt động kinh tế của Trung Á được dự báo giảm 0,5% so với mức tăng trưởng dự báo là 2,8% hồi tháng 4, do những gián đoạn về thương mại và giá dầu thấp. Tăng trưởng được dự báo phục hồi ở mức 4,2% trong năm 2021.
Các dòng chảy thương mại bị hạn chế và hoạt động du lịch giảm sút đã tác động nặng nề tới triển vọng kinh tế của Thái Bình Dương. Nền kinh tế tiểu vùng được dự báo giảm 4,3% trong năm 2020, trước khi tăng trưởng 1,6% trong năm 2021.
Lạm phát ở châu Á đang phát triển được dự báo ở mức 2,9% trong năm 2020, giảm so với mức dự báo 3,2% trong tháng 4, phản ánh nhu cầu bị kìm nén và giá dầu thấp. Trong năm 2021, dự báo lạm phát giảm còn 2,4%.
Khánh Huyền
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu người bệnh trong dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Cả nước chung tay vì mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân
- ·Tiêu chuẩn FSSC 22000 đảm bảo kiểm soát về an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Thị trường vận tải biển đang dần khởi sắc
- ·Tài chính cá nhân vững vàng
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đi thực địa một số dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII
- ·Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
- ·Xuất cấp lương thực, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão Yagi
- ·BHXH Việt Nam tập trung phát triển chính sách BHYT bền vững, hiệu quả
- ·Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo xây dựng Dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi)
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·Tết rồi, về nhà đi thôi!
- ·Hợp tác nhà nước
- ·Chính sách tài khóa tiên phong trong vai trò ổn định kinh tế vĩ mô
- ·Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- ·Thông tin mới về lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH