【giờ đá bóng hôm nay】Đặt mục tiêu xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 14 tỷ USD trong quý 2/2023
Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 72 tỷ USD,ĐặtmụctiêuxuấtkhẩunônglâmthuỷsảnđạttỷUSDtrongquýgiờ đá bóng hôm nay xuất siêu gần 1,7 tỷ USD | |
Chỉ đạt hơn 46 tỷ USD trong tháng 1/2023, xuất nhập khẩu giảm sâu | |
Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393-394 tỷ USD | |
Xuất khẩu gia vị có thể đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2022 |
Điểm sáng đến lúa gạo, rau quả
Theo báo cáo của Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông), tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản 3 tháng đầu năm ước đạt 20,6 tỷ USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 11,2 tỷ USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ 2022; nhập khẩu ước đạt 9,4 tỷ USD, giảm 7,2%. Ngành nông nghiệp xuất siêu 1,8 tỷ USD, giảm 39,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá, trước những khó khăn và thuận lợi năm 2023 phải đối mặt, những kết quả đạt được trong quý 1/2023 là tương đối khả quan. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) của khu vực nông lâm thuỷ sản quý 1 ước đạt 2,52% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, trồng trọt tăng 1,2%, chăn nuôi tăng cao 4,7%, thủy sản tăng 2,68% và lâm nghiệp tăng 3,66%.
Lúa gạo và rau quả là hai nhóm ngành hàng có kết quả sản xuất cao nhất trong quý 1. Trong đó, ngành lúa gạo vừa được mùa vừa được giá, sản lượng lúa đạt khoảng 9,1 triệu tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022; năng suất lúa đạt 67,1 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha. Giá lúa trong nước tăng và gạo xuất khẩu ở mức cao 530 USD/tấn. Nhóm rau quả đạt tốc độ tăng trưởng từ 1,9 - 27,8%.
Phân tích rõ hơn những khó khăn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết, trong quý 1, khó khăn lớn nhất mà ngành nông nghiệp phải đối mặt đến từ thị trường cả trong nước và ngoài nước. Năm 2022 xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 53,53 tỷ USD, giá trị xuất khẩu quý 1/2023 đã giảm 14,4%, trong đó thủy sản giảm 29% (mức giảm mạnh nhất), lâm sản giảm 28%. Sức mua thị trường trong nước giảm kể từ sau tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, giá cả vật tư nông nghiệp tiếp tục ở mức cao, tuy không tăng mạnh như năm 2021 và 2022 nhưng vẫn là một trở ngại lớn của ngành.
Tập trung nắm bắt tình hình sản lượng các loại cây ăn quả chủ lực phục vụ xuất khẩu như thanh long, nhân xoài, sầu riêng. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Tăng trưởng từ 3-3,5%
Bước sang quý 2, ngành nông nghiệp, nông thôn tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ với những mục tiêu khó khăn hơn, đặt mục tiêu tăng trưởng ngành đạt từ 3-3,5%, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 14 tỷ USD.
Để đạt được kết quả này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung vào 5 nhóm giải pháp bao gồm: đảm bảo nguồn cung đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chú trọng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; tiếp tục tháo gỡ thị trường; giảm thiểu tác động của dịch bệnh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu công; và tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, các văn bản quy phạm pháp luật, triển khai Nghị định 105/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ.
Về mở rộng thị trường, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, cần xem xét thị trường nào tiềm năng để tập trung ưu tiên mở cửa, thông qua các tham tán nông nghiệp, các đại sứ, tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi thăm cơ sở sản xuất, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài. Trong tháng 4/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới; tổ chức hội nghị các tỉnh biên giới về kết nối giao thương, thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc; tham gia chuỗi sự kiện quảng bá nông sản chủ lực của Việt Nam tại Vương quốc Anh, chuỗi sự kiện thực phẩm và đồ uống quốc tế tại Anh nằm trong dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Anh...
Đồng thời, nắm bắt tình hình sản lượng các loại cây ăn quả chủ lực phục vụ xuất khẩu như thanh long, nhân xoài, sầu riêng, cây có mùi đề xuất chỉ đạo rải vụ cây trồng phù hợp với thị trưởng tiêu thụ, có giá bản tốt và hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó là các biện pháp kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh; theo dõi sát diễn biển thị trường nguyên liệu, nguồn cung và giả nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, có biện pháp chỉ đạo kịp thời tránh tình trạng tăng đột biến về giá cả. Bộ sẽ nghiên cứu, đề xuất kế hoạch xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (ngô, sẵn), tập trung vào một số khu vực có tiềm năng như Tây Nguyên, miền núi phía Bắc.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Nộp ngân sách gần 12.659 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra thuế
- ·Hà Nam: Hoàn hơn 1.261 tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp
- ·PC Thừa Thiên Huế: Không ngừng nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm tra sử dụng điện
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Kinh tế dần khởi sắc, ngành dịch vụ tăng trưởng tích cực
- ·Giảm nợ thuế thành công nhờ rốt ráo xử lý, thu hồi nợ đọng
- ·Ông Vũ Xuân Bách được bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Thái Lan sẽ thu thuế VAT với các doanh nghiệp ngoại cung cấp dịch vụ trực tuyến
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Các thành viên trong gia đình Donald Trump giàu có ra sao?
- ·Cá tra Việt đưa sang Algeria bán giá 220.000 đồng/kg
- ·Hải quan Quảng Ninh tăng thu hơn 11 tỷ đồng từ hậu kiểm
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Kiểm tra sau thông quan: Ngăn chặn gian lận xuất xứ, bảo vệ hàng nội
- ·Bất ngờ 8X làm chủ công ty 6 tháng tuổi muốn làm siêu dự án 47.000 tỷ đồng
- ·Giá gas tăng cao, doanh nghiệp lo lắng
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- ·Giá xi măng tăng mạnh