【xem kết quả c1】Mở nhiều cửa đến Tây Nguyên
Trời Tây Nguyên những ngày tháng 3 trong xanh,ởnhiềucửađếnTâyNguyêxem kết quả c1 rất gần, tưởng như giơ tay ra là chạm đến những tầng mây trắng đang lững lờ trôi qua những vạt đồi cà phê xanh trổ những nhành hoa trắng như tuyết. Anh lái xe của Ban Quản lý Dự ánThủy điện miền Trung hồ hởi khoe, bây giờ muốn lên Tây Nguyên đi hướng nào cũng được. Từ Duyên hải miền Trung theo tuyến Hồ Chí Minh hay Quốc lộ 24, 19 từ Bình Định - Gia Lai; Quảng Ngãi - Kon Tum… Muốn đi phía Nam lên thì theo Quốc lộ 18, 20, 25, 26. Đó là chưa kể nay mai, tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được xây dựng. “Còn một đường nữa là có điều kiện và đi nhanh hơn thì… đi máy bay”, nói rồi, anh phá lên cười vang, như nói thay niềm lạc quan cho vùng đất đầy nắng gió này.
Đường lớn đã mở…
Tây Nguyên rộng lớn, tiềm năng kinh tếđa dạng, đồng thời là vị trí chiến lược về an ninh quốc gia. Vì vậy, Tây Nguyên cần một cú huých để phát triển, đó chính là việc mở rộng cánh cửa giao thương, tạo nền tảng vững chắc về hạ tầng, để chào đón các nhà đầu tưđến với vùng đất này.
Quốc lộ 14, trục xương sống lên Tây Nguyên, đã được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: Hà Minh |
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên diễn ra tại Gia Lai trung tuần tháng 4/2016, lãnh đạo các địa phương này đều xác định, Tây Nguyên có thừa tiềm năng, nhưng điều kiện phát triển hiện nay chưa đủ để kích hoạt. Để tạo đòn bẩy cho khu vực này phát triển, hàng loạt trục giao thông quan trọng đã được đầu tư nâng cấp mở rộng như những cánh tay nối dài đưa Tây Nguyên gần hơn với phía Nam, Duyên hải miền Trung và các nước trong khu vực.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nguyên, từ năm 2010-2015, Nhà nước đã đầu tư trên 62.600 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp đường bộ khu vực Tây Nguyên, gồm đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, các quốc lộ 20, 19, 26, 14C, 24, 25, 28, 27…, với tổng chiều dài gần 1.200 km. Trong đó, dự án động lực phải kể đến là tuyến Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước, với tổng chiều dài 663 km, được Bộ Giao thông - Vận tải cùng các tỉnh Tây Nguyên tổ chức khánh thành từ tháng 11/2015, đã rút ngắn 1/3 thời gian chạy xe.
Tuyến đường này trên thực tế cũng như được nhìn nhận là tuyến đường xương sống quan trọng nhất nối Tây Nguyên với TP.HCM, Đông Nam Bộ, TP. Đà Nẵng và Duyên hải miền Trung, vừa góp phần bảo đảm an toàn giao thông, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh Tây Nguyên thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, cải thiện, nâng cao đời sống người dân trong khu vực.
Cũng theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, bên cạnh những dự án đã hoàn thành, Bộ Giao thông - Vận tải đang chỉ đạo tiếp tục triển khai nhiều dự án đường bộ với tổng vốn đầu tư gần 16.000 tỷ đồng và tổng chiều dài quốc lộ được nâng cấp, cải tạo là khoảng 681 km, bằng các nguồn vốn trái phiếu chính phủ và vốn xã hội hoá.
Nhờ vậy, hệ thống giao thông nông thôn ở vùng Tây Nguyên có bước phát triển mạnh mẽ và đã kết nối tốt hơn hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trung ương với hệ thống hạ tầng giao thông địa phương. Đường bộ khai thông, đường hàng không đến Tây Nguyên cũng đã được tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng với 3 cảng hàng không gồm Pleiku (Gia Lai), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Liên Khương (Lâm Đồng) để tiếp tục làm bệ phóng cho Tây Nguyên cất cánh.
Vẫn còn nhiều hạn chế
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, dẫu đã được quan tâm đầu tư nhiều tuyến đường huyết mạch, nhưng kết cấu hạ tầng vùng nói chung, giao thông nói riêng tại Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, kém tính kết nối. Đây chính là điểm “nghẽn” của quá trình phát triển…
Vì vậy, trong giai đoạn 2016-2020, định hướng chỉ đạo của Ban chỉ đạo là sẽ tập trung vào 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để Tây Nguyên phát triển toàn diện, bền vững. Trong đó có giải pháp tiếp tục phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, lấy đường Hồ Chí Minh làm trục chính, phát triển các trục đường ngang; nghiên cứu khai thác giao thông đường thủy nội địa tại các đoạn sông Sê San, Sêrêpôk và các hồ nước do các đập thủy điện tạo ra…
Để gắn kết Tây Nguyên với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, kết nối giao thương với các nước láng giềng, theo các chuyên gia quy hoạch: có 2 định hướng liên kết hạ tầng vùng Tây Nguyên, bao gồm: tiếp tục đẩy mạnh liên kết Bắc - Nam, kết nối khu vực với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Đông Nam Bộ bằng các giải pháp xây dựng tuyến đường sắt chạy dọc Tây Nguyên. Đồng thời, kết hợp với đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc tạo thành trục kỹ thuật, làm cơ sở quan trọng để phát triển trung tâm kinh tế lớn của toàn vùng và hình thành các trung tâm chuyên ngành mới.
Bên cạnh đó, tăng cường liên kết Đông - Tây, kết nối Tây Nguyên với các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, kết nối với Lào, Campuchia và các nước tiểu vùng sông Mê Kông theo 4 hành lang kinh tế dọc các tuyến quốc lộ, trong đó, định hướng hành lang dọc Quốc lộ 26 nối Khánh Hòa - Đắk Lắk - Đắk Nông với Campuchia…
Theo Bộ Giao thông - Vận tải, tổng số vốn đã bố trí và huy động cho các dự án cải tạo nâng cấp các tuyến quốc lộ khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 65.000 tỷ đồng để đầu tư đồng bộ các đoạn tuyến còn lại theo thứ tự ưu tiên có chiều dài khoảng 1.380 km. Hiện Bộ này đã phê duyệt “Phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Đây là căn cứ, định hướng quan trọng để đầu tư, phát triển các công trình giao thông quốc gia và địa phương một cách đồng bộ.
Riêng tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương dài khoảng 200 km, tổng mức đầu tư khoảng 64.000 tỷ đồng, đã được Bộ Giao thông - Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương phân kỳ đầu tư để đưa vào khai thác năm 2020.
Và giấc mơ một ngày không xa, người dân Tây Nguyên khi xuôi về Duyên hải miền Trung nắng gió, phương Nam hiền hòa sẽ đi trên những chuyến tàu mang những âm thanh đặc trưng của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
Quy hoạch Cảng hàng không Pleiku
Ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Ngoài các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 14, Quốc lộ 19, đường Trường Sơn Đông…, một tuyến giao thông quan trọng nữa đối với Gia Lai vừa được đầu tư nâng cấp, mở rộng là Cảng hàng không Pleiku. Năm 2010, Bộ Giao thông - Vận tải đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Pleiku giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là cảng hàng không nội địa dùng chung giữa dân dụng và quân sự.
Cảng hàng không Pleiku được quy hoạch là cảng hàng không cấp 4C khai thác các loại máy bay A320/321, ATR72 và F70 với các đường bay trong nước. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã đầu tư gần 1.050 tỷ đồng để thực hiện 2 dự án: “Kéo dài, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đậu máy bay” và “Sửa chữa, mở rộng nhà ga hành khách - Cảng Hàng không Pleiku”. Sau khi cải tạo nâng cấp, Sân bay Pleiku có thể đáp ứng 300 hành khách/giờ cao điểm, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa nối liền Pleiku với các thành phố lớn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Tận dụng các mối liên kết vùng
Ông Nguyễn Hữu Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum
Với lợi thế về vị trí địa lý nằm ở vùng lõi khu vực Tam giác Phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, lại có đường biên giới và cửa khẩu quốc gia với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, Kon Tum có điều kiện thuận lợi để tận dụng các mối liên kết vùng trong phát triển kinh tế tại khu vực biên giới nói riêng và trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói chung. Đặc biệt, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (trung tâm trong Tam giác Phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam) trong tương lai sẽ phát triển thành đô thị loại II vùng biên giới, gắn kết với Hành lang kinh tế Đông - Tây. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tìm đến khai thác tiềm năng của tỉnh Kon Tum.
Kon Tum sẽ có thêm nhiều điều kiện phát triển khi mới đây, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam sử dụng vốn vay ODA từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế của Hàn Quốc (EDCF). Dự án sẽ xây dựng 36,32 km đường giao thông trong 4 năm, với tổng vốn đầu tư 32,92 triệu USD, nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông khu vực miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên; kết nối Cửa khẩu quốc tế Bờ Y với Cảng biển Kỳ Hà, Cảng hàng không quốc tế Chu Lai, Khu kinh tế mở Chu Lai và Khu kinh tế Dung Quất theo chủ trương “Kết nối ASEAN”.
Giao thông đóng vai trò rất quan trọng
Ông Nguyễn Hải Ninh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là trung tâm các tỉnh Tây Nguyên, nên mạng lưới giao thông đóng vai trò rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Lãnh đạo tỉnh kiến nghị Bộ Giao thông - Vận tải sớm trình Thủ tướng cho phép đầu tư Dự án Đường Hồ Chí Minh tuyến tránh phía Đông của TP. Buôn Ma Thuột; sửa chữa nâng cấp Tỉnh lộ 9; phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Quốc lộ 14C; chuyển 2 tuyến đường tỉnh lộ 668 (Gia Lai) và đường ĐT 695 (Đắk Lắk) lên quốc lộ...
Ngoài ra, UBND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Bộ Giao thông - Vận tải sớm khởi công Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 26, Quốc lộ 27 qua tỉnh; xem xét chuyển một số tuyến đường tỉnh thành quốc lộ, kết nối với hệ thống quốc lộ trong khu vực; tăng nguồn vốn bảo trì đường bộ Trung ương cho tỉnh…
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·Xử phúc thẩm ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh
- ·Thông tin mới về vụ chặt đầu hàng xóm vứt sau vườn
- ·Bắt thêm 3 đối tượng gây rối tại Phan Rí
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·Ông lão dâm ô trẻ em ở Vũng Tàu bị xử 18 tháng tù treo
- ·Bắt đối tượng nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở Thanh Hóa
- ·Lời khai rợn người của gã trai sát hại, phân xác bạn gái phi tang
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Bắt nghi phạm đánh 2 công an trọng thương
- ·Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- ·Bắt giam thiếu úy công an bắn chết đồng đội khi giao ca
- ·VKS chỉ điểm 'bất hợp lý' trong ghi âm giữa Hứa Thị Phấn và Chủ tịch Phương Trang
- ·Sau giao cấu, mua thuốc tránh thai cho bé gái 13 tuổi
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Ông Đinh La Thăng bị tuyên y án 13 năm tù
- ·Bóng hồng nức nở xin lỗi đồng nghiệp, khách hàng Eximbank
- ·Căn phòng bí mật ở chung cư Hà Nội, quây bạt trồng cần sa
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Tạm giữ hình sự vợ mới đánh tới tấp vợ cũ phải khâu 11 mũi
- Điện Dương, “Trái tim” chuỗi đô thị du lịch biển Đà Nẵng
- Trung tâm Y tế TP.Thuận An chuyển sang điều trị bệnh nhân Covid
- Giải mã sức hút của dự án Scenia Bay Nha Trang
- Tiếp nhận buồng lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid
- Vì sao tiêm vaccine phòng COVID
- Campuchia ghi nhận gần 1.000 ca mắc mới COVID
- Các bước chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư theo quy định mới
- Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc: Thêm một dự án đất nền chào bán ra thị trường
- Tiếp tục ghi nhận thêm 28 ca mắc mới COVID
- Điều chỉnh quy hoạch Khu dịch vụ cuối tuyến Đình Vũ