会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【đội hình al ittihad】Thiếu vai trò Nhạc trưởng, tiểu vùng Nam Trung Bộ chưa phát huy được lợi thế!

【đội hình al ittihad】Thiếu vai trò Nhạc trưởng, tiểu vùng Nam Trung Bộ chưa phát huy được lợi thế

时间:2025-01-25 22:02:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:159次
Tọa đàm "Liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh mới" sáng 24/6

¾ địa phương trong tiểu vùng còn chưa tự cân đối được ngân sách

Phát biểu tại Tọa đàm "Liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh mới" do Ban Kinh tếTrung ương phối hợp của Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức sáng 24/6,ếuvaitròNhạctrưởngtiểuvùngNamTrungBộchưapháthuyđượclợithếđội hình al ittihad ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã nhắc tới hiện trạng ¾ địa phương trong tiểu vùng còn chưa tự cân đối được ngân sách, mặc dù lợi thế phát triển của tiểu vùng rất lớn.

Tiểu vùng Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) có diện tích khoảng 21.523,4 km2; dân số khoảng 3,95 triệu, mật độ dân số khoảng 186 người/km2.

Tiểu vùng có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng với quần đảo Trường Sa và thềm lục địa rộng lớn; có nhiều eo, cửa sông, vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, du lịch, vận tải với kết cấu hạ tầng giao thông tương đối thuận lợi gồm 2 sân bay, một số cảng, đường sắt, đường bộ Bắc- Nam đi qua, gần TP.HCM và là của ngõ của Tây Nguyên ra biển Đông.

Tiểu vùng có điều kiện phát triển các Khu Kinh tế biển như Vân Phong, Nam Phú Yên… gắn với phát triển công nghiệp cơ khí đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, khí cụ điện, công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt, đường và các ngành công nghiệp nhẹ khác; phát triển khai thác hải sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm sú; có điều kiện thuận lợi để xây dựng hệ thống các âu thuyền và cầu tàu ở các vùng cửa sông và đảo nhỏ ven bờ.

Đây cũng là khu vực có thế mạnh về du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa dân tộc gắn với phát triển các đô thị ven biển như thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), thành phố Phan Thiết (Bình Thuận)…

Song, ông Tuấn Anh cho biết, quy mô nền kinh tế tiểu vùng còn nhỏ và dễ bị tổn thương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa có sự đột phá. Tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn khá lớn; các ngành thâm dụng lao động và giá trị gia tăng cao chưa có tỷ trọng lớn và chưa giữ được vai trò chủ đạo.

Môi trường đầu tưkinh doanh cải thiện chậm; nguồn vốn đầu tư mới đáp ứng một phần yêu cầu phát triển.

Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh và không đồng bộ; chưa thích ứng với các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Tình trạng mở rộng đô thị có mật độ thấp, sử dụng đất đai chưa hiệu quả, tính cạnh tranh của các đô thị không cao, chưa đáp ứng được các yêu cầu của phát triển bền vững.

“Các đô thị chưa được liên kết tốt với nhau tạo thành một hệ thống thống nhất; huy động các nguồn lực cho phát triển đô thị còn hạn chế”, Trưởng ban Kinh tế Trung ước nhấn mạnh.

Vì vậy, tài nguyên chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả để trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển nhất là cảng biển.

Phần lớn doanh nghiệplà doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp, dễ bị tổn thương trước các tác động bất lợi.

Đặc biệt, theo ông Trần Tuấn Anh, quá trình phát triển đã xuất hiện tình trạng xung đột lợi ích giữa các địa phương, lợi ích giữa từng địa phương với lợi ích tiểu vùng, toàn Vùng.

“Liên kết Vùng còn lỏng lẻo, lúng túng, bị động; thiếu vai trò “Nhạc trưởng” định hướng, dẫn dắt của Nhà nước, lợi thế quy mô nhiều ngành, lĩnh vực chưa được khai thác, phát huy”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Tìm lời giải cho bài toán liên kết vùng lỏng lẻo

Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương 


Vì vậy, theo ông Trần Tuấn Anh, để giải bài toán liên kết vùng lỏng lẻo, cần bàn kỹ 5 vấn đề.

Thứ nhất,làm rõ được tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong tiểu vùng và cả vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, đề xuất được định hướng lớn về vai trò, chức năng và nhiệm vụ chính của từng địa phương trong tiểu vùng Nam Trung bộ.

Thứ hai,làm sâu sắc kết quả, thuận lợi và khó khăn trong thực tiễn liên kết phát triển kinh tế tiểu vùng Nam Trung bộ trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất được những định hướng liên kết đối với các ngành, lĩnh vực của tiểu vùng Nam Trung bộ đảm bảo phù hợp với các chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ tại Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021-2030; là căn cứ để các địa phương định hướng liên kết và đưa vào Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các địa phương giai đoạn 2021-2030.

Thứ ba,làm rõ hơn về xu hướng tất yếu và lợi ích của các địa phương khi tăng cường liên kết phát triển tiểu vùng, nhất là trong bối cảnh nhiều xu thế kinh tế mới, nhiều thách thức mới xuất hiện như dịch bệnh Covid-19, chính sách bảo hộ thương mại, biến đổi khí hậu.

Thứ tư, phân tích, đánh giá các kinh nghiệm, mô hình quốc tế về liên kết phát triển vùng để vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp vào phát triển tiểu vùng Nam Trung bộ và vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, đặc biệt là về thể chế, chính sách và mô hình quản lý, bộ máy.

Thứ năm, tập trung làm rõ về thuận lợi, khó khăn, các vấn đề đặt ra trong liên kết tiểu vùng về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, cảng biển, phát triển đô thị; liên kết khai thác hải sản xa bờ, phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp; đầu tư xây dựng hệ thống các âu thuyền và cầu tàu; phát triển dịch vụ hỗ trợ nghề cá kết hợp với bảo vệ an ninh trên biển; phát triển các khu kinh tế biển gắn với phát triển công nghiệp biển và du lịch...

"Liên kết tiểu vùng và vùng đòi hỏi những bước đi mạnh bạo hơn nữa, mạnh dạn hơn nữa và mạnh mẽ hơn nữa về cơ chế điều phối liên kết, trong đó cần phải vai trò của Nhà nước như Nhạc trưởng, thông qua công cụ quy hoạch và các cơ chế chính sách trong quản lý và phân bổ nguồn lực", Trưởng ban Kinh tế Trung ướng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Ban Kinh tế Trung ương được giao chủ trì Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và Kết luận số 25-KL/TW, ngày 02/8/2012 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW (Nghị quyết số 39-NQ/TW và Kết luận số 25-KL/TW).

Để triển khai Đề án, Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp chặt chẽ với 20 ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương và thường trực tỉnh ủy, thành ủy của 14 địa phương trong vùng để thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành Kế hoạch số 81-KH/BKTTW, ngày 16/5/2022 phục vụ việc tổng kết.

Các hội thảo, tọa đàm nhằm củng cố các luận cứ khoa học và thực tiễn, giúp Ban Chỉ đạo đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
  • Chỉ số USD giảm mức tăng, giá vàng nhích nhẹ
  • Bộ Y tế vào cuộc vụ phát hiện đỉa trong bình nước ở trường mầm non
  • Ô tô Thái Lan, Indonesia "bóp nghẹt" hàng nội địa?
  • Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
  • Hàng loạt bếp ăn tập thể ở trường học vi phạm an toàn thực phẩm
  • Thủ tướng chủ trì Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung tại FLC Quy Nhơn
  • New Zealand và TPHCM ký kết thỏa thuận về khởi nghiệp sáng tạo
推荐内容
  • Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
  • Đấu thầu qua mạng tăng gấp đôi so với 2017
  • Uống nước trong khi ăn có tốt không? 5 kiểu người không nên vừa ăn vừa uống
  • Chính phủ ban hành danh mục 24 quy hoạch hết hiệu lực
  • Chủ tịch huyện ở TT
  • 3 nhóm người dễ mắc ung thư buồng trứng nguy hiểm nhất ở phụ nữ