【ket qua nét】Sắp khai thác 2 tuyến đường sắt đô thị mới tại Hà Nội và TPHCM
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sáng nay chủ trì phiên họp thứ 2 của Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình,ắpkhaitháctuyếnđườngsắtđôthịmớitạiHàNộivàket qua nét dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TPHCM.
2 đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội, TPHCM
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, đến nay, Hà Nội đã xây dựng kế hoạch hoàn thành tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội; vận hành thử đoạn trên cao; hoàn thành thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy, đào tạo nhân sự.
Các Bộ GTVT, Xây dựng, Tài chính đã chỉ đạo triển khai đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; tổ chức kiểm tra hiện trường, rà soát các điều kiện nghiệm thu; hoàn thiện thủ tục và ký kết phân bổ vốn vay cho đoạn đi ngầm; thành lập hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, dự kiến đến cuối tháng 7 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng đoạn trên cao tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội.
Trong khi đó, dự án tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên (TPHCM) đã hoàn thành thủ tục điều chỉnh thời gian thực hiện, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, bố trí nguồn vốn đầu tư.
TPHCM đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thi công các hạng mục còn lại; thực hiện chạy thử, vận hành hệ thống, báo cáo an toàn hệ thống, nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy, chấp thuận về môi trường… để đưa vào sử dụng trong tháng 12.
Tại cuộc họp, Tổ công tác đã nghe báo cáo, góp ý nội dung 2 đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP Hà Nội, TPHCM đến năm 2035, trong đó có các cơ chế, chính sách đặc thù, phương án huy động nguồn lực phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi thành phố và cả nước.
Đây là những đề án lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều chuyên ngành, trong điều kiện pháp luật còn nhiều vướng mắc. Vì vậy cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế và thực tế triển khai đầu tư trong thời gian qua để đề xuất mục tiêu, giải pháp xây dựng tuyến đường sắt đô thị hiện đại, đồng bộ.
Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị với tầm nhìn trăm năm
Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, sau phiên họp lần thứ nhất, các thành viên Tổ công tác đã hoàn thành 9/16 nhiệm vụ được giao, tiếp tục triển khai 7 nhiệm vụ còn lại theo đúng kế hoạch, với cách làm khoa học, cụ thể, thiết thực, hiệu quả, rõ trách nhiệm.
Phó Thủ tướng đề nghị Hà Nội, TPHCM phấn đấu đưa vào khai thác đoạn trên cao tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên sớm hơn tiến độ đề ra.
Về 2 đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM, Phó Thủ tướng yêu cầu có sự thống nhất về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế chính sách chung, đồng thời tính đến đặc thù của địa phương. Bộ GTVT chịu trách nhiệm tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền theo đúng quy định.
Phó Thủ tướng lưu ý, mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội, TPHCM phải kết nối đồng bộ với đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, bao gồm: Nhà ga, quy chuẩn thiết kế kỹ thuật đường ray, đầu máy, toa xe, hệ thống điều hành…
Bên cạnh đó, hai thành phố cần lựa chọn được những đơn vị tư vấn thiết kế hàng đầu để hoàn thiện, thẩm định quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị với tầm nhìn trăm năm.
Phó Thủ tướng yêu cầu tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia có mạng lưới tàu điện ngầm phát triển, hiện đại. Đây là cơ sở để 2 đề án đưa ra phương án toàn diện, khả thi về tiếp nhận, chuyển giao công nghệ xây dựng công trình ngầm, đầu máy, toa xe, quản lý, vận hành, đào tạo nhân lực… nhằm xây dựng ngành công nghiệp đường sắt đồng bộ, hiện đại.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đánh giá tác động tổng thể đối với nền kinh tế của các đề án phát triển đường sắt đô thị ở Hà Nội, TPHCM, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công.
Hà Nội và TPHCM cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng gói chính sách, phương án huy động nguồn lực xã hội hóa ở mức cao nhất thông qua các hình thức TOD (phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ dọc tuyến giao thông), PPP (đối tác công - tư), BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao)…
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới đường sắt đô thị ở Hà Nội, TPHCM phải đồng bộ, khả thi, cụ thể, chỉ rõ cách làm, ai làm, vướng mắc ở đâu và đề xuất cấp thẩm quyền tháo gỡ.
Không dồn lực làm tàu điện ngầm cho Hà Nội và TP.HCM, đất nước không thể đi xa
Một đất nước không làm được tàu điện ngầm cho những thành phố lớn của mình thì không thể đi được xa.(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·6 ngân hàng lớn sẽ bị phạt hàng tỷ Euro vì thao túng lãi suất
- ·Món ăn ‘chuẩn ngon’ với Bột gia vị đa năng AJI
- ·Fiat chi 3,65 tỷ USD mua hết số cổ phần còn lại của Chrysler
- ·Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
- ·Trước khi ly hôn, chồng cũ vẫn rửa bát cho tôi
- ·Yêu lâu rồi nhưng bạn trai không chịu cưới
- ·Vinamilk Hero tặng quà 1/6 cho trẻ em đang cách ly tại 7 tỉnh
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Hot girl Quảng Ngãi 'mỏi tay' chặn tin nhắn khiếm nhã vì quá sexy
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Một năm được mùa đối với các quỹ chứng khoán
- ·Mười quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới
- ·Nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng tốc xuất khẩu vào Nhật Bản
- ·"Đinh Rú
- ·Nữ điều dưỡng ở tâm dịch Covid
- ·Nhân dân tệ trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 2 thế giới
- ·Hot girl phim 'Về nhà đi con' lộ clip nóng 8 phút: Bài học đắt giá về bảo mật đời tư
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Hoàng Mỹ An ủng hộ người gốc Á tại Mỹ