【lens đấu với reims】Hà Nội lý giải nguyên nhân giá nước sạch sông Đuống cao hơn sông Đà
Chiều ngày 12/11,àNộilýgiảinguyênnhângiánướcsạchsôngĐuốngcaohơnsôngĐàlens đấu với reims tại buổi giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã thông tin về việc cấp nước sạch của nhà máy nước mặt sông Đuống, do Công ty CP nước mặt sông Đuống đầu tư.
10.246 đồng là mức giá tạm tính tối đa
Tại cuộc họp, xung quanh câu hỏi của báo chí về cơ sở, căn cứ, cách tính giá nước sạch của sông Đuống, ông Nguyễn Việt Hà - Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, việc xác định giá nước sạch sông Đuống tạm tính là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế VAT), lộ trình tăng giá nước tối đa 7%/năm nhưng không vượt quá khung giá nước sạch sinh hoạt theo quy định của Bộ Tài chính. Việc tính này dựa trên nguyên tắc “tính đúng, tính đủ” như chi phí sản xuất, khấu hao, chí phí vay lãi, quản lý doanh nghiệp… và đảm bảo quyền lợi của người dân, nhà nước và doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Việt Hà cũng nhấn mạnh, mức giá 10.246 đồng là mức giá tạm tính tối đa để phục vụ cho việc ký kết thoả thuận dịch vụ cấp nước trong quá trình lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư, giá này không phải giá bán đến người tiêu dùng hoặc các đơn vị bán lẻ. Trong thời gian tới, khi nhà đầu tư phải thực hiện triển khai quyết toán dự án và sẽ có kiểm toán đối với dự án đầu tư này. Sau khi đơn vị quyết toán sẽ xác định được các chi phí chính thức và khi đó sẽ xác định được chính xác giá thành sản xuất của Công ty CP nước mặt sông Đuống.
Lý giải vì sao hiện nay Công ty CP nước sạch sông Đà đang cấp nước sạch cho các đơn vị Viwaco và Hà Đông với giá bán 5.069,76 đồng/m3, trong khi đó giá nước của sông Đuống là 10.246 đồng/m3, cao hơn mức giá của sông Đà, ông Nguyễn Việt Hà cho hay, về nguyên tắc tính giá của các đơn vị là giống nhau, đều được thực hiện trên cơ sở Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Thông tư 75/2012/TTLT- BTC- BXD-BNNPTNT hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn, nhưng giữa các nhà máy có các yếu tố khác nhau như quy mô đầu tư và vận hành hoạt động. Công nghệ của nhà máy khác nhau dẫn tới chi phí đầu tư của các nhà máy là khác nhau; chất lượng nguồn nước thô vào khác nhau... sẽ dẫn tới cách tính khác nhau.
Ông Hà đơn cử, Nhà máy nước sông Đà đưa vào khai thác năm 2009 với chi phí đầu tư 1.555 tỷ đồng, nhưng Nhà máy nước mặt sông Đuống có chi phí đầu tư 4.998 tỷ đồng. Đầu tư khác nhau, chất lượng nước thô đưa vào sản xuất nước sạch của mỗi nhà máy khác nhau nên chi phí sản xuất cũng khác nhau...
Thành phố sẽ giám sát chất lượng nước cung cấp đến khách hàng
Tại cuộc họp, ông Võ Tuấn Anh - Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội cho biết, Nhà máy nước mặt sông Đuống được khởi công tháng 3/2017, tổng công suất 300.000 m3/ngày đêm. Đến tháng 10/2019 đã hoàn thành xong giai đoạn 1, đạt công suất 300.000 m3 ngày/đêm, vượt tiến độ 1 năm.
Đặc biệt, dự án nhà máy nước mặt sông Đuống sẽ đạt công suất 300.000 m3 ngày/đêm và đến năm 2025 sẽ đạt công suất 600.000 m3 ngày/đêm, giai đoạn 3 đến năm 2030 công suất lên đến 900.000 m3 ngày/đêm.
Theo ông Võ Tuấn Anh, với tốc độ phát triển đô thị mạnh như hiện nay thì việc đầu tư bổ sung thêm dự án nước sạch sông Đuống là cấp thiết. Dự án này được TP. Hà Nội giao cho nhà đầu tư thực hiện ngoài ngân sách. Đối với dự án này, Hà Nội không nắm quyền chi phối mà kiểm soát chất lượng nguồn nước.
Liên quan đến vấn đề an ninh nguồn nước, ông Hoàng Cao Thắng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong quy hoạch, Hà Nội đã tính đến việc xây dựng, vận hành các nhà máy nước hoàn toàn khép kín và để kiểm soát chất lượng nước. Các cơ quan chức năng liên quan sẽ thường xuyên lấy mẫu nước kiểm tra định kỳ, nếu phát hiện không đủ tiêu chuẩn sẽ yêu cầu dừng toàn bộ việc cung cấp nước cho người dân. Bên cạnh đó, trong trường hợp có sự cố, sẽ điều nguồn nước ở các nhà máy khác để đảm bảo cung ứng đủ nước sạch cho người dân.
Đặc biệt, sau sự cố nước sạch nhiễm dầu thải của Công ty cổ phần nước sạch sông Đà, để tăng cường kiểm soát an ninh nguồn nước, Hà Nội đã ban hành quy hoạch về cấp nước an toàn, trong đó có quy hoạch, buộc các nhà đầu tư phải kiểm soát về lưu lượng, chất lượng nước. Thành phố sẽ giám sát chất lượng nước cung cấp đến khách hàng. Cùng với đó, Hà Nội cũng yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn nước, lắp đặt hệ thống camera giám sát theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời các tác động gây ảnh hưởng tới nguồn nước, tới nhà máy...
Được biết, trước đó, tại phiên giải trình về việc cung cấp nước sạch cho nhân dân trên địa bàn TP.Hà Nội do thường trực HĐND TP.Hà Nội tổ chức đầu tháng 9/2019, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội đã báo cáo các bộ và Thủ tướng cho phép Hà Nội đưa chức năng quản lý toàn bộ nước sạch của Hà Nội về một đầu mối là Sở Xây dựng. TP.Hà Nội và Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng đã đề xuất Chính phủ cho phép các công ty nước sạch, nhà nước không bắt buộc phải giữ 51% vốn, từ đó thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Từ giữa năm 2016, thành phố đưa các danh mục dự án các nhà máy cấp nước nguồn, nước mặt công khai để kêu gọi đầu tư. Thành phố thay đổi cách kêu gọi đầu tư, đề nghị thêm các nhà máy nước các tỉnh lân cận, đầu tư đường ống để cung cấp ngược lại cho thành phố nếu còn thừa công suất.../.
Cuối tháng 10 năm 2019, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có văn bản giao Sở Tài chính Hà Nội phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh giá nước sạch. Hiện giá nước sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội được tính theo Quyết định 38 của thành phố, ban hành năm 2013. Thời điểm đó, TP.Hà Nội quyết định tăng giá nước sinh hoạt trong 3 năm liên tiếp từ 2013-2015. Mỗi năm Hà Nội tăng giá nước một lần trong 3 năm liên tiếp. |
Khánh Linh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác
- ·FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- ·Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- ·Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025