会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti le ca cuoc bong da】Tạo điều kiện để thanh niên phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích!

【ti le ca cuoc bong da】Tạo điều kiện để thanh niên phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích

时间:2025-01-27 02:38:13 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:657次

HOÀNG YẾN

​Trong “Thư gởi các bạn thanh niên” ngày 12-8-1947,ạođiềukiệnđểthanhniênpháttriểnlànhmạnhtrởthànhcôngdâncóíti le ca cuoc bong da Bác Hồ viết: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Bên cạnh nỗ lực của chính thanh niên, các ngành chức năng, gia đình và xã hội cần có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện để thanh niên phát huy tốt trí lực, thông qua đối thoại, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi...

Thanh niên đặt câu hỏi tại tại chương trình gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo TP Cần Thơ với cán bộ Ðoàn, đoàn viên, thanh niên tiêu biểu năm 2022. Ảnh: CTV

Mỗi năm đối thoại với thanh niên ít nhất 1 lần

Theo Nghị định số 13/2021/NÐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm 1 lần. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp và cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định tổ chức đối thoại với thanh niên theo các hình thức đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến. Nội dung đối thoại xung quanh việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với thanh niên; hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên; những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên; vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; những kiến nghị, đề xuất khác của thanh niên.

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp tổ chức đối thoại với thanh niên vào tháng 3 hằng năm. Trường hợp không thể tổ chức trong tháng 3 thì tổ chức đối thoại vào thời gian phù hợp, nhưng phải đảm bảo ít nhất 1 năm 1 lần. Trường hợp đối thoại theo yêu cầu của tổ chức Ðoàn Thanh niên thì trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm xem xét tổ chức đối thoại với thanh niên.

Biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên

Biện pháp thực hiện chính sách về phổ cập giáo dục cho thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi: tuyên truyền, thông tin về chính sách phổ cập giáo dục để vận động thanh niên chưa được phổ cập tích cực tham gia học tập, phổ cập giáo dục; rà soát, thống kê, xây dựng kế hoạch tổ chức phổ cập giáo dục cho thanh niên; theo dõi, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện phổ cập giáo dục cho thanh niên. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và bảo đảm quyền cho thanh niên được học tập, phổ cập giáo dục. Thanh niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi chưa được phổ cập giáo dục có nghĩa vụ tham gia học tập hoàn thành phổ cập giáo dục.

Biện pháp thực hiện chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho thanh niên: xây dựng, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với xu thế, nhu cầu, sở thích của thanh niên và truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức của Việt Nam; lồng ghép các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao với các sự kiện, ngày lễ, hội, ngày truyền thống của địa phương, cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp để khuyến khích, thu hút thanh niên tham gia. Gia đình có trách nhiệm định hướng, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí nhằm nâng cao sức khỏe, bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó, thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được cung cấp thông tin, xu hướng phát triển kỹ năng nghề, việc làm tương lai và thị trường lao động; tham gia các buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm; tham gia các cuộc thi phát triển kỹ năng nghề, thực hành nghề nghiệp gắn với việc làm.

Ngoài ra, thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi còn được trang bị kiến thức, kỹ năng và cung cấp thông tin tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe tâm thần và các bệnh xã hội khác; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác; tuyên truyền, phổ biến và tiếp cận dịch vụ thân thiện về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. Các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn, lồng ghép các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi phát hiện vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên, phải kịp thời tìm hiểu, báo cáo nhanh chóng, đầy đủ cho các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết. Gia đình có trách nhiệm giáo dục, phổ biến cho thanh niên về chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi phát hiện vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên, phải kịp thời thông báo các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, giúp đỡ thanh niên sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. 

Quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên

Hỏi: Theo quy định của pháp luật, thanh niên có quyền và nghĩa vụ gì?

Ðáp: Theo Luật Thanh niên hiện hành, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH, HÐH đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH. Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Hỏi: Thanh niên có trách nhiệm gì đối với Tổ quốc?

Ðáp:Theo Luật Thanh niên, thanh niên có trách nhiệm phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu. Ðấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Bên cạnh trách nhiệm với Tổ quốc, thanh niên còn có trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội. Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân; tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia; chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; tích cực tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật; xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội; tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Hỏi: Thanh niên xung phong được hiểu như thế nào?

Ðáp:Luật Thanh niên quy định: Thanh niên xung phong là lực lượng xung kích của thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục, đào tạo, rèn luyện thanh niên và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước ban hành chính sách để thanh niên xung phong thực hiện các nhiệm vụ sau đây: tham gia dự án phát triển kinh tế - xã hội được Nhà nước giao; tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia; tham gia sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên; các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ theo quy định của pháp luật...

Hỏi: Nhà nước có những chính sách đãi ngộ nào đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số?

Ðáp:Luật Thanh niên năm 2020 quy định ưu tiên cho thanh niên là người dân tộc thiểu số về học tập, lao động, việc làm, khởi nghiệp, chăm sóc sức khỏe, thể dục, thể thao; hỗ trợ thanh niên là người dân tộc thiểu số giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; ưu tiên lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng và đưa vào quy hoạch để tạo nguồn lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức là thanh niên người dân tộc thiểu số trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước; khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức ưu tiên tuyển dụng thanh niên là người dân tộc thiểu số.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • 5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
  • Phát hiện 300kg đùi gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ
  • Giá vàng nhẫn lao dốc không phanh, người dân đổ xô đi bán vàng
  • Giá cà phê hôm nay 7/11: Thế giới giảm, trong nước tăng 600 đồng/kg
  • Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
  • Sau Hà Nội, 'cơn sốt' bất động sản lan sang các tỉnh ven đô
  • Giá vàng hôm nay 10/11: Tiếp tục giảm
  • Giá xăng quay đầu tăng hơn 300 đồng/lít sau 3 phiên giảm liên tiếp
推荐内容
  • Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
  • Giá vàng hôm nay 8/11: Fed cắt giảm lãi suất 0,25%, vàng đảo chiều tăng mạnh
  • Mã số xác định chủ thẻ có tác dụng gì?
  • 'Để mỗi tổ chức tăng trưởng tín dụng vài chục phần trăm sẽ có rủi ro'
  • Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
  • Giá xăng dầu hôm nay 9/11: Quay đầu giảm