【dự đoán nhà cái】Sẽ nộp thẳng các khoản lệ phí vào ngân sách Nhà nước?
Dự thảo này được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa các nội dung của Luật Phí và lệ phí, phù hợp chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện hành; đồng thời góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn thu từ phí, lệ phí; tăng cường quản lý nhà nước và kỷ luật, kỷ cương tài chính.
Quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí, theo Bộ Tài chính, hiện nay đang thực hiện theo pháp luật về quản lý thuế (Luật Quản lý thuế và các Luật sửa đổi, bổ sung) và pháp luật về phí, lệ phí (Pháp lệnh phí và lệ phí; các văn bản hướng dẫn thi hành).
Theo đó, có 2 đối tượng thuộc diện phải thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí là người nộp phí, lệ phí và tổ chức thu phí, lệ phí.
Nội dung quy định về Người nộp phí, lệ phí được thực hiện theo các văn bản hiện hành, theo đó người nộp phí, lệ phí khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và lệ phí trước bạ cho cơ quan Thuế và nộp các khoản phí, lệ phí còn lại tổ chức trực tiếp cung cấp dịch vụ.
Để đảm bảo quy định kê khai, nộp phí, lệ phí của người nộp phù hợp với tình hình thực tế từng khoản thu, Bộ Tài chính dự kiến bổ sung thêm nội dung: Người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh theo quy định. Với quy định này, khi các cơ quan ban hành văn bản quy định thu từng khoản phí, lệ phí sẽ quy định cụ thể việc kê khai, thu, nộp phí, lệ phí phù hợp.
Đối với tổ chức thu phí, lệ phí, hiện nay, các đơn vị này thực hiện kê khai phí, lệ phí thu được với cơ quan Thuế. Ngoài ra, tổ chức thu còn phải thực hiện mở Tài khoản tạm giữ phí, lệ phí tại Kho bạc Nhà nước nơi thu để theo dõi, quản lý tiền phí, lệ phí. Căn cứ vào tình hình thu phí, lệ phí, định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần, tổ chức thu phải gửi số tiền phí, lệ phí đã thu được trong kỳ vào Tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí. Định kỳ kê khai và nộp số thu còn lại phải nộp vào ngân sách Nhà nước (chuyển từ tài khoản tạm giữ sang).
Để giảm thiểu thủ tục hành chính, Luật Phí và lệ phí đã quy định nộp 100% lệ phí vào ngân sách Nhà nước thay vì nộp phải Tài khoản tạm giữ như hiện nay.
Điều này được cụ thể hóa trong dự thảo Nghị định như sau: Tổ chức thu thực hiện nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách Nhà nước. Căn cứ số tiền lệ phí thu được, định kỳ tổ chức thu phải nộp tiền lệ phí đã thu được trong kỳ vào ngân sách Nhà nước. Hàng tháng, tổ chức thu thực hiện kê khai với cơ quan thuế và nộp số tiền lệ phí còn lại (nếu có) vào ngân sách Nhà nước và thực hiện báo cáo năm số tiền lệ phí thu được theo quy định.
Đối với phí, để đảm bảo nguyên tắc các khoản thu ngân sách Nhà nước phải được nộp kịp thời và Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi của các tổ chức thu phí, Bộ Tài chính đưa ra quy định: Định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần, tổ chức thu phải gửi số tiền phí thu được vào tài khoản tiền phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước. Tổ chức thu thực hiện kê khai tiền phí thu được theo kỳ khai tháng và quyết toán năm và nộp tiền phí vào ngân sách Nhà nước theo quy định pháp luật về quản lý thuế.
Riêng khoản thu phí sử dụng đường bộ, cơ quan đăng kiểm thực hiện thu phí. Phí thu được (sau khi trừ 1% tiền phí để lại cho cơ quan thu) nộp vào Tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ. Cơ quan thu phí không phải thực hiện khai, nộp phí với cơ quan Thuế.
Ngày 25-11-2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật Phí và lệ phí, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2017. Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Phí và lệ phí cũng sẽ có hiệu lực cùng với Luật.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·Doanh nghiệp gặp vướng mắc với thủ tục đầu tư
- ·Thiết thực chăm lo đời sống nhân dân
- ·Quảng Nam đề nghị bổ sung quy hoạch Trung tâm công nghiệp cơ khí, công nghiệp phụ trợ
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Luật Chứng khoán 2019: Cải cách có hiệu quả cho việc bảo vệ quyền cổ đông nhỏ?
- ·Long An tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
- ·Tiền đạo U22 Việt Nam tuyên bố không “ngán” hậu vệ U22 Singapore
- ·Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- ·Hải Phòng xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp phụ trợ của Tập đoàn LG
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Phí cách ly 14 ngày tại Việt Nam: 22,5
- ·Sắp đón sóng lớn đầu tư vào hạ tầng hàng không
- ·Bình Dương ký kết hợp tác với tỉnh Champasak (Lào)
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Phú Yên thành lập Ban Chỉ đạo thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư công
- ·Việt Nam cần thoát khỏi tư duy có “ưu thế cạnh tranh về chi phí lao động”
- ·Đầu tư 3.904 tỷ đồng xây 2 đoạn đường Hồ Chí Minh qua Tây Nam Bộ
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Để đón sóng FDI mới, TP.HCM cần cải thiện vấn đề gì?