【keonhacai5.men】Các chợ ở huyện U Minh: Nhiều bất cập trong phòng, chống cháy nổ
Huyện U Minh là một trong những địa phương thực hiện công tác phòng, chống cháy nổ ở các điểm chợ khá tốt, nhiều năm liền không xảy ra cháy tại các chợ đầu mối cũng như chợ xã trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc quản lý cũng như điều kiện vận hành các phương tiện chữa cháy khi có sự cố cháy ở các điểm chợ trên địa bàn huyện U Minh đang gặp phải nhiều vấn đề bất cập.
Huyện U Minh là một trong những địa phương thực hiện công tác phòng, chống cháy nổ ở các điểm chợ khá tốt, nhiều năm liền không xảy ra cháy tại các chợ đầu mối cũng như chợ xã trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc quản lý cũng như điều kiện vận hành các phương tiện chữa cháy khi có sự cố cháy ở các điểm chợ trên địa bàn huyện U Minh đang gặp phải nhiều vấn đề bất cập.
Qua kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng, nhiều điểm chợ vẫn còn tình trạng người mua bán lấn chiếm lối đi, vị trí các chợ không thuận lợi cho việc vận hành các phương tiện chữa cháy vào trung tâm khi có sự cố; ý thức người kinh doanh về phòng, chống cháy nổ trong chợ vẫn còn hạn chế...
Hạn chế về ý thức
Nằm trên địa bàn ấp 4, xã Khánh An, chợ Khánh An (hay còn gọi là chợ vàm Cái Tàu) là một trong những chợ sầm uất của huyện U Minh. Tại đây có hơn 120 hộ kinh doanh, mua bán nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân. Mặc dù có quy hoạch nhà lồng chợ rộng lớn nhưng tình trạng người dân lấn chiếm lối đi vẫn diễn ra và đặc biệt là ý thức trang bị các phương tiện chữa cháy của các hộ kinh doanh vẫn còn hạn chế.
Lực lượng chức năng kiểm tra bình chữa cháy tại cơ sở Huy Hoàng, chợ vàm Cái Tàu, xã Khánh An, huyện U Minh. |
Cơ sở tạp hoá Huy Hoàng là một trong những cơ sở lớn nhất đang kinh doanh tại chợ vàm Cái Tàu. Khi đoàn kiểm tra về công tác phòng cháy đến kiểm tra thì phát hiện chủ cơ sở thiếu quan tâm, không chỉ hàng hoá bày trí không ngăn nắp. Mặc dù có trang bị bình chữa cháy nhưng chủ cơ sở lại cất ở nơi không thuận lợi và để các hàng hoá khác chất chồng lên. Khi đoàn kiểm tra yêu cầu kiểm tra chất lượng bình chữa cháy thì phải hơn 10 nhân viên của tiệm mới có thể lấy được, bình chữa cháy đã gỉ sét, không sử dụng được do cất quá lâu không lau chùi, bảo dưỡng.
Ông Nguyễn Hoàng Hạnh, chủ cơ sở Huy Hoàng, cho biết: “Cơ sở có mua bình chữa cháy và được hướng dẫn cách sử dụng nhưng trước giờ không có cháy nổ xảy ra nên không lau chùi, bảo dưỡng. Hơn nữa cũng không biết là bình chữa cháy có hạn sử dụng. Ðược các anh nhắc nhở nên tôi sẽ có ý thức hơn, mua bình chữa cháy khác và để ở vị trí thuận tiện cho việc sử dụng khi cần thiết”.
Phó Chủ tịch UBND xã Khánh An Ngô Thanh Phong cho biết: “Những năm qua, UBND xã thường xuyên chỉ đạo Ban Quản lý chợ kiểm tra, vận động, tuyên truyền, phổ biến công tác phòng, chống cháy nổ đến tận các hộ kinh doanh, mua bán trong và ngoài chợ. Riêng trong năm 2014 đã tổ chức họp dân tuyên truyền 2 cuộc với hơn 140 lượt người tham gia. Ngoài ra, trạm truyền thanh xã thường xuyên phát tuyên truyền hằng ngày để nâng cao ý thức của người dân về công tác phòng cháy, chữa cháy”.
Mặc dù các cấp, ngành địa phương đã tuyên truyền như thế nhưng qua các đợt kiểm tra thực tế cho thấy ý thức phòng, chống cháy nổ của các hộ kinh doanh tại các chợ vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.
Ông Ngô Thanh Phong cho biết thêm, những người trực tiếp tham gia phòng cháy, chữa cháy đều là kiêm nhiệm, tính chuyên nghiệp không cao, phần lớn làm việc tự nguyện và không được hỗ trợ kinh phí hoạt động, trang thiết bị khá thô sơ. Chợ vàm Cái Tàu được trang bị 1 máy phao dùng cho chữa cháy nhưng đã sử dụng trên 10 năm, xuống cấp nên khả năng bảo đảm cho công tác phòng cháy, chữa cháy không cao.
Không chỉ riêng các chợ xã, ngay tại chợ thị trấn U Minh cũng gặp phải những khó khăn tương tự, tình trạng người dân mua bán lấn chiếm lối đi, nấu ăn tại quầy kinh doanh và câu móc điện thiếu an toàn... vẫn còn phổ biến.
Thượng tá Trần Văn Rật, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an tỉnh Cà Mau, cho biết: “Một điểm bất cập trong công tác phòng cháy chợ tại thị trấn U Minh là nơi đặt máy bơm chữa cháy không phù hợp (đặt ngay sau quầy bán thịt, gây cản trở việc vận hành khi có sự cố). Ngoài ra, tình trạng lấn chiếm lối đi gây cản trở cho việc vận hành các đường ống, phương tiện chữa cháy chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng người dân câu móc điện thiếu an toàn, thắp nhang, nấu ăn và để các dụng cụ dễ gây cháy tại nơi buôn bán vẫn còn. Ðiều này rất nguy hiểm, cần phải nghiêm cấm và khắc phục triệt để”.
Điều kiện phòng cháy, chữa cháy chưa bảo đảm
Ông Trịnh Thanh Trần, Trưởng Ban Quản lý chợ và Ban Ðiều hành Bến tàu xe huyện U Minh, cho biết: “Chợ thị trấn nằm trên địa bàn sông nước, bên ngoài chợ là lộ bê-tông 2-3 m nên việc xe cơ giới chuyên dụng công suất lớn phục vụ phòng cháy, chữa cháy không vào được trung tâm chợ. Vì vậy, chỉ có thể sử dụng ca nô, vỏ composite lớn để chữa cháy, khi có sự cố cháy xảy ra thì sẽ gặp nhiều khó khăn”.
Tuy nhiên, qua nhiều lần kiểm tra, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an tỉnh và Công an huyện U Minh đã đề nghị trang bị mới do 2 máy phao hiện tại đã hết thời hạn sử dụng. Ðể bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy, Ban Quản lý chợ và Ban Ðiều hành Bến tàu xe U Minh cũng đã đề xuất mua máy chữa cháy mới công suất lớn hơn và hiện đã xây 1 bến lấy nước trước cửa nhà lồng chợ.
Trước mắt, để bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy tại các điểm chợ trên địa bàn huyện, ngoài việc đợi được trang bị và quy hoạch các điểm chợ hợp lý thì công tác tuyên truyền được địa phương quan tâm đẩy mạnh.
Ông Trịnh Thanh Trần cho biết: “Ðịa phương tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống cháy nổ và kết hợp tuyên truyền nâng cao ý thức của hộ kinh doanh”. Theo đó, các cấp, ngành, địa phương phối hợp tuyên truyền cho mỗi hộ kinh doanh chỉ trưng bày hàng mẫu và hàng bán trong 1 ngày với số lượng vừa đủ, không để hàng hoá lấn chiếm khoảng cách giữa các hộ, sạp hàng đã quy định. Các hộ kinh doanh tuyệt đối không tàng trữ, sử dụng các chất đặc biệt nguy hiểm dễ cháy như: xăng, dầu, cồn, gas... trong nhà, ki-ốt, nhà lồng chợ. Tuyệt đối không thắp đèn, nến, nhang thờ cúng và đốt vàng mã trong chợ. Các hộ kinh doanh để hàng hoá dễ cháy cách bóng đèn, bảng điện tối thiếu 0,5 m, không sử dụng vật liệu dễ cháy để trang trí nội thất, làm tường, vách ngăn, trần, quầy, sạp hàng...
Bài và ảnh: Ðặng Duẩn
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Các ngân hàng cam kết cho nhiệt điện Hải Dương vay 1,76 tỷ USD?
- ·Hiệp hội các DN Anh thành lập Trung tâm Thông tin tại TP.HCM
- ·Triển lãm mỹ thuật 'Sắc chàm nơi đầu nguồn Sông Cầu'
- ·Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- ·Xét xử người đàn ông tưới xăng thiêu chết nhân tình ở Hà Nội
- ·Bác kháng cáo đòi điện thoại hồng của Facebooker Đặng Như Quỳnh
- ·Thủ tướng yêu cầu tạo thuận lợi tốt nhất cho DN
- ·Cháy nhà ở trung tâm TP.HCM, 2 người tử vong
- ·Thanh niên cướp điện thoại đến Hà Nội trốn vẫn không thoát
- ·Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh
- ·Tiếp tục hỗ trợ DN một số địa phương khắc phục thiệt hại
- ·Thanh niên mang súng, 125 viên đạn đi đêm gặp ngay cảnh sát cơ động
- ·Tạm giữ nhóm đối tượng gây rối trật tự công cộng
- ·Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1
- ·Bắt nguyên hiệu trưởng và kế toán trường tiểu học ở Bà Rịa
- ·Những vụ trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà lớn nhất Việt Nam
- ·Hé lộ nguyên nhân ban đầu khiến hai vợ chồng tử vong trong nhà với nhiều vết đâm
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Cựu giám đốc Sở Y tế Cần Thơ bị đề nghị 9