【bóng đá inter milan】Thế giới trong mắt một tay súng cực đoan IS
Abu Mariam,ếgiớitrongmắtmộttaysuacutengcựcđbóng đá inter milan tay súng cực đoan thuộc lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Ảnh:Foreign Policy |
Foreign Policy hồi tháng 6 có cơ hội thực hiện buổi phỏng vấn với một tay súng cực đoan thuộc nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Hắn tự đặt cho mình biệt danh "Abu Mariam". Cuộc trò chuyện diễn ra ở ngôi nhà nhỏ nhìn ra núi Kassab, tại thị trấn của người Armenia, cách thành trì Alawite thuộc Latakia, Syria, không xa. Những gì Abu Mariam trao đổi phần nào cho chúng ta thấy thế giới quan của một chiến binh IS điển hình.
Quá trình đi từ một thiếu niên với cuộc sống bình lặng tại Tolouse, Pháp trở thành tay súng cực đoan IS của Abu Mariam diễn ra khá nhanh chóng. Abu Mariam cải đạo và trở thành người Hồi giáo ở độ tuổi 19. Theo hắn, đây là cách tốt nhất để thoát khỏi những áp lực từ cuộc sống nặng nề. 5 năm sau, Abu Mariam mang bên mình súng AK-47 và tuần tra khắp các vùng núi Syria với danh nghĩa chiến binh IS.
Abu Mariam, 24 tuổi, sinh ra trong một gia đình kỹ sư xây dựng người Pháp, ăn vận theo phong cách giống các tay súng cực đoan khác với quần rằn ri, áo trùm, để râu rậm và dài đến ngực. Theo Abu Mariam, hắn nổi tiếng trong mắt người dân địa phương bởi công việc khá nguy hiểm của mình, tuần tra quanh làng. Khi không đi tuần hay cầu nguyện, hắn tập bắn. Abu Mariam nói hắn chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn.
Abu Mariam chỉ là một trong khoảng 3.000 tay súng châu Âu đang chiến đấu tại Syria và Iraq. Ngoài IS, hắn cũng từng hợp tác với nhiều tổ chức khủng bố khác như Mặt trận Nusra. Abu Mariam là chiến binh cấp thấp nhưng được chỉ huy tin tưởng bởi sự cuồng tín của hắn. Thỉnh thoảng, hắn trở thành người đại diện không chính thức của IS, nhận vai trò liên lạc và xây dựng mối quan hệ với các nhóm cực đoan khác.
Đến Syria là một ước mơ trở thành hiện thực đối với Abu Mariam. "Cuộc sống hiện giờ của tôi trên cả tuyệt vời, tôi rất hài lòng với nó. Cuộc đời có là gì đâu ngoài phẩm giá và niềm kiêu hãnh, đó chính là những gì tôi đang làm", FP dẫn lời Abu Mariam cho biết.
Đầu năm 2013, cuộc khủng hoảng ở Syria nổ ra, vì nghe đâu đó rằng Levant là vùng đất thánh, được đấng tiên tri bảo vệ, Abu Mariam đem theo gần 250 euro cùng vài tấm ảnh gia đình, lên đường tới biên giới Syria, giả dạng một nhân viên cứu trợ để xâm nhập vào đất nước này.
Đối với Abu Mariam, xung đột Syria không phải là chiến tranh mà chỉ như một thử thách đối với đức tin và lòng tôn sùng thế giới Hồi giáo của hắn. Jihad là bổn phận tôn giáo tuyệt đối mà đỉnh cao là hành vi tử vì đạo, giúp con người đạt được quà tặng từ thiên đường. "Tôi chẳng là ai khác ngoài một kẻ cống hiến cả cuộc đời cho cuộc chinh phục của Hồi giáo", Abu Mariam cho hay, "Chúng tôi (những người Hồi giáo) đều có sẵn chỗ trên thiên đường vì một lòng nghe theo lời thánh Allah. Đạo Hồi là một tôn giáo thật sự tuyệt vời, bao hàm mọi khía cạnh của cuộc sống, mang đến ý nghĩa cho đời người".
Giọng Abu Mariam lạc đi khi đề cập đến tôn giáo của mình. Hắn khẳng định mình đang bị thương nhưng cơ thể không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào. "Trong mắt tôi chỉ có thiên đường mà thôi, còn điều gì tuyệt vời hơn thế?", hắn nói.
"Chúng tôi tin vào thế giới bên kia", Abu Mariam giải thích. "Đó là một cuộc sống vui vẻ trong vòng tay thánh Allah. Tử vì đạo có lẽ là con đường ngắn nhất để đến thiên đường, dù không ai nói với tôi điều này". Theo Abu Mariam, hắn từng chứng kiến nhiều người bạn của mình tử vì đạo. Trong mắt hắn, cái chết đó không hề đau đớn, thậm chí hắn còn thấy nụ cười mãn nguyện trên gương mặt và ngửi thấy một mùi xạ hương dễ chịu tỏa ra từ các xác chết.
Khi được hỏi về sự ra đi của những người bạn có khiến hắn đau khổ hay không, Abu Mariam trả lời rất thản nhiên: "Tôi không thấy buồn lắm, trái lại, vô cùng hạnh phúc, sự mãn nguyện sẽ nhân đôi khi tôi có thể tử vì đạo và gặp lại bạn bè mình".
Khi Abu Mariam 20 tuổi, hắn chuyển tới Morocco để học tiếng Arab và nghiên cứu kinh Quran. Đây là nơi hắn gặp và cưới người vợ đầu tiên. Người phụ nữ này hiện vẫn sống ở Morocco cùng con gái. Hắn nhớ họ nhưng không giữ liên lạc. Hắn còn không cho phép vợ sử dụng mạng internet vì lo sợ ai đó sẽ xâm nhập máy tính và nhìn thấy cô ấy.
Abu Mariam không có ý định trở về nhà. Hắn sợ rằng mình đã nằm trong danh sách khủng bố của các nước phương Tây. Nhưng trên tất cả, hắn quá thỏa mãn với thực tại, "Làm sao tôi có thể xa rời một cuộc sống vinh quang như lúc này để trở về nơi cũ với đầy rẫy hỗn tạp? Không bao giờ", hắn khẳng định. "Nhưng bạn không thể biết trước điều gì", Abu Mariam nói. "Có thể thánh Allah sẽ cho tôi cơ hội trở về và chết trong ngôi nhà của mình cũng nên".
Nguồn VnExpress
(责任编辑:La liga)
- ·Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
- ·Ra mắt sàn giao dịch thương mại điện tử theo nhóm mua đầu tiên tại Việt Nam
- ·4 cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết tại HOSE
- ·Mưa to, lũ lụt gây nhiều thiệt hại cho người dân Ninh Thuận
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Khách hàng nữ được giảm lãi suất khi vay vốn tại Oceanbank
- ·Xe buýt hút ô nhiễm không khí tại Anh
- ·Cùng hưởng ứng cuộc thi nghệ thuật vì hòa bình
- ·Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- ·SCIC bán hết 374.850 cổ phần tại Công ty Du lịch Đà Nẵng
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Tiếp tục triệt để tiết kiệm chi
- ·Nhật Bản: Doanh số bán lẻ giảm mạnh nhất trong gần 5 năm
- ·Kiểm soát chặt chi hoàn thuế GTGT
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Nhiều mặt hàng nhập từ Campuchia được miễn thuế
- ·Hoang tàn “thánh địa”
- ·Tỷ phú Jeff Bezos vẫn là người giàu nhất thế giới
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Vinh danh 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018