【kèo nhà cái bóng đá trực tiếp hôm nay】Ít nhất 10.000 công ty nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng bởi các quy tắc bền vững của EU
Các yêu cầu của châu Âu có thể sẽ khắt khe hơn các quy tắc do Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) xây dựng. |
Các công ty khác ngoài EU sẽ bị ràng buộc bởi các quy tắc
Hàng nghìn công ty của Mỹ, Canada và Anh sẽ phải tăng cường báo cáo phát triển bền vững theo các quy tắc của Liên minh Châu Âu sẽ có hiệu lực bắt đầu từ vài năm tới, trong một nỗ lực pháp lý nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn, từ phát thải khí nhà kính của các công ty đến sự khác biệt về giới tính.
Chỉ thị báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp (CSRD) có thể sẽ yêu cầu ít nhất 10.000 công ty bên ngoài EU thực hiện và xác minh độc lập một số quy định về tính bền vững và khoảng một phần ba trong số đó là ở Mỹ, theo ước tính của công ty dữ liệu tài chính Refinitiv cung cấp.
Các quan chức EU đã ước tính hơn 50.000 công ty châu Âu sẽ phải báo cáo, nhưng chưa tính toán được có bao nhiêu doanh nghiệp ngoài EU bắt buộc phải tuân thủ các quy tắc này.
Theo dữ liệu từ Refinitiv, một phần của Tập đoàn Giao dịch chứng khoán London (LSEG), cho thấy có gần 10.400 công ty nước ngoài niêm yết cổ phiếu tại EU và hơn 100 công ty không được niêm yết tại EU nhưng có hơn 150 triệu Euro doanh thu địa phương. Trong tổng số công ty mà Refinitiv đã xác định, 31% của Mỹ, 13% của Canada và 11% của Anh. |
Các quy tắc sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp có trụ sở bên ngoài EU bao gồm:
• Các công ty đã niêm yết chứng khoán, chẳng hạn như cổ phiếu hoặc trái phiếu, trên thị trường ở Liên minh Châu Âu.
• Các công ty có doanh thu hàng năm tại EU đạt hơn 150 triệu Euro, tương đương khoảng 163 triệu USD và chi nhánh EU có doanh thu ròng hơn 40 triệu Euro.
• Các công ty có công ty con ở EU là một công ty lớn, được định nghĩa là đáp ứng ít nhất hai trong số ba tiêu chí sau: hơn 250 nhân viên làm việc tại EU, bảng cân đối kế toán trên 20 triệu Euro hoặc doanh thu địa phương hơn 40 triệu Euro.
Các ước tính đã loại trừ các công ty nước ngoài phải tuân theo các yêu cầu báo cáo do các điều kiện khác, chẳng hạn như có danh sách trái phiếu EU. Giám đốc tài chính bền vững của Refinitiv, Elena Philipova cho biết, các công ty khác ngoài EU có thể sẽ bị ràng buộc bởi các quy tắc.
Hàng rào quy tắc ngày càng nhiều và chặt chẽ
Bộ tiêu chuẩn đầu tiên của CSRD dự kiến sẽ được công bố vào tháng 6 tới, nhưng bà Philipova, thành viên của nhóm chuyên gia EU về tài chính bền vững cho biết, bà không mong đợi các quy tắc sẽ khác nhiều so với những quy tắc trong bản dự thảo được công bố vào tháng 11 năm ngoái.
Tuy nhiên, chúng có thể được cắt giảm như một phần của sáng kiến mà Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von Der Leyen đã công bố vào tháng 3 vừa qua, nhằm đơn giản hóa và giảm bớt các yêu cầu báo cáo trên toàn khối.
Thời gian áp dụng và mức độ tác động đối với các công ty khi tuân thủ các quy định phát triển bền vững sắp tới của EU. |
Dự thảo bao gồm 82 yêu cầu công bố thông tin hàng năm, mỗi yêu cầu có thể liên quan đến các số liệu và giải thích riêng biệt. Các quy tắc bao gồm tiết lộ về phát thải khí nhà kính và các kế hoạch phù hợp với thỏa thuận Paris 2015 để giảm lượng khí thải đó, cũng như những thứ như ô nhiễm xâm nhập vào đường thủy và sự khác biệt về giới tính. Tùy thuộc vào các tiêu chuẩn cụ thể vẫn đang được hoàn thiện, các công ty sẽ phải báo cáo các loại dữ liệu khác nhau. Các công ty cũng sẽ cần phải có bên thứ ba kiểm tra dữ liệu của họ.
Các yêu cầu của châu Âu có thể sẽ khắt khe hơn so với các khuôn khổ do Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) và Hội đồng Tiêu chuẩn bền vững quốc tế (ISSB) phát triển. Không giống như hai bộ tiêu chuẩn đó, dự thảo mới nhất của EU yêu cầu các công ty đưa vào thông tin quan trọng từ góc độ bền vững, ngay cả khi thông tin đó không quan trọng về mặt tài chính.
Các công ty nước ngoài có danh sách ở EU sẽ phải bắt đầu công bố những thông tin này vào năm 2025 nếu họ có hơn 500 nhân viên ở EU. Các quy tắc có hiệu lực vào năm 2026 đối với các công ty lớn khác ngoài EU có danh sách ở EU và vào năm 2027 đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có danh sách ở EU. Các công ty nước ngoài không được niêm yết tại EU nhưng tuân theo các tiêu chí khác có thời hạn đến năm 2029 để công bố thông tin. |
Các doanh nghiệp có trụ sở tại EU đã báo cáo theo các quy tắc bền vững trước đây của khối phải tuân theo các yêu cầu mới từ năm 2025.
“Các công ty EU đã có kinh nghiệm về các yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn ESG bắt buộc” - Donato Calace - Phó chủ tịch cấp cao về tài khoản và đổi mới của công ty phân tích Datamaran, cho biết. “Phần lớn các công ty Mỹ không có kinh nghiệm này và vẫn coi ESG là một hoạt động truyền thông và PR, thay vì tuân thủ quy định, vì vậy quá trình này sẽ là một lộ trình học tập khó khăn hơn đối với họ và là một nhiệm vụ khó khăn hơn”.
Các cơ quan quản lý cấp quốc gia sẽ thực thi các quy tắc và hình phạt có thể khác nhau, nhưng các công ty niêm yết không tuân thủ có thể bị phạt một tỷ lệ phần trăm doanh thu hàng năm của họ trong khối.
Chi phí hành chính để báo cáo có thể dao động từ 0,004% đến 0,008% doanh thu hàng năm của công ty, tùy thuộc vào ngành của họ và thông tin nào họ cho là có liên quan đến nhà đầu tư và các nhóm công chúng khác như công đoàn, theo Nhóm Tư vấn báo cáo tài chính châu Âu (EFRAG), đã chuẩn bị các tiêu chuẩn dự thảo.
EFRAG cho biết, chi phí kiểm toán hàng năm liên quan cho “bảo đảm giới hạn” có thể dao động từ 0,013% đến 0,026% doanh thu. Theo bảo đảm giới hạn, kiểm toán viên thu thập ít thông tin hơn để xác thực báo cáo tài chính của công ty so với kiểm toán đầy đủ, mức độ được gọi là bảo đảm hợp lý. Các quy tắc của EU kêu gọi bắt đầu kiểm tra bảo đảm giới hạn, với mục tiêu cuối cùng là chuyển sang bảo đảm hợp lý.
Các quy định về báo cáo bền vững khác cũng sẽ có hiệu lực trong vài năm tới. SEC sắp ban hành các quy tắc cuối cùng bắt buộc các công ty niêm yết tại Mỹ tiết lộ thông tin liên quan đến khí hậu được chọn bao gồm cả lượng khí thải nhà kính của họ vào đầu năm 2025.
ISSB, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế, cũng đang hoàn thiện các hướng dẫn của mình về thông tin khí hậu mà các công ty nên báo cáo cho các nhà đầu tư. Giống như các chuẩn mực báo cáo tài chính của IFRS (Các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế), các quốc gia được tự do lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng các tiêu chuẩn của ISSB. Ví dụ, Mỹ đã không áp dụng IFRS, thay vào đó sử dụng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi.
Các quan chức từ các nền kinh tế hàng đầu bao gồm các nước EU, Mỹ và Canada đã khuyến khích những nỗ lực của ISSB, tổ chức đang đàm phán với các cơ quan quản lý về việc áp dụng các tiêu chuẩn của mình.
Các doanh nghiệp đa quốc gia có thể phải đối mặt với một loạt các yêu cầu, nếu các tiêu chuẩn báo cáo khí hậu bắt buộc khác nhau đáng kể giữa các bộ tiêu chuẩn. Các quy tắc nghiêm ngặt của EU đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu trên thực tế đối với hóa chất và quyền riêng tư dữ liệu, nhưng còn quá sớm để biết liệu báo cáo về khí hậu của khối có diễn ra theo cách tương tự hay không.
Các quan chức tại các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn gồm ISSB và EFRAG họp thường xuyên, một nỗ lực nhằm giúp các công ty tránh báo cáo trùng lặp./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Triển khai chính sách tài chính đồng bộ để thúc đẩy kinh tế vùng phát triển
- ·Cục DTNN Thái Bình đảm bảo an toàn tuyệt đối hàng dự trữ
- ·Nhiều cảng ở Hải Phòng hoạt động trở lại sau bão số 3
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Nhiệm vụ tài chính
- ·Hải quan Cao Bằng hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại do bão lũ
- ·Chương trình hành động của Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu: Tạo thuận lợi để thu hút hàng hóa về cụm cảng Cái Mép
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·VIDIFI đề nghị giảm mức phí 2 trạm trên Quốc lộ 5 từ ngày 1/11
- ·Ưu tiên phân bổ bội chi cho địa phương có khả năng trả nợ
- ·Hải quan Tân Thanh: Bứt phá mạnh mẽ trong công tác thu ngân sách
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Hải quan Bình Định sớm hoàn thành nhiều chỉ tiêu năm 2024
- ·Ngân sách hỗ trợ đào tạo sơ cấp cho lao động nông thôn và mất việc
- ·Thu nộp ngân sách hơn 317 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan
- ·Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
- ·Ngành Hải quan bứt phá trong công tác thu ngân sách