【kq giải nhà nghề mỹ】Nam Phi lún sâu vào bế tắc chính trị sau quyết định về Tổng thống Zuma
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma tới dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Liên minh châu Phi (AU) ở Addis n skq giải nhà nghề mỹAbaba, Ethiopia ngày 29-1
Trong cuộc họp báo diễn ra hồi 19h ngày 13-2 (theo giờ Việt Nam), ANC khẳng định đã yêu cầu ông Zuma từ chức, nhưng không đặt ra thời hạn chót cho việc này. Trước đó, sau cuộc họp kéo dài 13 giờ tại một khách sạn bên ngoài thủ đô Pretoria, Ủy ban Điều hành Quốc gia (NEC) gồm 107 thành viên đầy quyền lực của ANC đã quyết định yêu cầu ông Zuma rút lui khỏi chức vụ tổng thống để có thể khép lại những tranh cãi kéo suốt hai tuần qua liên quan đến tương lai của ông này.
Chủ tịch ANC Cyril Ramaphosa thậm chí có thời điểm đã phải rời phòng họp để tới gặp trực tiếp ông Zuma tại dinh thự riêng của ông Zuma ở Pretoria. Sau cuộc gặp trực tiếp này, ông Ramaphosa quay trở lại cuộc họp vào nửa đêm 12-2 và 3 giờ sau đó, cuộc họp đã kết thúc. Tổng thư ký ANC Ace Magashule cũng đã có cuộc gặp riêng nhằm thuyết phục ông Zuma.
Dù đây chỉ là "mệnh lệnh" của ANC và ông Zuna không có nghĩa vụ phải tuân theo nhưng nếu ông Zuma vẫn từ chối không chấp nhận từ chức, ông sẽ phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội trong vài ngày tới. Lần này, ông Zuma rất khó có thể lật lại "thế cờ" như cách đây 6 tháng. Khi đó, Quốc hội Nam Phi cũng đã bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với ông Zuma bằng hình thức bỏ phiếu kín. Và với 198 phiếu thuận, 177 phiếu chống và 9 phiếu trắng, ông Jacob Zuma đã "thoát hiểm" một cách đầy bất ngờ.
Những bế tắc liên quan đến tương lai của ông Zuma đang đầy Nam Phi vào cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng khi nhiều người đặt câu hỏi ai thực sự là người lãnh đạo đất nước. Trước sức ép của dư luận, từ tháng 12 năm ngoái, ông Zuma đã phải trao lại chức Chủ tich ANC cho ông Ramaphosa. Tình hình càng phức tạp khi Quốc hội Nam Phi hoãn lễ trình bày Thông điệp quốc gia năm 2018 của ông Zuma hồi tuần trước - một bước đi được coi là để chờ đợi nhà lãnh đạo mới.
Ông Zuma lên lãnh đạo ANC từ năm 2007 và làm Tổng thống Nam Phi từ năm 2009. Nhiệm kỳ của ông sẽ chính thức kết thúc vào giữa năm 2019 nhưng sức ép buộc ông phải từ chức gia tăng trong vài tuần qua. Chín năm cầm quyền của vị tổng thống 75 tuổi gặp nhiều thách thức khi nền kinh tế bị suy giảm và bản thân ông Zuma cũng đối mặt với nhiều cáo buộc tham nhũng, gây tổn hại đến hình ảnh của ANC, chính đảng từng dẫn dắt người Nam Phi thoát khỏi chế độ phân biệt chủng tộc Aparthied.
Các đảng phái đối lập, nhất là đảng Liên minh Dân chủ (DA) đã chỉ trích về nạn tham nhũng tràn lan, sự yếu kém trong khả năng điều hành và quản lý đất nước của ông Zuma khiến cho nền kinh tế lớn nhất châu Phi rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Việc ông Zuma quyết định chọn người vợ cũ là bà Nkosazana Dlamini-Zuma là người kế nhiệm đã vấp phải phản ứng mạnh trong nội bộ ANC và người dân Nam Phi. Dù giành chiến thắng trước bà Dlamini-Zuma trong cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch ANC hồi cuối năm 2017, nhưng ông Ramaphosa rất thận trọng khi đưa ra quyết định với ông Zuma bởi ông không muốn làm "bẽ mặt" ông Zuma, cũng như khắc sâu sự chia rẽ trong nội bộ ANC khi mà cuộc tổng tuyển cử chỉ còn khoảng 1 năm nữa sẽ diễn ra.
Dưới thời lãnh đạo của ông Zuma, ANC đang mất dần sự ủng hộ và chỉ giành được khoảng 54% số phiếu bầu trong các cuộc bầu cử địa phương hồi năm 2016. Đây là tỷ lệ ủng hộ thấp nhất kể từ khi ANC dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Nelson Mandela lên nắm quyền vào năm 1994.
Việc ANC đòi ông Zuma từ chức diễn ra đúng vào dịp đảng này vừa bắt đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật của cố lãnh tụ Nelson Mandela và Chủ tịch ANC Ramaphosa cam kết sẽ khôi phục uy tín của đảng trước cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.
Việc phế truất ông Zuma, một thành viên kỳ cựu của phong trào đấu tranh chống chế độ Apartheid trước đây và từng có 10 năm ngồi tù cùng ông Mandela tại nhà tù trên Đảo Robben, sẽ khép lại sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo tại khu vực miền Nam châu Phi. Hồi tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Jose Eduardo dos Santos đã phải từ chức sau 38 năm lãnh đạo đất nước Angola. Ba tháng sau đó, nhà lãnh đạo kỳ cựu 93 tuổi Robert Mugabe cũng phải chấp nhận từ chức sau khi quân đội nước này tiến hành cuộc binh biến.
(责任编辑:La liga)
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- ·Tăng cường gần 600 lượt xe, đảm bảo không tăng giá trong dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Ông Phạm Đức Hải lần thứ 3 được bổ nhiệm làm Phó ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM
- ·Bí thư TP.HCM: Báo chí đã “chiến đấu” với đại dịch như chiến sĩ tuyến đầu
- ·Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- ·Triển lãm Dự án thí nghiệm Hangeul
- ·Tranh chấp cần được giải quyết dứt điểm
- ·Giảm hơn 1.000 đồng, xăng về mức trên 21.000 đồng/lít
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Thủ tướng tiếp Đoàn đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế làm việc tại Việt Nam
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Thủ tướng: Nông nghiệp Việt Nam vượt cơn gió ngược, chuyển đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế
- ·TPHCM: Nghiêm cấm Ban đại diện cha mẹ học sinh thu các khoản ngoài quy định
- ·Tôn vinh những ý tưởng sáng tạo đột phá
- ·FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- ·Phó Thủ tướng: Thi công ngày đêm, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
- ·Thống nhất phân bổ hơn 2.526 tỷ đồng để EVN kéo điện lưới ra Côn Đảo
- ·Khung giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng, tối đa 2.444,09 đồng/kWh
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp đánh giá công tác tổ chức Tết Quý Mão 2023