【bảng xếp hạng c2 vòng 1/8】Không đặt nặng tăng trưởng, quan trọng là giữ gìn doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệpbị tổn hại nặng do Covid-19 và rất cần chính sách hỗ trợ để vượt qua khó khăn. |
Tăng trưởng 1 - 2% là rất đáng ghi nhận
Cuối tuần qua,ôngđặtnặngtăngtrưởngquantrọnglàgiữgìndoanhnghiệbảng xếp hạng c2 vòng 1/8 Ủy ban Kinh tếcủa Quốc hội đã tiến hành phiên họp toàn thể, thẩm tra các báo cáo về kinh tế - xã hội năm 2020, giai đoạn 2016 - 2020 và kết quả tái cơ cấunền kinh tế giai đoạn này.
Trình bày tóm tắt ba nội dung trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tốc độ tăng trưởng cả năm 2020 ước đạt trên 2%, phấn đấu đạt khoảng 3%. Với kết quả này, Việt Nam là nước có mức tăng trưởng dương cao nhất so với 5 nền kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á.
Nhưng, GDP cũng là một trong 4/12 chỉ tiêu chủ yếu không đạt kế hoạch (kế hoạch tăng khoảng 6,8%), trong khi Chỉ số Giá tiêu dùngđược dự báo vẫn tăng 3,5 - 3,9%.
Nhấn mạnh bối cảnh rất đặc biệt của năm 2020 với tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19, ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, nếu vẫn dùng công thức cũ để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, thì sẽ bị lệch.
Theo ông Tuấn, lúc này, phải làm sao giữ gìn không để doanh nghiệp “chết” và đảm bảo an sinh xã hội. Trong bối cảnh đặc biệt, thì nên đặt mục tiêu như thế, chứ không nên đặt nặng tăng trưởng cao hay thấp. “Tăng trưởng dương là tốt rồi, từ 1 đến 2% là tuyệt vời, quan trọng là bảo tồn lực lượng doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp đang tổn hại nặng nề, nếu họ chết thì năm sau, năm sau nữa, thiệt hại của nền kinh tế sẽ nặng nề thêm”, ông Tuấn phát biểu.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khuyến nghị, trong giai đoạn hiện nay, nên có giải pháp mạnh như giảm thuế sâu hơn để hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn, chứ không nên chỉ giãn/hoãn, vì giãn/hoãn thì sau đó doanh nghiêp vẫn phải nộp.
“Tư duy mới là bối cảnh đặc biệt thì cũng không quá nặng về chỉ tiêu ngân sách, thu nhiều thì tốt, còn nếu không đạt dự toán, thì cũng không có gì ghê gớm cả. Giai đoạn này đặt ra mục tiêu và rà soát theo cách thông thường thì không đúng lắm”, ông Tuấn nói.
Đồng tình với quan điểm của ông Tuấn, rằng nên tách riêng năm 2020 để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và không nên đặt nặng chỉ tiêu tăng trưởng, một số vị chuyên gia, đại biểu Quốc hội khẳng định, GDP tăng 2% cũng rất đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến nhấn mạnh, cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Vai trò kinh tế tư nhân còn mờ nhạt
Quan tâm hơn đến khu vực kinh tế tư nhân cũng là vấn đề được quan tâm thảo luận tại phiên họp. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh, trong gợi ý các vấn đề thảo luận nhấn mạnh, cần có câu trả lời: mục tiêu đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đóng góp 50% vào GDP có đạt được hay không?
“Vai trò của kinh tế tư nhân được nói đến nhiều, nhưng cơ chế, chính sách đã tạo đột phá để các doanh nghiệp đầu tưdài hạn, tạo dựng được thương hiệu có sức cạnh tranh chưa, khi vẫn còn ít doanh nghiệp lớn đóng vai trò mũi nhọn, đầu đàn”, ông Thanh nêu vấn đề.
Liên quan vai trò của kinh tế tư nhân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP không thay đổi đáng kể trong giai đoạn 2016 - 2020 và vẫn nhờ vào bộ phận kinh tế cá thể, chủ yếu trong các ngành, lĩnh vực thương mại, dịch vụ; vai trò của kinh tế tư nhân trong các ngành, lĩnh vực sản xuất vật chất còn mờ nhạt.
Dự thảo Báo cáo Kết quả tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ cũng nêu rõ, giai đoạn 2016 - 2020, phát triển khu vực tư nhân vẫn còn chậm so với kế hoạch. Một số tập đoàn kinh tế tư nhân có sự phát triển, nhưng chưa thực sự mạnh, chưa có công nghệ hiện đại và chưa thể đóng vai trò nòng cốt, mũi nhọn trong phát triển kinh tế như yêu cầu đặt ra. Phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ (hơn 97%), các doanh nghiệp vừa chiếm tỷ trọng quá ít (khoảng 1,7%) và không có sự biến động đáng kể trong giai đoạn 2016 - 2020, tạo thành điểm khuyết thiếu cơ cấu nghiêm trọng.
Đặc biệt, năng lực tài chính, trình độ công nghệ và hiệu quả kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân chưa cao. Xét riêng trong hệ thống các doanh nghiệp có đăng ký ở Việt Nam năm 2017, hiệu suất sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp khu vực tư nhân chỉ đạt 1,8%, trong khi mức bình quân của các doanh nghiệp là 2,9%. Hiệu suất sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp tư nhân là 2,4%, còn thấp so với mức bình quân các doanh nghiệp (4,1%).
Chính phủ cũng khẳng định, với quy mô, tốc độ tăng trưởng hiện tại cùng với những khó khăn trong phát triển kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19, mục tiêu đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động chưa thể hoàn thành.
Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, cần đánh giá kỹ hơn về các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Gói này mới thực hiện được 25 - 30%, nên khoảng 70% chưa thực hiện chắc chắn phải là nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng còn lại và gối đầu lên năm 2021.
Ông Lực cũng cho rằng, rất cần thiết có gói hỗ trợ đợt lần thứ hai, vì chưa biết khi nào, Covid-19 mới được kiểm soát, trong khi doanh nghiệp đang rất khó khăn, số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động trong 8 tháng năm 2020 tăng 71%. Gói thứ hai, theo ông Lực, quy mô 2 - 2,5% GDP và thời hạn hết năm 2021, sẽ khiến thâm hụt ngân sách tăng 1%, nhưng đó là điều cần chấp nhận.
(责任编辑:World Cup)
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Tập huấn sử dụng điện an toàn
- ·Hoàn thành tập huấn phương pháp và kỹ năng giảng dạy cho cán bộ hội nông dân
- ·Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Cử tri huyện Cần Đước, Tân Thạnh: Kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh
- ·Thi chủ tịch hội LHPN cơ sở giỏi cấp tỉnh
- ·Thông báo Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Phát sinh 4.127 vụ việc tranh chấp dân sự
- ·Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- ·Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận Hiệp Hòa và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh
- ·Hậu Giang chuẩn bị các bước để đầu tư xây dựng “Thành phố số”
- ·Dân vận khéo theo bài học 'Dân là gốc', 'Dân là trung tâm'
- ·Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- ·Kiên Giang tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với Ấn Độ
- ·Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà nhân Lễ Sene Dolta
- ·297 thí sinh thi tuyển công chức
- ·Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- ·Trường Chính trị Long An họp mặt kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
- 11 nội dung thực hiện giám sát từ xa của Kho bạc Nhà nước
- Hue International Arts Festival Week attracted more than 100,000 tourist arrivals
- PVN đã xuất bán 8,68 triệu tấn dầu thô và condensate
- Điều hành linh hoạt, phù hợp giá các mặt hàng thiết yếu
- TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm an toàn cho hệ thống lưới điện
- Bộ Tài chính sẽ có kế hoạch thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ
- Danh sách thí sinh khổng lồ trúng tuyển Trường ĐH Mở TP.HCM
- Giá kim loại quý lao dốc, cà phê liên tục biến động
- Bộ Giáo dục sẽ kiểm tra nhật ký chấm để tìm nguyên nhân 58 bài thi bị điểm 0 ở Tây Ninh