【bảng xếp hạng giải bóng đá mexico】Phát triển Kinh tế
Ở nội dung nêu trên,ểnKinhtếbảng xếp hạng giải bóng đá mexico với trách nhiệm là một đảng viên, tôi đề nghị bổ sung thêm 1 nhiệm vụ nữa vào phần cuối, đó là: “phát triển kinh tế - xã hội phải gắn chặt với bảo vệ môi trường”. Như vậy, nội dung của quan điểm chỉ đạo thứ 2 sẽ được viết lại như sau: “Bảo đảm trên hết và trước hết lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên; phát triển kinh tế - xã hội phải gắn chặt với bảo vệ môi trường”.
Nhà nông Phạm Văn Chung ở tổ 8, khu phố 1, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản áp dụng công nghệ cao cho 5 sào dưa lưới của gia đình - Ảnh: Ngân Hà
Lý do cần bổ sung nội dung nêu trên là vì, trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện. Bởi đây là một trong 3 trụ cột phát triển bền vững, tạo được sự chuyển biến và đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều địa phương trong cả nước vẫn tiếp tục gia tăng. Đặc biệt, ở một số nơi từng xảy ra sự cố về môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của nhân dân; đồng thời còn gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng nhanh, phức tạp. Điều này đã được chứng minh bởi các hiện tượng thiên tai bất thường, thời tiết cực đoan, hạn hán khắc nghiệt, mưa lũ kéo dài,… đã ảnh hưởng nặng nề về tài sản và tính mạng người dân. Theo dự báo của thế giới, trong tương lai, tình trạng biến đổi khí hậu sẽ khiến tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra phức tạp hơn ở các vùng lưu vực sông, biển, không khí và trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp…
Thực tế của tình trạng ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, biến đổi khí hậu diễn ra ở Việt Nam trong những năm qua chủ yếu là do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều nơi, nhiều lúc việc bảo vệ môi trường đã bị xem nhẹ, buông lỏng quản lý, những nguyên tắc để bảo đảm phát triển bền vững đã không được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Thực trạng này đã làm ảnh hưởng tiêu cực và nguy hiểm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, phát triển kinh tế gắn với khai thác và sử dụng hợp lý, cũng như bảo vệ tài nguyên - môi trường đã trở thành mối quan tâm sâu sắc không chỉ của Việt Nam, mà còn của cộng đồng quốc tế. Việc khai thác, sử dụng mọi nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam cũng không nằm ngoài thực trạng chung của thế giới.
Ở mục thứ IX về quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, tôi đề nghị trong văn kiện cần tập trung vào các vấn đề như sau: Tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống thiên tai, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Chủ động công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm; tăng cường thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân. Quy hoạch và xây dựng các công trình xử lý rác thải tập trung theo vùng, cụm, xã. Hạn chế, tiến tới ngăn chặn căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, lưu vực sông, khu và cụm công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư tập trung ở nông thôn.
Đồng thời, tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Kiểm soát chất lượng không khí ở khu vực đô thị có mật độ dân cư cao. Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nhất là rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và các nguyên liệu, vật liệu mới, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, cần thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, đề nghị Trung ương có đường lối, chính sách phù hợp về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là quy hoạch vùng nguyên liệu, tiêu thụ và bình ổn giá các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, mủ cao su, hạt điều, tiêu, cà phê và các mặt hàng nông sản khác… Có vậy thì nhân dân mới yên tâm đầu tư sản xuất, ổn định cuộc sống, từng bước rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo giữa thành thị với nông thôn.
Hồ Ngọc
(责任编辑:Cúp C2)
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·Mùa ĐHCĐ: Nóng chuyện giá cổ phiếu, lợi nhuận và cổ tức
- ·Khởi tố, bắt tạm giam hàng loạt cán bộ liên quan khu vực Cồn Xanh Nam Định
- ·Vụ cô gái 22 tuổi ở Hà Nội bị bắn tử vong: Khởi tố 3 bị can
- ·Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- ·Cựu phó giám đốc ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.705 tỷ đồng
- ·Đại án đăng kiểm: Ám hiệu nháy đèn trên cabin để báo chủ xe có đưa hối lộ
- ·Xây dựng hệ thống cấp mã số thuế tự động cho doanh nghiệp
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Khởi tố 15 thanh, thiếu niên bịt mặt, mang hung khí ra đường ở Thái Bình
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Phát huy giá trị Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng
- ·Thách thức nhiều từ TPP: Doanh nghiệp nhỏ cần phải chuẩn bị tốt
- ·‘Cò đất’ làm giả sổ đỏ, bán đất ‘ma’ cho nhiều khách hàng
- ·Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- ·Công ty dầu khí trả lương bình quân hơn 30 triệu đồng một tháng
- ·TAND TPHCM thông tin cụ thể về kế hoạch xét xử đại án đăng kiểm
- ·Bắt nguyên Bí thư xã ở Thanh Hóa liên quan tới giải phóng mặt bằng
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền pháp luật