【tlbd hom nay】Bà Bùi Kim Xuyến: Giỏi quán xuyến, tiến không ngừng
6 đứa con thơ đang tuổi ăn tuổi học, nhà chỉ có vài công ruộng làm lúa mùa không đủ gạo ăn, tưởng chừng người phụ nữ ấy sẽ không gượng dậy nổi sau cú sốc chồng mất do căn bệnh ung thư bao tử cách nay 23 năm. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, quyết tâm trở thành trụ cột gia đình thay chồng lo cho các con ăn học thành tài, bà Bùi Kim Xuyến (dì Bảy Xuyến), Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 5, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời đã vượt qua những đau khổ mất mát, xây dựng cơ ngơi ổn định như ngày hôm nay.
6 đứa con thơ đang tuổi ăn tuổi học, nhà chỉ có vài công ruộng làm lúa mùa không đủ gạo ăn, tưởng chừng người phụ nữ ấy sẽ không gượng dậy nổi sau cú sốc chồng mất do căn bệnh ung thư bao tử cách nay 23 năm. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, quyết tâm trở thành trụ cột gia đình thay chồng lo cho các con ăn học thành tài, bà Bùi Kim Xuyến (dì Bảy Xuyến), Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 5, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời đã vượt qua những đau khổ mất mát, xây dựng cơ ngơi ổn định như ngày hôm nay.
Ðến nhà dì Bảy Xuyến tôi cứ tưởng như mình lạc vào một trang trại chăn nuôi tổng hợp, dưới ao nào là ba ba, lươn, cá lóc, cá tra, trên bờ thì có vịt xiêm, le le, chim cút; cây thì có xoài, vú sữa, mận, táo, cây nào cũng xanh tốt, trĩu quả. Mặc dù trời đang chuyển mưa dữ dội, tiếng sấm chớp vang rền nhưng dì Bảy vẫn lui cui vớt rác ở mấy ao nuôi ba ba, hết vớt rác lại chuyển sang cho vịt, cá ăn… Miệng vừa nói, tay vừa làm, dì Bảy giải thích cơ duyên giúp dì tiếp cận và thành công với công việc chăn nuôi, trồng trọt này. Dì Bảy tâm đắt nhất là nghề nuôi ba ba, bởi nó không chỉ là nghề khởi nghiệp, giúp dì vượt qua bao phen túng thiếu mà còn là nghề giúp gia đình ăn nên làm ra như hiện nay.
“Tôi đi tham quan mô hình nuôi ba ba ở các tỉnh khác, thấy người ta nuôi đạt hiệu quả mà cũng phù hợp với điều kiện vùng này nên về nhà quyết định cuốc đất đào ao, mua con giống thả nuôi. Về kỹ thuật, nuôi ba ba cũng không khó, nó ăn ít mà không cho ăn vài ngày cũng vẫn sống khoẻ mạnh”, dì cho biết.
Bà Bùi Kim Xuyến bên mô hình nuôi ba ba. |
Dù đã qua cái tuổi 60, với dáng người nhỏ nhắn, cách nói chuyện rất dứt khoát, kiên định, dì Bảy thu hút người đối diện bằng những kiến thức, kinh nghiệm của mình qua bao nhiêu năm lao động cật lực với nghề. Xen vào đó là những câu chuyện về niềm vui, nỗi buồn của nghề, những ngày đầu mới nuôi ba ba, cá không biết bán ở đâu, thế là bán rẻ như cho không. Rồi dì lặn lội khắp thị thành, giới thiệu nông sản của mình, với cam kết ổn định đầu ra, thế là sản xuất tận gốc, tiêu thụ tận ngọn. Thứ gì làm ra cũng có người liên hệ đặt hàng.
Từ gian khổ xây dựng nên cơ ngơi vững vàng như ngày hôm nay, trải qua không ít thành công và cũng bao lần thất bại nhưng dì Bảy vẫn vượt qua được khó khăn nhờ vào động lực to lớn là con cái. “Các con là động lực quan trọng nhất đối với tôi. Thấy mẹ làm lụng cực khổ, không đứa nào bảo đứa nào nhưng tụi nó đồng lòng, đoàn kết cùng làm với mẹ”, dì bộc bạch.
Không có việc gì bắt đầu một cách dễ dàng, đối với dì Bảy càng khó khăn hơn, bởi một mình vừa lo kinh tế gia đình, vừa nuôi dạy các con ăn học. Khi chồng mất, để lại 6 đứa con, đứa con trai lớn 16 tuổi, con gái út mới lên 6. Nợ nần chồng chất do tiền thuốc men chữa trị cho chồng, rồi tiền ăn học của các con… “Lúc đó, tôi nuôi heo, đặt rượu, rồi may đồ mướn cho bà con trong xóm.
Thời gian rảnh thì ai thuê gì làm nấy. Mấy đứa con đứa nào cũng đi học nên tôi dù khổ mấy cũng một mình chịu đựng, không dám than với con sợ nó bỏ học giữa chừng. Lây lất qua ngày rồi cái khổ cũng vơi đi cùng năm tháng lớn khôn của các con. Chúng nó biết đỡ đần công việc phụ mẹ, đứa lớn học xong lo cho đứa nhỏ, cứ vậy cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn”, dì tâm sự. Làm đủ nghề để sống, để lo cho con, hễ có dư ra đồng nào là dì Bảy để dành, được một ít thì góp lại mua đất, mở rộng diện tích đất canh tác của gia đình. Hiện nay, với 14 công đất ruộng, dì cho san lấp đào ao, nuôi cá, trồng cây ăn trái, trồng hoa màu hơn phân nửa diện tích, chỉ chừa lại một ít đất làm ruộng lấy lúa ăn.
Giờ đây, 6 đứa con của dì Bảy, 4 gái, 2 trai đều có việc làm ổn định, có người đi làm ăn xa, có người ở nhà phụ mẹ công việc chăn nuôi, trồng trọt nhưng người nào cũng hiếu thảo, chí thú làm ăn, được xóm giềng thương yêu. “Chị Bảy đối xử với hàng xóm láng giềng rất hoà nhã. Chòm xóm có gì nhờ vả là chị tận tình giúp đỡ. Biết hoàn cảnh gia đình chị Bảy từ khó khăn vươn lên, gia đình chí thú làm ăn, mọi người ở đây rất nể phục”, ông Quánh Văn Việt, hàng xóm dì Bảy, nhận xét./.
Bài và ảnh: Kiều Oanh
(责任编辑:La liga)
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Kiểm soát tránh lây nhiễm Covid
- ·Apple đã chuẩn bị sản xuất iPhone 7 màn hình sapphire
- ·Viễn cảnh đáng sợ của giải thưởng điện ảnh danh giá nhất hành tinh
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Thâm hụt thương mại của Mỹ lần đầu tiên vượt mốc 100 tỉ USD
- ·Chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 10 năm qua
- ·Chính phủ Nga chi 1.000 tỷ ruble để hỗ trợ nền kinh tế
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Võ Việt Phương làm đêm nhạc trung thu giúp đỡ trẻ em vùng cao
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Hưởng ứng Ngày Du lịch thế giới năm 2020
- ·Cuộc xung đột Nga – Ukraine gây lạm phát và chậm đà phục hồi kinh tế thế giới
- ·Thời tiết ngày 21/8: Nhiều khu vực trên cả nước mưa rào và dông
- ·Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- ·Phượng Vũ gác chuyện tình cảm, tập trung ca hát
- ·'Sao Mai' An Thu An ra MV đầu tay
- ·Song Joong Ki xuất hiện đặc biệt trong 'Nữ hoàng nước mắt'
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Trọng Tấn, Lê Anh Dũng, Khánh Ly hát mừng mùa Vu Lan báo hiếu 2023