【3/3.5 tài xỉu】Cả hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lần đều chưa thuyết phục
Quốc hội nghe tờ trình dự ánLuật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. |
Được đẩy lên từ ngày 8/11 thế chỗ cho Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chưa kịp hoàn thiện,ảhaiphươngánrútbảohiểmxãhộimộtlầnđềuchưathuyếtphụ3/3.5 tài xỉu dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi được Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình Quốc hội chiều 2/11.
Một trong những vấn đề rất được chú ý ở lần sửa đổi này là các phương án rút bảo hiểm xã hội một lần.
Tại dự thảo luật trình Quốc hội, Chính phủ trình 2 phương án. Phương án 1 quy định việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau.
Cụ thể, nhóm 1 là người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (dự kiến là từ ngày 1/7/2025), sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, có nhu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ được hưởng các quyền lợi bổ sung như chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp hàng tháng trong trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; hưởng BHYT do ngân sách nhà nước đảm bảo trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng…
Nhóm 2, đối với người lao động bắt đầu tham gia vào bảo hiểm xã hội từ khi luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực, không được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Chỉ giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp: đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như quy định hiện hành.
Phương án 2, theo ông Dung, là chỉ giải quyết một phần nhưng không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.
Báo cáo thẩm tra , Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho hay, vấn đề này còn nhiều loại ý kiến khác nhau.
Một loại ý kiến cho rằng nên lựa chọn theo phương án 1 vì phương án này có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Cạnh đó, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất cao (68,5%), tích lũy từ tiền lương và thu nhập của người lao động còn thấp, việc rút bảo hiểm xã hội một lần có thể là nguồn tài chínhhữu ích để người lao động duy trì, bảo đảm được phần nào cuộc sống trước mắt.
Phương án 1 cũng không gây xáo trộn, ảnh hưởng tới những người có thời gian bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước khi luật này có hiệu lực thi hành. Ngược lại, loại ý kiến này cho rằng, phương án 2 vẫn còn những cách hiểu khác nhau, chưa rõ việc giải quyết một phần thời gian đóng là khoảng thời gian nào trong cả quá trình đóng bảo hiểm xã hội, chưa kể có nhiều trường hợp đóng gián đoạn, không liên tục…
Bên cạnh đó, phát sinh tình huống khi người lao động quay trở lại tham gia bảo hiểm xã hội thì việc cộng nối thời gian sẽ được tính thế nào cũng chưa rõ.
Vẫn theo bà Thúy Anh, một loại ý kiến khác lại ủng hộ phương án 2 vì cho rằng, phương án này giúp người lao động có thêm chi phí để giải quyết những khó khăn trước mắt, đồng thời cũng vẫn còn những yếu tố động lực để giữ người lao động ở lại hệ thống lâu hơn, tăng thêm khả năng được thụ hưởng các quyền lợi của bảo hiểm xã hội.
Phương án này cũng đảm bảo Quỹ Bảo hiểm xã hội luôn được duy trì ở trạng thái an toàn cao hơn so với phương án 1 trong các trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đồng loạt rút bảo hiểm xã hội một lần, như tình trạng đã từng xảy ra trong đại dịch Covid-19.
Loại ý kiến thứ 3 được phản ánh tại báo cáo thẩm tra, chưa đồng ý với cả 2 phương án Chính phủ trình. Vì phương án 1 sẽ tạo sự bất bình đẳng giữa những người tham gia trước và sau khi luật có hiệu lực, tiềm ẩn gây mất ổn định xã hội, tạo làn sóng ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần.
Còn phương án 2 cho rút 50% là không hợp lý vì số tiền người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là tiền của người lao động và chưa lý giải về tỷ lệ 50%. Do đó, đề nghị không nên thiết kế thành hai phương án để lựa chọn một phương án mà chỉ nên có một phương án nhưng thiết kế thành nhiều phương thức khác nhau để người lao động lựa chọn.
Nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra, bà Thúy Anh nói, mỗi phương án Chính phủ đưa ra đều có ưu điểm, nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, Chính phủ chưa thể hiện rõ quan điểm về phương án lựa chọn. Hơn nữa, khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu mà lấy bảo hiểm xã hội một lần, tức là đang trẻ, còn sức khỏe làm việc, tạo thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình mà lại lấy của tuổi già để chi tiêu, dù với lý do gì, đều trái với mục đích, tính chất của chế độ bảo hiểm hưu trí.
Vì thế, cơ quan thẩm tra kiến nghị Chính phủ cần thông tin tuyên truyền, giải thích đầy đủ, nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đóng góp, tích lũy cho chế độ hưu trí khi về già trong bối cảnh Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số rất nhanh.
Cùng với đó là tiếp tục tham vấn, lấy ý kiến công chúng, đối tượng chịu tác động trực tiếp vấn đề này.
Cơ quan của Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, đề xuất rõ hơn chính sách về bảo hiểm xã hội một lần, đồng thời, cần có quy phạm tương ứng cho từng phương án để làm căn cứ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo hướng bảo đảm tốt nhất quyền lợi lâu dài của người lao động tham gia bảo hiểm nhưng cũng hài hòa với nguyên tắc đóng - hưởng, có chia sẻ của bảo hiểm xã hội.
Cạnh đó, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị bổ sung điều khoản chuyển tiếp hợp lý cho các trường hợp này. Như tại điều 64 của dự luật, một trong các điều kiện để hưởng chế độ hưu trí là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên. Tuy nhiên, tại điểm đ khoản 1 điều 70 của Dự thảo khi đưa ra 2 phương án về hưởng bảo hiểm xã hội một lần đều đang quy định điều kiện người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm.
“Điều này có thể dẫn tới trường hợp người đã đủ tuổi nghỉ hưu, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm đến dưới 20 năm thì có quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc hưởng chế độ hưu trí”, bà Thúy Anh nêu bất cập.
Ngay chiều nay,2/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án luật này.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·Đầu xuân, khơi dòng nhựa trắng
- ·Xuất khẩu thiết bị khử mặn trị giá 16 triệu USD
- ·Cơ sở in, photocopy phải khai báo lại hoạt động
- ·Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- ·Nuôi dê boer cho hiệu quả kinh tế cao
- ·Nhớ chiến khu xưa
- ·Mùa thu hoạch mì
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·HĐND thị trấn U Minh nâng cao hiệu quả hoạt động qua tiếp xúc cử tri
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Khơi nguồn sức mạnh
- ·Phó bí thư chi bộ năng nổ
- ·Sắm tròn hai vai của một nhà báo
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·5 năm huy động vốn đầu tư toàn xã hội 65 ngàn tỷ đồng
- ·Chỉ số cải cách hành chính: Góc nhìn từ trang thông tin điện tử
- ·Các công ty cao su ra quân đầu xuân
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·Thông báo kết quả Hội nghị lần thứ Bảy BCH Trung ương Đảng Khoá XII