【tottenham đấu với brentford】Tiềm năng mở rộng của ngành công nghiệp sáng tạo
Ngành công nghiệp nội dung số đã mang về tổng doanh thu toàn cầu đạt 2,ềmnăngmởrộngcủangànhcôngnghiệpsángtạtottenham đấu với brentford25 nghìn tỷ USD, theo thống kê của UNESCO năm 2015, giờ đây con số này còn lớn hơn rất nhiều.
Các sản phẩm sáng tạo thường được hiểu là kết tinh của sự phiêu lưu, bay bổng, tự do sáng tạo theo nguồn cảm hứng và năng lực dồi dào của tác giả. Tuy nhiên để sáng tạo trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn thì cần trải qua quá trình thực hiện bài bản để cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao, mang lại giá trị cho cộng đồng và khách hàng. Yếu tố quan trọng của công nghiệp hóa là khả năng nhân bản và chuyển giao, một bộ máy hoạt động hiệu quả cần phát triển đồng đều cả về chất và lượng.
Khi sáng tạo không còn là câu chuyện của cảm hứng
“Sáng tạo” hay “nghệ thuật” là những phạm trù thường gắn liền với sự bay bổng và kết tinh của những nguồn cảm hứng. Tuy nhiên, trong xu hướng “ngành kinh tế sáng tạo” đang lên ngôi thì việc công nghiệp hóa sáng tạo được đánh giá là bước đi tất yếu.
“Công nghiệp sáng tạo” hay “Công nghiệp văn hóa” là những từ khóa “nóng bỏng” nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như công chúng những năm gần đây. Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet chính là bệ phóng để sự sáng tạo có thể nhanh chóng tiếp cận với công chúng trên toàn cầu. Đặc biệt các sản phẩm của ngành công nghiệp sáng tạo như điện ảnh, âm nhạc, hội họa, tranh ảnh… được đa dạng hóa loại hình hơn và thật sự bùng nổ từ trong cũng như sau đại dịch COVID-19.
Công nghiệp sáng tạo chính là quá trình chuyển hóa sự sáng tạo trở thành sản phẩm, sản xuất và kinh doanh, xây dựng quy trình chặt chẽ cho sự sáng tạo và tạo ra các sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao. Ngành công nghiệp sáng tạo đã mang về tổng doanh thu toàn cầu đạt 2,25 nghìn tỷ USD (theo thống kê của UNESCO năm 2015), đóng góp đến 116 tỷ bảng Anh cho Vương quốc Anh vào năm 2019 và được xem như "gà đẻ trứng vàng" của các nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hongkong, Singapore…
Đối với thị trường Việt Nam, nguồn lực trí tuệ và năng lực sáng tạo của người Việt là vô cùng lớn và rất đáng tự hào. Trên nền tảng đó, Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển ngành công nghiệp sáng tạo, định hướng xa hơn là trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho đất nước. Để thực hiện được điều đó cần có tính kỷ luật, nguyên tắc và tính hệ thống, những phạm trù thường được gắn nhãn là “giết chết” sự sáng tạo. Song, thực tế đã chứng minh sáng tạo đi kèm với kỷ luật mới là con đường bền vững và tận dụng tối đa hiệu quả nó mang lại.
Ông Andy Moose - Trưởng nhóm Bán lẻ, Hàng tiêu dùng và Phong cách sống của Diễn đàn Kinh tế Thế giới từng nói: “Khả năng sáng tạo phát triển cùng với một thách thức có mục tiêu, vì vậy sự sáng tạo luôn đòi hỏi kỷ luật để nắm bắt ý tưởng và sau đó khám phá hoặc thử nghiệm chúng. Những nhà đổi mới vĩ đại cho phép sáng tạo và kỷ luật bổ sung cho nhau để tìm ra cơ hội giải quyết các vấn đề lớn nhất của tổ chức”.
Thành công từ mô hình “sáng tạo dựa trên kỷ luật”
Một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sáng tạo tại Việt Nam - Công ty Sconnect đã thành công trong sản xuất hàng loạt series phim hoạt hình nổi tiếng thế giới, trong đó thành công nhất là bộ phim hoạt hình về chú sói Wolfoo được phát hành đa nền tảng trên toàn cầu.
Ông Tạ Mạnh Hoàng - Tổng giám đốc Sconnect cho biết: “Mọi người thường nghĩ sáng tạo là dựa trên cảm hứng nhưng đó chỉ là điểm khởi đầu, muốn đi xa thì nhất định cần có kỷ luật, đặc biệt là với mô hình sản xuất lớn và khát vọng tạo ra những sản phẩm đủ lớn. Khi một doanh nghiệp có rất nhiều người làm việc cùng nhau, mà sự sáng tạo không đồng nhất thì không có sản phẩm nào được hoàn thiện, khi đó kỷ luật là thứ gắn kết những tiềm lực sáng tạo với nhau để tạo ra thành quả tối ưu nhất”.
Tại Sconnect, luôn chú trọng xây dựng và hệ thống hóa quy trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm nội dung số. Ông Hoàng nhấn mạnh: “Yếu tố quan trọng của công nghiệp hóa là khả năng nhân bản và chuyển giao, một bộ máy hoạt động hiệu quả cần phát triển đồng đều cả về chất và lượng”.
Một trong những yếu tố tạo nên thành công của Sconnect chính là khả năng tự đào tạo và cung ứng nhân lực từ Học viện Đào tạo Hoạt hình Quốc tế - Sconnect Academy of Media Arts (SAMA). Xuất phát điểm từ việc đào tạo nhân sự cho chính Sconnect, hiện nay SAMA là nơi đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành hoạt hình Việt. Sau 3 năm hoạt động, đã có hơn 3.000 sinh viên tốt nghiệp và đáp ứng nhu cầu lao động cho hàng trăm doanh nghiệp. Ngoài ra, khả năng hệ thống hóa và tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất - kinh doanh đã giúp Sconnect thuận tiện hơn trong việc mở rộng quy mô của các đơn vị trong công ty. Từ đó sở hữu năng lực sản xuất hùng hậu, nhanh chóng đáp ứng được những nhu cầu đa dạng từ thị trường. Năm 2019, Sconnect sản xuất ra hơn 1.300 video, trong năm 2023 con số này vượt quá 6.000 video.
Không chỉ về số lượng, chất lượng các sản phẩm được Sconnect kiểm soát chặt chẽ dựa trên tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, đảm bảo không có các yếu tố vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, phù hợp với sở thích của từng nhóm đối tượng người xem. Đặc biệt, chú trọng vào các yếu tố giáo dục kết hợp với giải trí trong những bộ phim dành cho khán giả nhí.
Đó là mô hình kinh doanh bền vững mà Sconnect xây dựng trong suốt một thập kỷ đi cùng lĩnh vực sáng tạo. Chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này, ông Tạ Mạnh Hoàng nhấn mạnh: “Để thực hiện mô hình này, các doanh nghiệp phải chấp nhận đầu tư thời gian cũng như chi phí vào quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có khả năng chuẩn bị nguồn lực cho một quá trình dài hơi như thế. Đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam cần sớm có nguồn thu để tiếp tục nuôi các dự án mới, nên thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ và phân tán nguồn lực nên những sản phẩm sáng tạo chưa tác động sâu và rộng đến thị trường”.
“Thuyền trưởng” của Sconnect cho biết, ông đang thực hiện mục tiêu kết nối các doanh nghiệp Việt để cùng nhau xây dựng nên một cộng đồng sáng tạo. Ở đó không chỉ có những doanh nghiệp sáng tạo, mà còn có sự tham gia của các đơn vị kinh doanh dựa trên IP (tài sản sở hữu trí tuệ), các đơn vị khai thác nội dung, quảng cáo…. Từ đó, tạo ra một hệ sinh thái sản xuất - kinh doanh, đưa công nghiệp sáng tạo của Việt Nam xứng với tiềm năng.
La Thành(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Cưỡng chế thu hồi đất
- ·Tạm giam 3 “nữ quái” có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- ·Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các đại sứ và đại biện của EU và các nước thành viên
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Sớm triển khai một số dự án lớn mang tính chất hải đăng của Nga tại Việt Nam
- ·Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng làm việc với 5 tỉnh Đông Nam Bộ
- ·Chủ tịch nước mong sớm đón Quốc vương và Hoàng Thái hậu Campuchia thăm Việt Nam
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Thủ tướng khảo sát thực tế việc bảo đảm thuốc, vật tư y tế cho bệnh nhân
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất của Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam
- ·Quy định hậu giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri
- ·Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bộ Tài chính đang thực hiện đúng luật
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·30 giờ ở 'đất nước triệu voi' của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
- ·Cho vay, mượn tiền có dễ đòi ?
- ·Việt Nam là đối tác lớn nhất của Ba Lan tại Đông Nam Á
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí