【soikeo 88】Ngành Thuế đặt mục tiêu vào top 4 Đông Nam Á về mức độ thuận lợi về thuế
Phát biểu khai mạc hội nghị,ànhThuếđặtmụctiêuvàotopĐôngNamÁvềmứcđộthuậnlợivềthuếsoikeo 88 Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Bộ Tài chính coi việc cải cách thuế là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính của Nhà nước Việt Nam nói chung để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. Đây không chỉ là mục tiêu, mà còn là nhiệm vụ, động lực để thu hút vốn đầu tư để phát triển, đảm bảo nguồn lực cho phát triển trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế khá sâu và rộng như hiện nay.
Cụ thể định hướng cải cách chính sách thuế của Việt Nam giai đoạn 2016-2020, ông Đinh Nam Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính cho biết: “Thời gian tới, ngành Thuế hướng tới xây dựng chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả với mức động viên hợp lý. Cụ thể bằng những mục tiêu như: xây dựng và thực hiện chính sách thuế hợp lý nhằm thúc đẩy sản xuất kính doanh, khuyến khích đầu tư, khuyến khích sản xuất; Chủ động tham gia hội nhập, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế; Minh bạch, dễ thực hiện và bao quát các nguồn thu mới phát sinh, cơ cấu lại theo hướng tăng thu nội địa, phấn đấu đến năm 2020 đạt 80% tổng thu NSNN; Tỷ lệ huy động thu NSNN ở mức hợp lý để khuyến khích cạnh tranh, tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh”.
Theo ông Đinh Nam Thắng, để làm được những điều đó, ngành Thuế dự kiến sửa đổi một số chính sách thuế của Việt Nam như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, các khoản thu từ đất và phí, lệ phí.
Bổ sung định hướng cải cách chính sách thuế tại Việt Nam, ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng, mục tiêu tổng quát của cải cách thuế đó là hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử. Đi kèm với đó, ngành Thuế phải nâng cao hơn nữa hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế, nâng cao hiệu lực của hoạt động thanh tra. Mục tiêu của ngành phấn đấu đưa Việt Nam là một trong bốn nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020.
Để làm được điều đó, theo ông Nguyễn Đại Trí, ngành Thuế sẽ phải tiếp tục nghiên cứu áp dụng các phương pháp dự báo thu hiện đại, tiên tiến trên cơ sở tăng cường hợp tác, phối hợp với cơ quan thuế các nước, các tổ chức quốc tế. Ngành Thuế cũng sẽ chú trọng hơn đến việc triển khai thực hiện chương trình chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS), xây dựng và theo dõi kế hoạch áp dụng quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế.
Góp ý cho định hướng cải cách thuế ở Việt Nam giai đoạn 2020, ông Sebastian Eckardt (Chuyên gia kinh tế của World Bank) cho rằng: “Tôi đã nhận thấy những dấu hiệu tích cực từ việc cải cách chính sách của Việt Nam trong thời gian qua. Đó là việc môi trường kinh doanh đã cạnh tranh hơn, tạo điều kiện cho DN bằng việc giảm thuế suất, giảm gánh nặng cho người nộp thuế. Tôi kỳ vọng rằng những dấu hiệu đó sẽ được ghi nhận tại báo cáo môi trường kinh doanh Việt Nam năm 2017”.
Cũng theo ông Sebastian, thời gian tới, để cải cách chính sách thuế, Việt Nam cần giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu và thương mại, giảm sự lệ thuộc vào các DN FDI và hướng tới những DN trong nước. Cân đối lại cơ cấu thu theo các nguồn trong nước và giảm thiểu rủi ro của BEPS trong các giao dịch quốc tế.
Ông Sebastian cho rằng, Việt Nam cần phải thay đổi một số sắc thuế như: mở rộng cơ sở tính thuế GTGT, thay đổi cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng cường khuôn khổ pháp lý về chuyển giá.
Đáng chú ý, đại diện World Bank nhận định Việt Nam có tiềm năng tăng thuế thường xuyên từ đất và tài sản, đặc biệt ở cấp địa phương. Đây là nguồn thu ngân sách quan trọng, nhưng qua đó cũng có thể cải thiện ưu đãi về sử dụng đất và tăng cường quản trị địa phương.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đánh giá cao những ý kiến góp ý cho định hướng cải cách Thuế tại Việt Nam của các chuyên gia World Bank. Thứ trưởng cho rằng đây là bài học cụ thể để Việt Nam có thể tiếp tục thực hiện cải cách thể chế trong đó có cải cách thuế, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN, thu hút đầu tư và tăng năng lực cạnh tranh. Thứ trưởng kỳ vọng, thời gian tới World Bank sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, tạo điều kiện để Việt Nam thực hiện cải cách thuế bằng những dự án thiết thực, cụ thể.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Đề nghị thêm biên chế thẩm phán, tăng lương để công chức có thu nhập khá
- ·Tuyên bố chung Việt Nam
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch điều hành FEC
- ·Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số
- ·Sẽ không còn địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ 1/7/2025
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Xử phạt 2 tổ chức hành nghề công chứng
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Huyện Châu Thành: Tội phạm ma túy giảm
- ·Chủ tịch nước: Quan hệ Việt
- ·Giảm bớt yếu tố quản lý hành chính rườm rà, phức tạp khi quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- ·ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
- ·Nhiều điểm sáng trong công tác cải cách tư pháp
- ·Tăng tiền đặt trước để giảm thiểu việc bỏ cọc khi trúng đấu giá
- ·Tổng thống Mông Cổ: Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Thủ tướng: Chống lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng pháp luật