【số liệu thống kê về cúp đức】“Mở cửa” cho doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ công
Quang cảnh buổi họp báo |
Đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, việc xây dựng và ban hành Nghị định 32 nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời quy định một cách toàn diện, thống nhất về các vấn đề liên quan đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công, tạo công bằng, minh bạch trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
Theo đó, quy định tại Nghị định 32 đã cụ thể hóa các chủ trương, đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công. Trong đó có nội dung đổi mới cơ bản về giá và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công để đơn vị sự nghiệp công lập có thể tiến tới hạch toán đầy đủ, từ đó chuyển sang cơ chế tự chủ ở mức cao hơn, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.
Đồng thời, đối với loại dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước sẽ do Nhà nước ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công và Nhà nước định giá. Nghị định 32 cũng quy định lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công để phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và thu nhập của người dân; đổi mới phương thức giao dự toán chi thường xuyên từ ngân sách cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập sang thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo kết quả nhiệm vụ, dựa trên hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ sự nghiệp công, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công. Kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu là nguồn thu để chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập…
“Nghị định số 32/2019/NĐ-CP được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nội dung phù hợp tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích và Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 Thủ tướng Chính phủ về quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước. Nghị định này cũng khắc phục những tồn tại, hạn chế, chồng chéo trong các quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP và Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg. Đơn cử như trùng lặp nguồn kinh phí chi thường xuyên cho cùng một nội dung; một danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước nhưng lại có hai khái niệm khác nhau và tổ chức thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng khác nhau...”, ông Phạm Văn Trường khẳng định.
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước
Đánh giá về Nghị định 32, ông Phạm Văn Trường cho rằng, do có tính kế thừa và phát huy, Nghị định này có nhiều điểm ưu việt hơn trong cơ chế giao nhiệm vụ - đặt hàng – đấu thầu với từng quy định và các điều kiện cụ thể.
“Những quy định này sẽ giúp cơ quan thực hiện dễ dàng áp dụng cũng như cơ quan giám sát có cơ sở đánh giá rõ ràng hơn. Từ đó nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng dịch vụ công và hiệu quả của việc sử dụng ngân sách nhà nước”, Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp khẳng định.
Cũng theo ông Trường, bước đầu thực hiện Nghị định 32 có thể sẽ còn khó khăn vướng mắc nhất định do các bộ ngành sẽ phải thực hiện đánh gía, sắp xếp lại. Nhưng khi việc thực hiện đi vào nề nếp thì sẽ có nhiều thuận lợi, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cho các dịch vụ công.
Một mục đích nữa của Nghị định 32 đặt ra đó là thúc đẩy tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Cùng với đó sẽ tạo sức ép đối với những đơn vị này trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ công với chi phí và chất lượng tốt nhất, góp phần đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Ngô Chí Tùng, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài chính cũng khẳng định, Nghị định 32 là một quy định hoàn toàn mới, giúp “mở toang” cánh cửa cho các thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ công. Nghị định này vừa giúp tiết kiệm cho ngân sách nhà nước đồng thời tăng tính tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Điện thoại thông minh tác động tiêu cực tới thể chất trẻ em Nhật Bản
- ·Xuất khẩu tuần từ 3/6
- ·Hòa Bình: 5 tháng giải ngân vốn đầu tư công đạt 26,5% kế hoạch
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa khởi động tiến trình hình thành Kho bạc số
- ·Facebook phát triển công cụ mới giúp theo dõi giãn cách xã hội
- ·Mạng Internet
- ·Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
- ·Bộ Tài chính giữ vững tốp đầu về chỉ số cải cách hành chính
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- ·Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thanh Trì 2024
- ·Mẹo làm sạch máy tính trong nháy mắt đánh bay Covid
- ·Nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt tẩy chay Facebook
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·5 tháng: Xuất khẩu thủy sản thu về 3,6 tỷ USD
- ·Phí thẩm định dự án và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi là khác nhau
- ·Thẳng thắn nhận diện tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm
- ·Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Khi nhìn về hướng Đông, hãy chọn Việt Nam