【kq vdqg my】Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng phải ghi nhãn phụ, kiểm tra an toàn thực phẩm
Bạn đọc đặt câu hỏi: DN chúng tôi đã NK loại hình gia công một số lô nguyên liệu “Cá hồi vân/Cá hồi Đại Tây Dương đông lạnh…”. Theo hợp đồng gia công ký kết với đối tác nước ngoài, các lô nguyên liệu đều đã được kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thú y khi NK. Nay để phát triển kinh doanh sản phẩm tại thị trường trong nước, DN có nhu cầu mua lại của đối tác thuê gia công một số sản phẩm XK mà chúng tôi đã sản xuất từ nguồn nguyên liệu gia công đó.
DN cho biết, căn cứ theo Điểm d, Khoản 2, Điều 32 Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20-11-2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài thì bên nhận gia công được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công. Như vậy, DN có thể ký thỏa thuận mua lại lượng sản phẩm gia công đó từ đối tác thuê gia công với phương thức thanh toán là cấn trừ vào khoản phí gia công mà bên thuê gia công sẽ thanh toán.
Do đó, DN đề nghị cơ quan Hải quan hướng dẫn thủ tục hải quan đối với trường hợp này. DN cho biết thêm, cơ sở sản xuất của DN đã được cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, HACCP.... Vậy DN sẽ phải thực hiện những thủ tục gì liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm khi mua lại sản phẩm gia công do chính chúng tôi sản xuất?
Trả lời câu hỏi của bạn đọc, Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, về thủ tục hải quan, theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25-3-2015 của Bộ Tài chính thì hàng hóa XK, NK tại chỗ bao gồm “sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP”.
Theo đó, trường hợp DN thực hiện việc mua lại sản phẩm gia công của đối tác thuê gia công thì thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Đối với chính sách vệ sinh an toàn thực phẩm, theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, người khai hải quan phải chịu trách nhiệm thực hiện việc ghi nhãn phụ, kiểm tra an toàn thực phẩm, công bố hợp quy và công bố sự phù hợp theo đúng quy định tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- ·Tai nạn trên cao tốc Cam Lộ
- ·Loạt quy định mới của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sắp có hiệu lực
- ·Lừa đảo hơn 68 tỷ đồng, vợ chồng giám đốc ở Hà Tĩnh bị đề nghị tù chung thân
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Tạm giữ hình sự kẻ giao cấu với người dưới 16 tuổi ở Bắc Giang
- ·Bình Dương: Thanh niên sát hại bạn gái rồi ôm bình gas cố thủ trong phòng trọ
- ·Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan lĩnh 36 tháng tù
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Trả hồ sơ vụ cựu phó giám đốc ngân hàng lừa đảo 2.705 tỷ đồng
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Cảnh sát giao thông có được xử phạt mà không lập biên bản?
- ·Đem bán 5 tivi của trung tâm nuôi dưỡng người có công, cán bộ bị bắt
- ·Gây tai nạn chết người, cựu cảnh sát giao thông ở Gia Lai lãnh án 18 tháng tù
- ·Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- ·Người phụ nữ ở Hà Nội mất 700 triệu đồng sau khi nghe cuộc gọi giả danh công an
- ·Gã đàn ông chặn đường, đánh bạn của con tổn thương nội sọ ở Quảng Ngãi lĩnh án
- ·Bắt nhóm thanh thiếu niên ở Nghệ An dùng hung khí để giải quyết mâu thuẫn
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Quân 'idol' cùng 3 đồng phạm bị tuyên án tử